Tuyển sinh ĐH 2020: Nhiều ngành thiếu sinh viên vì thí sinh ‘thực dụng’?
Mua tuyen sinh đại học nam nay tiep tuc chung kien canh the tham cua cac nganh kho tuyen. Khong chi truong top giua, top duoi ma ngay ca cac truong top tren nhieu nganh van khong tuyen được.
Sinh viên ngành thiết kế thời trang Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM làm đồ án tốt nghiệp. Đây là một trong số ngành học khó tuyển của trường này – Ảnh: LÊ TIÊN
Đã đến lúc nhà nước, các bộ ngành cần xác định những ngành nào cần thiết thì tạo cơ chế chính sách khuyến khích thu hút người học. Có thể hỗ trợ học phí, trao học bổng cho người học hoặc trực tiếp đặt hàng các trường đào tạo.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Trên thuc te, với nhung nganh kho tuyen, xa hoi van co nhu cau nhan luc nhung hoc sinh lại khong muon theo hoc, nên có ngành chỉ vài thí sinh trúng tuyển.
Chính điều này gây khó khăn cho các trường trong tuyển sinh, dẫn đến tình huống các trường đẩy điểm chuẩn lên cao ngất, chấp nhận “trắng thí sinh” từng xảy ra các năm trước.
Co nganh chi 1 thi sinh trung tuyen
Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), mùa tuyển sinh năm nay các ngành có số thí sinh trúng tuyển và nhập học rất thấp như địa chất học 29 sinh viên/100 chỉ tiêu, hải dương học 24 sinh viên/50 chỉ tiêu.
Bên cạnh đó, một số ngành của trường tuyển chưa đủ chỉ tiêu phân bổ dự kiến trước đó. Ở trường này có 3 ngành học nhiều năm nay rất khó tuyển, gồm: địa chất học, kỹ thuật địa chất và hải dương học.
Theo ThS Phùng Quán – trưởng phòng thông tin truyền thông nhà trường, khi xác định điểm chuẩn năm nay nhiều ngành có điểm rất cao, trong khi những ngành khó tuyển mặc dù tuyển chưa đủ chỉ tiêu nhưng trường vẫn xác định điểm chuẩn cao hơn điểm sàn với mức 17 điểm (mức điểm thấp nhất của trường). Nếu lấy bằng mức điểm sàn cũng không có thêm thí sinh nên trường quyết định mức điểm như vậy.
Tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng có một số ngành “kén” người học như: khoa học môi trường, phát triển nông thôn, lâm học, quản lý rừng, lâm nghiệp đô thị, quản lý tài nguyên và môi trường… Năm nay điểm trúng tuyển vào các ngành này ở cơ sở chính của trường chỉ 16 điểm.
Video đang HOT
Theo TS Trần Đình Lý – phó hiệu trưởng nhà trường, tại cơ sở chính trường chỉ tuyển bổ sung các ngành liên quan đến lâm nghiệp: lâm học, lâm nghiệp đô thị, công nghệ chế biến lâm sản, quản lý tài nguyên rừng. Những ngành học này nhiều năm nay rất ít thí sinh chọn học nên điểm chuẩn luôn thấp nhất ở trường, thường phải xét tuyển bổ sung.
Trong khi đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – cho biết: “Dù điểm của trường năm nay tăng mạnh nhưng một số ngành tuyển rất khó, như ngành thiết kế thời trang (chất lượng cao) chỉ có 1 thí sinh trúng tuyển. Bên cạnh đó, ngành môi trường, vật liệu, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông nhiều năm nay cũng tuyển được rất ít sinh viên”.
Đóng cửa ngành, nâng điểm chuẩn “đánh rớt thí sinh”
Đáng chú ý, trong mùa tuyển sinh năm nay, ở thời điểm chưa công bố điểm chuẩn xét điểm thi tốt nghiệp THPT, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã quyết định ngừng tuyển sinh hai ngành khoa học thủy sản và công nghệ vật liệu.
Theo ThS Phạm Thái Sơn – giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông nhà trường, lý do trường buộc ngừng tuyển sinh hai ngành này trong năm nay vì lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển quá ít.
“Ngành công nghệ vật liệu năm ngoái tuyển được tầm 20 thí sinh nhưng năm nay tuyển sinh mãi không được thí sinh nào cả mặc dù ngành này cơ hội việc làm cao, có thể sẽ có việc làm khi là sinh viên đang thực tập, nhưng lại phải đi làm xa nhà, xa thành phố” – ông Sơn cho hay.
Còn nhớ mùa tuyển sinh 2019, Trường ĐH Đồng Nai có một số ngành như sư phạm vật lý, sư phạm sinh học, sư phạm lịch sử chỉ có 1-2 thí sinh trúng tuyển. Số lượng thí sinh như vậy quá ít nên trường không thể mở lớp. Hội đồng tuyển sinh trường đã thống nhất đẩy điểm chuẩn các ngành này lên để các thí sinh đã đăng ký nguyện vọng không trúng tuyển.
