Tuyển sinh đại học năm 2021: Phương thức đa dạng, khối trường y dự định thế nào?
Một số trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2021 để tăng tính tự chủ, giảm sự phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, những trường này vẫn dành phần chỉ tiêu hợp lý cho phương thức xét tuyển truyền thống là sử dụng kết quả thi.
Các trường tư vấn tuyển sinh năm 2020 – Ảnh: Nghiêm Huê
Năm 2021, trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến xét tuyển theo 3 phương thức. Đầu tiên là xét tuyển thẳng để xét tuyển tài năng, gồm thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, chứng chỉ SAT, ACT, A-Level theo quy định; học sinh hệ chuyên của trường chuyên; học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin.
Tiếp theo, xét tuyển theo kết quả của kỳ thi riêng do trường tổ chức. Dự kiến, ngoài đánh giá tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn Toán có phần tự luận như năm 2020, sẽ thêm tổ hợp môn khoa học tự nhiên để thí sinh có sự lựa chọn. Phương thức cuối cùng là xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết, mỗi phương thức xét tuyển đều có điều kiện đăng ký riêng và chỉ tiêu phân bổ hợp lý. Khác với năm 2020, kết quả của kỳ thi riêng này sẽ được dùng để xét tuyển độc lập với kết quả thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, điểm của kỳ thi kiểm tra tư duy được quy định là 1 đầu điểm trong tổ hợp xét tuyển Toán, Lý, bài kiểm tra tư duy hoặc Toán, Hoá, bài kiểm tra tư duy.
Năm 2021, trường dự kiến, với một số ngành yêu cầu đầu vào chất lượng cao, thí sinh có thể tham gia 2 bài kiểm tra tư duy như trên để xét tuyển. Tuy nhiên, những ngành này (nhóm ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo) nếu dành chỉ tiêu để xét kết quả thi tốt nghiệp THPT không hợp lý dễ dẫn đến việc điểm chuẩn sẽ bị đẩy lên cao, gây hiệu ứng không tốt. Vì vậy, trường sẽ cân nhắc để có tỷ lệ chỉ tiêu hợp lý.
Theo ThS.Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, năm 2021, trường dự kiến tuyển sinh 3.500 chỉ tiêu cho 26 ngành học bằng 4 phương thức, gồm xét tuyển kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chiếm 50% chỉ tiêu; xét tuyển học bạ THPT các năm (40%); xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCM năm 2021 (tối đa 5%).
Tương tự, trường ĐH Công nghiệp TPHCM dự kiến xét tuyển theo 4 phương thức như năm trước, trong đó sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn chiếm ưu thế với 50%. Bên cạnh đó, năm tới, trường dự kiến tuyển sinh thêm một số chuyên ngành mới như robot và hệ thống điều khiển thông minh, quản lý đô thị thông minh và bền vững, kỹ thuật hóa phân tích…
Video đang HOT
Trường ĐH Công nghệ TPHCM và trường ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM cũng cho biết dành đến 65% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo Ths.Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Tư vấn, tuyển sinh và truyền thông – trường ĐH Công nghệ TPHCM,năm 2021, trường xét tuyển 6.600 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy cho 50 ngành đào tạo.
Riêng với nhóm ngành khoa học sức khỏe, điều kiện xét tuyển áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT. “Với các ngành có tổ hợp xét tuyển, bao gồm môn năng khiếu vẽ, thí sinh có thể tham dự kỳ thi vẽ do trường tổ chức hoặc lấy kết quả thi vẽ từ trường ĐH khác để tham gia xét tuyển”, bà Dung nói.
Khối trường Y: dự kiến ổn định như năm 2020
Khối trường Y dược luôn nhận được sự quan tâm của thí sinh và xã hội. Đây cũng là khối ngành có điểm chuẩn đầu vào cao đồng đều ở tất cả các trường đào tạo. Năm 2020, khối trường này có ý định lập thành nhóm để tổ chức kỳ thi riêng. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Tiền Phong , một lãnh đạo trường ĐH Y Hà Nội cho biết, năm 2021, phương án tuyển sinh của trường cơ bản giữ ổn định như năm 2020.
