Tuyển sinh đại học xáo trộn vì Covid-19

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT quyết định lùi thời gian kết thúc năm học 2019-2020 đến trước 30/6 và kỳ thi THPT quốc gia diễn ra vào cuối tháng 7 do học sinh, sinh viên phải nghỉ học dài ngày phòng chống dịch Covid-19. Kế hoạch tuyển sinh của các trường ĐH cũng vì thế mà xáo trộn theo.

Tuyển sinh đại học xáo trộn vì Covid-19 - Hình 1

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 Ảnh: Như Ý

Theo PGS-TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện nay đa phần các trường sử dụng kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển, nên việc lùi lịch thi sẽ ảnh hưởng đến các mốc thời gian tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của trường đại học.

“Tất cả các mốc tuyển sinh đều phải lùi 1 tháng so với mọi năm và theo tính toán của tôi thì phải hết tháng 9/2020 mới có thể tuyển sinh xong, như vậy có thể lấn sang kế hoạch năm học mới. Việc khai giảng năm học mới sẽ có thể phải lùi vào tháng 10. Trường sẽ chủ động xây dựng kế hoạch học bù, nỗ lực trong công tác tuyển sinh để đảm bảo tiến độ”, PGS-TS Trần Văn Tớp phân tích.

Không xét học kỳ 2 lớp 12

Các trường xét tuyển theo phương thực học bạ cũng phải thay đổi thời gian và điều kiện nhận hồ sơ. Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM sẽ thay đổi thời gian xét tuyển học bạ đối với phương thức xét tuyển điểm trung bình lớp 12. Theo đó trường sẽ lùi xét từ ngày 30/6 hoặc từ 1/7. Riêng phương thức xét tuyển điểm trung bình 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) vẫn giữ nguyên thời gian xét tuyển từ tháng 3.

Theo lãnh đạo Trường Đại học Văn Lang, nhà trường đã linh hoạt điều chỉnh trong đề án tuyển sinh để tạo thuận lợi cho thí sinh trong diễn biến khó lường của dịch Covid-19. Cụ thể, trường sẽ điều chỉnh phương án xét tuyển đại học bằng kết quả học bạ trung học phổ thông với 2 lựa chọn mở cho thí sinh là xét điểm trung bình hai học kỳ lớp 12; hoặc xét điểm trung bình năm lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của các môn trong tổ hợp xét tuyển.

Theo phương án này, nếu thời gian nghỉ học của học sinh kéo dài dẫn đến kết quả học tập học kỳ II chậm trễ, thí sinh vẫn có thể kịp xét tuyển đúng hạn tại Trường Đại học Văn Lang bằng cách sử dụng điểm trung bình của lớp 11.

TS. Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân cho biết, trường chỉ xét tuyển học bạ theo điểm trung bình lớp 12 nên chắc chắn sẽ phải lùi thời gian xét tuyển. Đại diện một trường ĐH khu vực phía Bắc có tuyển sinh bằng phương thức xét học bạ cho hay, khi nào Bộ GD&ĐT công bố quy chế tuyển sinh thì sẽ thông tin đề án tuyển sinh của trường đến thí sinh.

Lùi kỳ thi đ.ánh giá năng lực

Vừa qua, ĐH Quốc gia TPHCM chính thức điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi đ.ánh giá năng lực 2020 do ảnh hưởng của việc học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. TS. Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đ.ánh giá Chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, đơn vị này vẫn tổ chức 2 đợt thi đ.ánh giá năng lực.

Video đang HOT

Tuy nhiên, thời gian thi được thay đổi để phù hợp với sự điều chỉnh kế hoạch năm học và kế hoạch thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT. Do đó, thời gian kết thúc đăng ký dự thi đợt 1 là ngày 24/4 (so với ban đầu là ngày 28/2). Kỳ thi đợt 1 sẽ được tổ chức vào ngày 31/5. Ở đợt 2, ngày mở và kết thúc đăng ký dự thi sẽ từ ngày 1/6-10/7. Kỳ thi đợt 2 sẽ tổ chức vào ngày 9/8. Ông Chính cũng cho hay, đối với các thí sinh, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, sự điều chỉnh này sẽ giúp các em có thời gian ôn tập tốt hơn và chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất khi tham dự kỳ thi.