Tương tự, cũng năm ngoái Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM công bố điểm chuẩn 9 ngành có điểm chuẩn 14, hai ngành có điểm chuẩn cao đột biến là công nghệ sau thu hoạch 22 điểm và công nghệ kỹ thuật xây dựng 20 điểm. Thực tế, việc này do nhà trường nâng điểm chuẩn hai ngành “vượt trần” điểm của thí sinh để… không ai trúng tuyển.
Cần chính sách đặc biệt thu hút người học ngành khó
Theo ThS Hoàng Thuý Nga – chuyên viên chính Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD-ĐT, tất cả ngành học các trường đang đào tạo đều là các ngành xã hội và thị trường lao động trong nước và quốc tế đang có nhu cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng việc chọn ngành học của thí sinh nhiều năm gần đây khá “thực dụng”. Đó là ưu tiên chọn ngành dễ tìm việc làm, lương cao, tránh việc nặng nhọc và có cả việc chọn ngành theo phong trào.
Lãnh đạo một số trường thẳng thắn cho biết trong những năm tới sẽ rà soát lại những ngành khó tuyển để dừng đào tạo luôn. Vi thuc te cac truong van phai van hanh ca bo may nhan su cho ca nganh hoc va tham chi ca bo mon nhung thieu vang nguoi hoc. Nganh hoc dan khong đuoc đau tu dan đen chat luong đao tao giam sut.
“Với các trường tự chủ, họ phải tính toán kỹ lưỡng chứ những ngành học có nhiều giảng viên nhưng quá ít người học sẽ không đủ nguồn thu để trả lương”, ông Đỗ Văn Dũng nói.
Trường tự xoay xở
Thực tế, cũng có trường tự cố gắng xoay xở, gỡ khó để duy trì những ngành khó tuyển. Theo ông Phùng Quán, đối với các ngành khó tuyển, dù ít sinh viên nhà trường vẫn mở lớp bình thường, vì thật sự đây là những ngành đặc biệt và có nhu cầu xã hội. Riêng năm học này, ngành địa chất học sẽ dành 5 suất học bổng toàn phần, bán phần cho các em có điểm trên 22 điểm.
“Bên cạnh đó, trường cũng có giải pháp như ‘biến cũ thành mới, tạo khó thành dễ’ bằng cách mở ra một số ngành mới từ ngành khó tuyển. Một trong hai ngành mới của trường năm nay có điểm khá cao là vật lý y khoa 22 điểm. Thật ra ngành vật lý y khoa là ngành mới được tách ra từ ngành kỹ thuật hạt nhân và vật lý học, hiện ngành vật lý học vẫn thiếu thí sinh”.
Nghịch lý mùa tuyển sinh 2020: Điểm cao nhưng nhiều ngành vẫn "trắng" thí sinh
Mùa tuyển sinh 2020 đã chứng kiến, điểm chuẩn cao ngất ngưởng ở nhiều ngành hot nhưng ngược lại nhiều ngành, điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn xét tuyển nhưng vẫn thưa thớt thí sinh đăng ký, buộc phải đóng cửa dù mùa tuyển sinh mới chỉ bắt đầu.
Dừng tuyển sinh
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM cho biết, trường buộc ngừng tuyển sinh 2 ngành Khoa học Thủy sản, Công nghệ Vật liệu trong năm nay vì lượng thí sinh đăng ký xét tuyển quá ít. Những thí sinh trúng tuyển được vận động chuyển sang ngành khác.
Nhiều trường đại học lớn phải dừng tuyển sinh hoặc tuyển bổ sung do "trắng" thí sinh ở đợt 1.
Theo ông Sơn, mỗi ngành chỉ có khoảng 30 nguyện vọng, hầu hết là nguyện vọng 3, 4. Số lượng như vậy là quá ít, chưa kể thí sinh đã có thể trúng tuyển nguyện vọng 1, 2. Ngành Công nghệ Vật liệu tuyển 50 chỉ tiêu, Khoa học Thủy sản 60 chỉ tiêu.
Sẽ rất khập khiễng nếu nhìn vào các ngành khác ở trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM, khi có hàng ngàn thí sinh đăng ký, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh chỉ có 1/20. Điển hình như ngành Công nghệ Thực phẩm có đến 2.746 nguyện vọng, Quản trị Kinh doanh 2.704 nguyện vọng, Kế toán 2.535 nguyện vọng, Công nghệ thông tin 1.936 nguyện vọng...
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, khi nhiều ngành điểm chuẩn rất cao nhưng vẫn có một số ngành không tuyển được. Cụ thể, ngành Thiết kế Thời trang chỉ có 1 thí sinh trúng tuyển, ngành Điện tử Viễn thông (hệ chất lượng cao Việt - Nhật), ngành Môi trường (hệ chất lượng cao) dù điểm chuẩn bằng sàn (19,5 điểm) vẫn không tuyển được.
Ngay cả trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. HCM), dù điểm chuẩn nhiều ngành tăng nhưng vẫn có nhiều ngành rất ít thí sinh trúng tuyển là Địa chất học, Kỹ thuật Địa chất, Hải dương học.
Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM cũng có nhiều ngành điểm chuẩn bằng điểm sàn và phải xét tuyển bổ sung. Cụ thể, trường ĐH Nông Lâm TP. HCM sẽ xét tuyển bổ sung tại cơ sở chính và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Tại cơ sở chính ở TP. HCM, trường xét tuyển bổ sung 4 ngành, gồm: Công nghệ Chế biến lâm sản 14 chỉ tiêu, Lâm học 52 chỉ tiêu, Lâm nghiệp Đô thị 33 chỉ tiêu, Quản lý Tài nguyên rừng 26 chỉ tiêu.
Tại Phân hiệu ở Gia Lai, trường xét tuyển 200 chỉ tiêu cho 8 ngành (25 chỉ tiêu mỗi ngành). Phân hiệu Ninh Thuận, trường xét tuyển 200 chỉ tiêu cho 8 ngành và mỗi ngành 25 chỉ tiêu. Điểm sàn xét tuyển bằng điểm sàn xét tuyển đợt 1.
Nhiều trường lớn cũng xét bổ sung
Sau khi kết thúc nhập học đối với thí sinh trúng tuyển đợt 1, vào ngày mai 10/10, hàng loạt trường đại học sẽ đồng loạt nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung. Điển hình, trường ĐH Tôn Đức Thắng xét tuyển bổ sung 8 ngành chương trình tiêu chuẩn, với điểm nhận hồ sơ từ 23 - 24 điểm (theo thang điểm 40). Bên cạnh đó là 5 ngành chất lượng cao, 8 chương trình học bằng tiếng Anh, mức điểm nhận hồ sơ từ 24 trở lên.
Ngoài ra, trường xét thêm 8 chương trình học 2 năm đầu tại cơ sở Nha Trang và Bảo Lộc, điểm xét từ 24 - 25 điểm theo thang điểm 40. Điểm xét tuyển (thang 40 điểm) là tổng điểm của 3 môn theo tổ hợp (có nhân hệ số môn theo tổ hợp, ngành xét tuyển), cộng với điểm ưu tiên đối tượng/khu vực (nếu có), được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM cũng dành đến 140 chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt 1. Đối với chương trình đại trà, xét bổ sung 50 chỉ tiêu cho 5 ngành, gồm: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm, Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông, Quản lý Tài nguyên và Môi trường.
Vào ngày mai 10/10, hàng loạt trường đại học sẽ đồng loạt nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung.
Đối với chương trình chất lượng cao, trường tuyển 30 chỉ tiêu cho 3 ngành: Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Hóa học. Chương trình liên kết quốc tế, trường tuyển 60 chỉ tiêu cho 6 ngành. Thời gian xét tuyển từ ngày 10 đến 15/10.
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) thông báo xét tuyển bổ sung 490 chỉ tiêu cho 16 ngành do trường cấp bằng và 845 chỉ tiêu cho 21 ngành chương trình liên kết quốc tế do trường đối tác cấp bằng. Trong đó, điểm nhận hồ sơ các ngành do trường cấp bằng từ 18 - 22,5 điểm. Chỉ tiêu ngành xét tuyển bổ sung nhiều nhất là Công nghệ Sinh học (100 chỉ tiêu), Công nghệ Thực phẩm (60 chỉ tiêu), Kỹ thuật Điện tử Viễn thông (55 chỉ tiêu)...
Phân hiệu trường ĐH Kinh tế TP. HCM tại tỉnh Vĩnh Long công bố xét tuyển bổ sung 145 chỉ tiêu cho thí sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến hết ngày 15/10. Theo đó, ngành Quản trị 25 chỉ tiêu, Kinh doanh quốc tế 35 chỉ tiêu, Ngân hàng 20 chỉ tiêu, Kế toán doanh nghiệp 25 chỉ tiêu, Thương mại điện tử 20 chỉ tiêu, Kinh tế và Kinh doanh nông nghiệp 20 chỉ tiêu. Đối với thí sinh xét tổ tợp có môn Toán nhân hệ số 2. Đối tượng là thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có hộ khẩu thường trú tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) cũng thông báo tiếp tục tuyển sinh 9 ngành đào tạo liên kết quốc tế là: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện Điện tử, Kỹ thuật Cơ Điện tử, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Dầu khí, Kỹ thuật Hóa học, Kỹ thuật Hóa dược, Kỹ thuật Môi trường và Quản trị Kinh doanh, mỗi ngành có 30 chỉ tiêu. Nhà trường xét tuyển theo hình thức xét tuyển học bạ 3 năm THPT. Chương trình này giảng dạy 100% tiếng Anh, theo mô hình 2 năm đầu tại Việt Nam và 2 năm cuối sinh viên sang các trường của Úc và Mỹ.
Tuyển sinh đại học bằng điểm thi THPT 2020: Cạnh tranh sẽ gay gắt hơn Nhiều trường đại học giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh suất vào đại học bằng hình thức này sẽ cực kỳ cam go. Một tiết học môn toán của cô trò lớp 12A11 Trường THPT Lê Thánh Tôn (Q.7, TP.HCM) - Ảnh: NHƯ HÙNG Năm nay chỉ...