Theo vị này, chất lượng đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT vẫn có thể chấp nhận được để tuyển sinh. Vấn đề nằm ở việc kiểm soát khâu coi thi và chấm thi, không để xảy ra tình trạng tiêu cực.
Năm 2021, nếu kiểm soát tốt dịch COVID-19, đề thi cũng sẽ phân hoá tốt hơn năm 2020, các trường sẽ thuận lợi hơn trong tuyển sinh. Với các trường ĐH, phổ điểm cao sẽ khó tuyển sinh hơn phổ điểm trung bình vì khó chọn được đầu vào chất lượng như mong muốn. “Các trường khối Y dược năm trước cũng dự kiến tuyển sinh riêng.
Tuy nhiên, nếu thực hiện theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT là phải đảm bảo công tác ra đề thi thì đây là một khó khăn đối với khối trường. Việc ra đề thi tuyển sinh không đơn giản, trong khi đều là các trường chuyên ngành, không có trường nào trong nhóm đào tạo khoa học cơ bản. Vì vậy, muốn tuyển sinh riêng, nhóm trường phải “nhờ” trường ĐH khác ra đề thi.
Như thế, không phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT”, vị lãnh đạo này nói. Không chỉ riêng khối trường Y dược, ở khu vực phía Bắc, các trường đều cho biết, sẽ cơ bản giữ ổn định tuyển sinh như năm 2020. Bà Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo và tuyển sinh – trường ĐH Ngoại thương, cho biết, nếu Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm nay, trường sẽ giữ nguyên 5 phương án tuyển sinh không thay đổi.
Đánh giá năng lực: Nơi thi, nơi bỏ
TS.Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo – ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết, dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực với 2 đợt vào năm 2021. Cụ thể, đợt 1 dự kiến vào ngày 28/3 và đợt 2 khoảng sau từ 7-10 ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến vào ngày 4/7.Trong khi đó, trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), trường ĐH Nguyễn Tất Thành, đơn vị từng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng, hiện đang phân vân chưa biết tiếp tục tổ chức hay không. Trường ĐH Công nghệ TPHCM từng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong năm 2019 nhưng hiện đã bỏ hình thức này…
PGS. TS Nguyễn Phong Điền lý giải vì sao điểm chuẩn năm nay cao?
Những ngày qua, câu chuyện điểm chuẩn vào các trường ĐH năm nay cao 'ngất ngưỡng', nhiều học sinh 2829 điểm vẫn không đậu nguyện vọng 1. Vậy Trường đại học top đầu Việt Nam nói gì về điểm chuẩn năm nay?
Điểm chuẩn tăng là điều được dựa báo trước
Trước vấn đề trên, phóng viên Báo Công lý đã có cuộc phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Phong Điền - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Theo PGS Điền cho biết: "Kỳ thi năm nay diễn ra êm ả, hầu hết các trường khu vực miền Bắc đều rất hài lòng".
Bên cạnh đó, PGS Điền cũng cho biết thêm, ĐH Bách khoa Hà Nội là đầu mối điều phối công tác xét tuyển của 52 trường miền Bắc. Tôi thấy các trường với các thứ bậc khác nhau về chất lượng đầu vào vì vậy phổ điểm cũng trải rộng từ 14-29 điểm.
"Như vậy kết quả thi THPT quốc gia hoàn toàn có thể áp dụng xét tuyển, đánh giá năng lực học tập của các em phù hợp với từng trường. Tuy nhiên, đối với các trường top trên tăng 1-2 điểm đã được dự báo sau khi thí sinh kết thúc kỳ thi và Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe và đào tạo giáo viên", PGS Điền phân tích.