Tương tự, kế hoạch tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng lùi theo tiến độ kết thúc năm học và kỳ thi THPT quốc gia. Trường chỉ xét tuyển dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 nên sẽ tiến hành vào khoảng tháng 6. Bên cạnh đó, kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức xét thí sinh vào ngành giáo dục thể chất và giáo dục mầm non cũng sẽ lùi lại sau thời gian thi THPT quốc gia.

Trường ĐH Công nghệ TPHCM cho biết, đối với kỳ thi đ.ánh giá năng lực do trường tổ chức, trước đây trường thông báo nhận hồ sơ dự thi từ ngày 1/4 – 30/6, tổ chức thi vào ngày 12/7. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, trường dự kiến sẽ dời lại các mốc thời gian này khoảng một tháng. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng sẽ lùi thời gian nhận hồ sơ cũng như tổ chức thi riêng.

NGHIÊM HUÊ

Theo T.iền phong

Góc tối của trường ĐH “thoi thóp” tuyển sinh kiểu “vơ bèo vạt tép”

Bức tranh tuyển sinh đại học 2019 xuất hiện những "màu buồn" về chất lượng thí sinh. Bên cạnh những trường đại học với điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia cao chót vót, có những trường chỉ cần chưa đến 5 điểm/môn là trúng tuyển hầu hết các ngành.

Góc tối của trường ĐH thoi thóp tuyển sinh kiểu vơ bèo vạt tép - Hình 1

Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh minh họa

Tình trạng "thoi thóp" đã kéo dài?

Theo số liệu thống kê của bộ GD&ĐT về bức tranh tuyển sinh đợt I năm 2019, khoảng 49% đơn vị tuyển sinh có số thí sinh trúng tuyển từ đủ chỉ tiêu trở lên; 61% số đơn vị tuyển sinh đạt từ 70% trở lên so với chỉ tiêu. Có 26% đơn vị tuyển được dưới 50% chỉ tiêu và 7% đơn vị không có thí sinh trúng tuyển, không tham gia lọc ảo.

Theo đó, với 334 mã trường xét tuyển từ điểm thi THPT Quốc gia 2019, có khoảng hơn 20 trường không có thí sinh trúng tuyển, không tham gia lọc ảo.

Năm nay, nhiều trường đại học như đại học Lâm nghiệp, đại học Phương Đông và một số trường đại học địa phương có chút cải thiện so với năm ngoái nhưng điểm chuẩn vẫn rất thấp.

Có thể điểm qua một số trường đại học lấy điểm chuẩn chỉ từ 13-14 điểm, tức là chưa đến 5 điểm/môn đã có thể trở thành tân sinh viên đại học. Cụ thể, chỉ với 14 điểm/3 môn, thí sinh có thể tự tin đỗ hầu hết các ngành trường đại học Lâm nghiệp. Đại học Phương Đông cũng lấy điểm chuẩn xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia là 14 điểm.

Phân hiệu đại học Thái Nguyên tại Lào Cai lấy điểm chuẩn tất cả các ngành từ 13- 13,5, trung bình mỗi môn thí sinh chỉ cần đạt 4,5 điểm là đỗ. Phân hiệu đại học Huế tại Quảng Trị, đại học Khoa học (đại học Huế), đại học Nông lâm (đại học Huế) đều lấy điểm chuẩn từ 13-15 điểm.

Điểm chuẩn đại học Hải Dương, đại học Xây dựng miền Trung, đại học Xây dưng miền Tây đều ở mức 13 điểm. Đại học Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ) lấy điểm chuẩn tất cả các ngành là 13,5 điểm.

Đại học Bạc Liêu, đại học Phan Thiết, đại học Công nghệ Sài Gòn, đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (Hưng Yên) đều lấy điểm chuẩn là 14 điểm.

