Tuyển sinh đầu cấp qua mạng: Phụ huynh lúng túng
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, năm học 2016-2017 các trường triển khai tuyển sinh đầu cấp qua mạng nhằm giảm phiền hà, vất vả cho phụ huynh.
Nhưng thực tế nhiều phụ huynh phản ánh, việc tuyển sinh đầu cấp qua mạng khiến họ phải đi lại nhiều lần, vất vả hơn.
Anh Trần Công Hoan (ở quận Đống Đa, Hà Nội) có con lên lớp 1 cho biết, đăng ký online mệt hơn nộp hồ sơ trực tiếp. Theo anh Hoan, chỉ vì mã số học sinh mà anh phải chạy đến trường 2 lần.
Lần một, anh đến đại diện trường không cấp mã số học sinh do anh quên mang giấy khai sinh. Khi có đủ chứng minh thư của bố và giấy khai sinh của con, trường mới cấp mã.
Nhiều phụ huynh còn lúng túng với vấn đề tuyển sinh qua mạng. Ảnh: Tiền Phong.
Phụ huynh, nhà trường đều lo
Nhưng khi ấn nút cấp mã, trường cấp liền một lúc hai mã số! Lúng túng không biết xử lý thế nào, anh Hoan được hướng dẫn chờ ngày làm hồ sơ online nếu cả hai mã gặp trục trặc thì đến trường nhờ hỗ trợ đăng ký trực tiếp.
Anh Hoan bức xúc: “Trường đã có số điện thoại phụ huynh nhưng không nhắn mã qua điện thoại còn bắt phụ huynh đi lại nhiều lần mất thời gian”.
Video đang HOT
Tương tự chị Nguyễn Quỳnh An (quận Cầu Giấy) có con năm nay lên lớp 1 cũng được trường mẫu giáo yêu cầu đến nhận mã số và cũng nhận được hai mã số cá nhân.
Chị An lo lắng, ngay từ đầu đã nhầm lẫn thế này liệu đến khi mạng có hàng nghìn người truy cập có nhầm lẫn lớn hay không. Chị An nói: “Có khi trường gần nhà lại phải chạy đến nộp bộ hồ sơ cho chắc”.
Đến ngày 16/6, Sở GD&ĐT Hà Nội mới bắt đầu mở cửa tuyển sinh trực tuyến. Vì thế, đến thời điểm này các trường tiểu học, THCS chưa công bố kế hoạch tuyển sinh.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Đống Đa cho rằng, đổi mới là cần thiết, khi công nghệ thông tin phát triển, phụ huynh không cần đến trường để xếp hàng mua hồ sơ là điều đáng làm. Tuy nhiên, điều đáng lo là trình độ giáo viên về công nghệ thông tin còn hạn chế dễ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót.
“Việc phụ huynh lần đầu nộp hồ sơ trực tuyến cũng dễ dẫn đến nhiều sai sót thông tin. Sau đó, trường lại phải có hồ sơ để đối chiếu mất nhiều thời gian, công sức”, vị này nói.
Vị này cũng băn khoăn, nếu như mọi năm, nộp hồ sơ trực tiếp, cán bộ thu hồ sơ sẽ kiểm tra một lượt. Nếu hồ sơ thiếu thì yêu cầu phụ huynh bổ sung ngay. “Nay phụ huynh được cấp tài khoản và mật khẩu, chúng tôi đang lo khâu hậu kiểm hồ sơ sẽ nan giải vô cùng”, một hiệu trưởng nói.
Ba hình thức nộp hồ sơ
Theo thông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội, từ 16/6, phần mềm tuyển sinh trực tuyến sẽ bắt đầu mở để phụ huynh đăng ký nộp hồ sơ. Theo đó, khối mầm non sẽ làm hồ sơ trong vòng 3 ngày từ 20 -23/6; khối lớp 1 sẽ làm hồ sơ từ ngày 16-19/6; khối lớp 6 sẽ làm hồ sơ từ 24-27/6.
Ngày 13/6, sở cũng đã ra văn bản hướng dẫn phụ huynh các bước đăng nhập phần mềm tuyển sinh trực tuyến trên website của sở. Cụ thể, với tuyển sinh lớp 1, lớp 6 phụ huynh truy cập vào website, trường hợp đã được cấp mã số đăng ký trực tuyến thì đăng nhập mã, mật khẩu.