PGS Điền nói thêm, trước đó để định hướng cho học sinh lựa chọn các ngành học phù hợp với năng lực của mình, Trường Bách khoa Hà Nội đã tổ các buổi tư vấn xét tuyển trực tuyến, trực tiếp trước khi các em điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học. Với khung điểm của ĐH Bách khoa thì phụ huynh hoàn toàn có thể định hướng cho con em mình.
Đánh giá về quá trình lọc ảo của nhóm xét tuyển miền Bắc, PGS Điền cho biết, quá trình lọc ảo đã vận hành 3 năm với rất nhiều kinh nghiệm nên năm nay quy trình lọc ảo diễn ra trôi chảy, tốn ít công sức nhưng khách quan đặc biệt là phần mềm hành năm đều được nâng cấp.
Được biết, ba năm trở lại đây Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là đầu mối lọc ảo cho nhóm xét tuyển miền Bắc.
Nhiều phương thức xét tuyển đẩy điểm chuẩn của các trường được nâng lên
Liên qua đến vấn đề điểm chuẩn năm nay cao, PGS Điền lý giải: "Điểm chuẩn lên cao không chỉ vì đề thi được đánh giá là dễ, mà năm nay các trường được tự chủ tuyển sinh, đa dạng các phương thức xét tuyển khác nhau. Và ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng vậy, trường đã có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau".
Được biết, ngoài phương thức truyền thống là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, ĐH Bách khoa Hà Nội còn sử dụng các phương thức như: Thứ nhất dựa vào hồ sơ tài năng của các thí sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh, thành phố trở lên.
Thí sinh tham dự bài kiểm tra tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh Ngô Chuyên.
Phương thức thứ 2: Xét tuyển hồ sơ của thí sinh đến từ các trường chuyên và có nhận xét của giáo viên trong khu vực miền Bắc, trong số đó có rất nhiều em xuất sắc.
Phương thức thứ 3: Tổ chức một kỳ thi riêng. Kỳ thi riêng này không phải để sử dụng tất cả kết quả mà còn kết hợp với môn Toán, Lý, Hóa trong kỳ thi THPT Quốc gia để thành 1 mã xét tuyển.
"Như vậy đa dạng hóa hình thức tuyển sinh đương nhiên chỉ tiêu cho dùng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ giảm đồng nghĩa với điểm chuẩn sẽ tăng", PGS Điền nói.
"Bên cạnh đó, năm nay mức độ cạnh tranh ở phổ điểm cao khá xít xao. Có thể thấy khung điểm của ĐH Bách Khoa có 27.01, nếu chúng tôi lấy xuống 27 điểm thì có khá nhiều thí sinh bằng điểm nhau và vượt quá chỉ tiêu cho phép. Vậy nên mức độ cạnh tranh của các thí sinh giỏi trong các câu hỏi khó cuối cùng là khá cao", PGS lý giải thêm.
Trước câu hỏi liệu có nên tiếp tục dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia của Bộ? PGS Điền cho biết: Công bằng mà nói thì kỳ thi này là một kênh rất tốt để xét tuyển. Tôi là người biết tổng quát về dữ liệu tuyển sinh của từng trường nên tôi thấy đây là một kênh để xét tuyển tốt. Vì bản chất xét tuyển là sự cạnh tranh và chọn các em tốt nhất, phù hợp nhất cho trường đại học
"Tuy nhiên theo quan điểm về tự chủ tuyển sinh, các trường hoàn toàn có thể áp dụng các phương thức xét tuyển mới: điểm học bạ, xét kết hợp giữa học bạ và điểm thi THPT Quốc gia", PGS Điền chia sẻ thêm.
Điểm chuẩn Đại học Văn hoá Hà Nội: Cao nhất 27,5 Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã công bố mức điểm chuẩn chính thức vào chiều 4.10. Ảnh minh họa Theo đó, điểm chuẩn Đại học Văn hoá Hà Nội năm nay đều tăng mạnh, nhiều ngành tăng từ 2 - 3 điểm. Trong đó, điểm chuẩn cao nhất vẫn thuộc về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lưu hành...