Trường đại học Quảng Nam đào tạo 13 ngành hệ đại học chính quy thì chỉ có 6 ngành đào tạo sư phạm với điểm chuẩn bằng đúng điểm sàn quy định của bộ GD&ĐT, trong khi 7 ngành đào tạo cử nhân còn lại đều lấy 13 điểm. Đặc biệt, mức điểm chuẩn này đã bao gồm cả điểm cộng ưu tiên khu vực và đối tượng. Như vậy, với mức điểm cộng ưu tiên khu vực và đối tượng cao nhất mà thí sinh được hưởng là 2,75 điểm thì chỉ cần đạt 10,25 điểm/3 môn là đã trúng tuyển.

Đáng nói, tình trạng "thoi thóp" trên của một số trường đại học đã bắt đầu từ vài năm trở lại đây. Có thể kể đến, đại học Kinh tế công nghiệp Long An, điểm chuẩn năm 2019 hầu hết các ngành là 14 điểm, điểm chuẩn năm 2018 cũng hầu hết ở mức 13-14 điểm. Đại học Hải Dương, điểm chuẩn năm 2018 hầu hết các ngành ở mức 13-14 điểm, còn điểm chuẩn năm 2019 đối với các ngành là 13 điểm.

Mức điểm chuẩn mà các trường đại học công bố đã tính cả điểm cộng ưu tiên khu vực (nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú) và đối tượng (con thương binh, liệt sĩ, người dân tộc thiểu số...).

Tự hạ thấp đẳng cấp, đưa mình vào "chỗ chết"?

Theo đ.ánh giá của vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT, đề thi THPT Quốc gia 2019 đáp ứng tiêu chí 60% là kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp phổ thông. Phân tích phổ điểm cho thấy đề có độ phân hóa tốt. Nếu căn cứ vào tỉ lệ thí sinh đạt từng ngưỡng điểm thì năm nay 13 điểm chỉ tương đương với mức 12 điểm của năm 2018.

Qua đó, có thể nói, với mức điểm chuẩn chỉ 13 điểm hay 13,5 điểm thì năng lực của thí sinh chưa đạt được mức kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp.

Theo TS. Nguyễn Đăng Vũ, Hiệu trưởng trường đại học Phạm Văn Đồng, nguyên nhân dẫn đến việc các trường đại học địa phương hiện nay khó tuyển sinh, chưa hẳn là do chất lượng đào tạo không tốt:

"Đa số thí sinh có điểm cao thường chọn những trường ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, sau khi tốt nghiệp, các em ở lại đó công tác. Vì vậy, các trường đại học ở địa phương, sẽ mất đi một nguồn tuyển sinh, có lẽ vì vậy phải hạ tiêu chuẩn xuống".

Bày tỏ quan điểm trước bức tranh tuyển sinh năm nay, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường đại học Bách khoa Hà Nộikhẳng định: "Để đảm bảo chất lượng đào tạo sinh viên, trường đại học không chỉ phụ thuộc quá trình đào tạo mà ở toàn bộ quá trình, từ khi sinh viên vào trường, thậm chí trước khi vào trường, đồng thời phải theo dõi sinh viên đến cả sau khi tốt nghiệp. Nói vậy để thấy được rằng, muốn có được chất lượng cử nhân tốt thì phải đảm bảo tất cả các khâu phải tốt!

Theo ông, hiện nay, trường đại học Bách khoa Hà Nội rất tích cực trong công tác truyền thông, tuyển sinh nhưng không chạy theo số lượng: "Tất nhiên, phải đặt ra chỉ tiêu tuyển sinh và đạt mục tiêu nhất định, nhưng đại học Bách khoa Hà Nội luôn luôn đặt số lượng xuống hàng thứ hai mà mục tiêu chính của trường là phải chọn những sinh viên có chất lượng tốt".

Chia sẻ thêm về hiện tượng "hạ mình" tuyển sinh hiện nay, PGS.TS Trần Văn Tớp cho biết: "Bên cạnh một số trường đại học chú trọng chất lượng sinh viên, cũng có một số trường tuyển sinh được sinh viên rất khó, thế nhưng tuyển sinh đủ lại càng khó, nên mới dẫn đến câu chuyện "vơ bèo vạt tép", thậm chí gửi giấy báo trúng tuyển nhập học đến cả những thí sinh không đăng ký nguyện vọng.