Sau đó nhấn nút tìm để lấy thông tin học sinh lên biểu mẫu. Trường hợp, học sinh chưa được cấp mã số đăng ký trực tuyến thì gia đình tới cơ sở giáo dục để cập nhật dữ liệu vào hệ thống và xin cấp mã. Sau khi đăng ký xong, phụ huynh nhập địa chỉ hộp thư cá nhân. Hệ thống sẽ thông báo kết quả hồ sơ qua địa chỉ hộp thư phụ huynh cung cấp.
Những phụ huynh không biết công nghệ thông tin hoặc không có phương tiện máy móc vẫn có thể mang hồ sơ đến nộp trực tiếp tại trường như mọi năm.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đến thời điểm này mới chỉ có 87% số trường đảm bảo máy móc, kỹ thuật để thực hiện tốt việc tuyển sinh qua mạng. 13% còn lại rơi vào các nhóm trường tư thục khó khăn về nhân lực, máy móc. Tuy nhiên, trong những ngày tới sở sẽ có giải pháp tháo gỡ trước ngày 16/6 để đảm bảo phụ huynh ở bất cứ đâu cũng có thể đăng ký hồ sơ cho con.
Hà Nội: Tăng 5.000 thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT
Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo, kỳ thi THPT quốc gia năm nay Hà Nội có 6 cụm thi với 76.500 thí sinh đăng ký dự thi, ít hơn năm trước khoảng 6.500 em. Thí sinh vẫn thi theo lịch chung từ ngày 1 đến ngày 4/7 với 8 môn.
Năm nay Hà Nội chỉ tổ chức thi cho học sinh Hà Nội, đã chia thành 2.784 phòng thi tại 104 điểm thi. Năm nay số thí sinh đăng ký chỉ dự thi xét tốt nghiệp là 16.000 em, tăng hơn năm ngoái 5.000 em.
Theo Nguyễn Hà/Tiền Phong
Trường THPT chuyên Lam Sơn không tuyển đủ chỉ tiêu lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) không tuyển đủ chỉ tiêu với 378 thí sinh trúng tuyển, trong khi chỉ tiêu của trường là 385 học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết: Điểm chuẩn trúng tuyển vào các lớp chuyên của trường THPT chuyên Lam Sơn năm nay là: Toán: 31,75 điểm; Vật lý: 30,75; Hóa học: 33,875; Sinh học: 31,75; Tin học: 34,38; Ngữ văn: 33,75; Lịch sử: 26,25; Địa lý: 31,00; Tiếng Anh: 34,45; Tiếng Nga: 28,13 và Tiếng Pháp: 31,675 điểm.
Thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Lam Sơn, năm học 2016-2017.
Điểm trúng tuyển là tổng điểm các bài thi môn không chuyên (tính điểm hệ số 1) cộng với điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (tính điểm hệ số 2).
Tổng chỉ tiêu tối đa của trường THPT chuyên Lam Sơn là 385 học sinh với 11 lớp chuyên (tối đa có 35 em/lớp). Tuy nhiên, lớp chuyên Tiếng Nga chỉ tuyển được 28 học sinh.
Thầy Chu Anh Tuấn - hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn - cho biết thêm: Theo quy định xét trúng tuyển của nhà trường, chỉ xét tuyển những học sinh đủ điều kiện dự thi, thi đủ 4 môn, các môn chung (hệ số 1) đạt từ 3,0 điểm trở lên, môn chuyên (hệ số 2) đạt từ 5,0 điểm trở lên.
Lớp chuyên Tiếng Nga, có số thí sinh đăng ký dự thi đông nhất là 252 thí sinh. Môn chuyên của lớp Tiếng Nga được thay bằng Tiếng Anh nhưng nhiều em không đủ điểm môn chuyên vì vậy chỉ có 28 em đủ điều kiện trúng tuyển trên. Còn các lớp chuyên khác đều tuyển đủ chỉ tiêu 35 em/lớp.
Trước đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2015-2016 cũng không tuyển đủ chỉ tiêu với 382/385 học sinh. Lớp chuyên tuyển không đủ chỉ tiêu cũng là lớp chuyên môn Tiếng Nga với 32 em trúng tuyển.
Theo Nguyễn Quỳnh/Giáo Dục & Thời Đại
Bỏ bộ chủ quản, đại học sẽ ra sao? Chủ trương không còn bộ chủ quản là tốt cho các trường ĐH, vấn đề là Bộ Giáo dục và Đào tạo có thực hiện hay không và thực hiện như thế nào? "Đối với ĐH, trọng tâm là tăng cường vai trò tự chủ và tiến tới các trường ĐH không trực thuộc bộ nào" - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và...