Các trường đại học nếu không tuyển sinh được thì hãy nghĩ đến việc tái cấu trúc, tăng cường đầu tư, tăng cường đội ngũ, sáp nhập thậm chí đi đến mức cực đoan là giải thể. Nếu chỉ lo tuyển sinh "bất chấp" cho đủ số lượng thì không thể tồn tại lâu bền được".

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, GS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT cho biết: "Đối với việc đưa ra điểm chuẩn xét tuyển quá thấp thì tất nhiên chất lượng đầu vào sẽ thấp. Tuy nhiên, để đ.ánh giá, còn tùy thuộc vào phương pháp và trình độ đào tạo của từng trường đại học.

Chẳng hạn, nếu trường đó có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thật tốt, đảm bảo chất lượng đầu ra, cử nhân có đủ năng lực, trình độ để làm việc thì không có gì đáng nói. Còn nếu như song hành với việc "vơ vét" để có thật nhiều sinh viên mà không có biện pháp để nâng cao chất lượng đầu ra, không đảm bảo thì hoàn toàn không thể được".

Theo TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT cho rằng, việc đ.ánh giá điểm chuẩn cao hay thấp phải dựa trên phổ điểm. Nếu điểm 13-14 chiếm khoảng 50% thí sinh đăng ký xét tuyển thì được đ.ánh giá là rất thấp. Điểm 13-14 là đạt mốc thấp nhất.

"Tùy theo thương hiệu của các trường đại học để đưa ra điểm chuẩn. Những trường đại học thuộc top trên vẫn lấy điểm chuẩn cao, còn những trường đại học nằm top dưới lại chọn điểm thấp, vừa với "mức sàn" của bộ GD&ĐT của những năm trước. Việc những trường đại học đưa mức điểm chuẩn xét tuyển thấp chính là thể hiện "tự hạ thấp" đẳng cấp của trường", TS. Lê Viết Khuyến phân tích.

Nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học cũng bày tỏ: "Bộ GD&ĐT cũng nên đưa ra ràng buộc về chất lượng đầu ra đối với các trường đại học lấy điểm chuẩn thấp để đảm bảo chất lượng tuyển sinh cũng như chất lượng đào tạo nhân lực".

Hiện nay, việc tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường. Bộ GD&ĐT chỉ có vai trò giám sát, định hướng. Chính vì vậy, các trường lấy điểm chuẩn thấp, bộ GD&ĐT không có quyền can thiệp mà chỉ khuyến cáo các trường cân nhắc trong việc quyết định chính sách chất lượng của trường mình. Xác định điểm quá thấp cũng đồng nghĩa với việc các trường tự xác định vị thế chất lượng thấp của mình trong hệ thống.

Cẩm Mịch

Bài viết đăng trên ấn phẩm báo in Đời sống & Pháp luật Chủ nhật số 33

Theo ĐSPL

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một anh tài "nam thần" bị trưởng FC nói xấu không khác gì antifan, mâu thuẫn nội bộ căng thẳng khắp MXH Threads!
15:15:07 21/09/2024
Cặp đôi phim giả tình thật yêu nhau nhờ đóng vai mẹ con, buộc phải chia tay vì 1 lý do đau lòng
13:16:56 21/09/2024
CĂNG: Thí sinh quốc tế bị ekip Miss Cosmo xúc phạm, lộ đoạn tranh cãi khó chấp nhận trên livestream!
12:45:50 21/09/2024
Làng Nủ qua lời kể của Hoàng Hường, 1 chi tiết lạ khiến người nghe phải sốc!
16:51:05 21/09/2024
NTK Thái Công "lên xe hoa" ở t.uổi 52, bạn trai đồng giới visual vạn người mê
12:56:01 21/09/2024
Hằng Du Mục "xanh mặt" vì bà Nguyễn Phương Hằng, lên livestream nhắc tên đã rén
16:14:46 21/09/2024
Vũ Cát Tường tuyên bố thời điểm đám cưới hậu công khai giới tính, khoe bạn gái
14:47:08 21/09/2024
Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
13:10:28 21/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mở cửa cho n.ạn n.hân lũ lụt ở nhờ, gia chủ gặp phải cảnh tượng hãi hùng, vội gọi cảnh sát

Netizen

18:41:40 21/09/2024
Mới đây, một người phụ nữ ở Thái Lan sau khi cho người bị ảnh hưởng của bão lũ vào trú ẩn nhờ thì chứng kiến một cảnh tượng kinh dị đến ám ảnh, phải vội báo cảnh sát.

Mưa lớn hoành hành phía Nam Hàn Quốc

Thế giới

18:34:40 21/09/2024
Theo Cục Khí tượng Hàn Quốc, cảnh báo mưa lớn vẫn được duy trì ở vùng Gyeongsang ở phía Nam nước này cũng như một số khu vực của các tỉnh Gangwon, Chungcheong và Jeolla cho đến sáng 21/9.

Sao mai Lâm Bảo Ngọc tìm thấy "một nửa" trong âm nhạc

Nhạc việt

18:05:46 21/09/2024
Nữ ca sĩ đang gây ấn tượng mạnh với giọng hát khủng ở chương trình Bài hát của chúng ta đã tiết chế hơn, hòa quyện hơn khi lần đầu kết hợp cùng Vương Anh Tú.

Phim của Selena Gomez đại diện nước Pháp tranh giải Oscar 2025

Hậu trường phim

17:47:02 21/09/2024
Emilia Pérez là bộ phim gây tiếng vang lớn thời gian qua mang về nhiều g.iải t.hưởng. Phim với sự góp mặt của Selena Gomez, Zoe Saldaa, Karla Sofía Gascón...

Nam diễn viên Việt phát ngôn gây tranh cãi khi lấy quốc tịch nước khác: Sống vất vả ở nước ngoài

Sao việt

17:44:13 21/09/2024
Việc phủ nhận tên tiếng Việt như Hoàng Anh khiến nhiều khán giả bức xúc. Dưới bài đăng của nam diễn viên, cư dân mạng để lại bình luận góp ý, song đến nay anh vẫn có thái độ phớt lờ.

Á hậu Bùi Khánh Linh: "Tôi sốc 1 điều ở Đảo thiên đường, nhưng không phải vì bình luận khán giả"

Tv show

17:41:38 21/09/2024
Á hậu Bùi Khánh Linh đang là gương mặt nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả truyền hình, những người mê mệt show hẹn hò Đảo thiên đường.

Hot: Park Bom (2NE1) đổ bộ Tân Sơn Nhất, khoe ngoại hình khó nhận ra!

Sao châu á

17:35:00 21/09/2024
Từng có quãng thời gian ngoại hình trồi sụt nhưng đến nay Park Bom đã giảm cân thành công và lấy lại được vóc dáng thon gọn.

Mourinho 'thổi lửa' cho trận derby bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ

Sao thể thao

17:33:53 21/09/2024
Jose Mourinho hâm nóng và sẵn sàng cho lần đầu tiên xuất hiện ở trận Kinh điển bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ, khi Fenerbahce tiếp Galatasaray.

Ngày 22 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 22/9/2024.

Trắc nghiệm

16:34:37 21/09/2024
Xem lịch âm ngày 22/9/2024 (Chủ Nhật), lịch vạn niên ngày 22/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Cuộc đổ bộ của những thực thể số: Sự ra đời của thế hệ Vtuber "siêu tân binh"

Mọt game

16:07:45 21/09/2024
Theo thời gian, bằng khả năng hòa hợp với văn hóa của giới trẻ, họ dần trở thành những thần tượng thế hệ mới, với tên gọi Vtuber (Virtual YouTuber).

Vụ sập cầu Phong Châu: Phát hiện tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin

Tin nổi bật

15:34:55 21/09/2024
Theo báo Công Thương, tối 20/9, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) xác nhận, đã tìm thấytài xế xe đầu kéo mắc kẹt trong cabin trong vụ sập cầu Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) xảy ra vào sáng ...