Tuyển sinh đại học năm 2020: Giữ ổn định và minh bạch thông tin
Chiều ngày 13/2, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị tổng kết tuyển sinh năm 2019, triển khai công tác tuyển sinh năm 2020 trình độ đại học (ĐH) hệ chính quy, trình độ cao đẳng (CĐ) ngành giáo dục mầm non hệ chính quy.
Kỳ thi đại học luôn nhận được sự quan tâm của xã hội.
Điểm lại những điểm tích cực trong mùa tuyển sinh năm 2019, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thị Kim Phụng cũng chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục. Đó là một số cơ sở đào tạo xác định tổ hợp không phù hợp với ngành đào tạo; quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thấp hoặc nhập điểm sàn, các điều kiện sơ tuyển lên hệ thống không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố… Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển, nhập học vào ngành sư phạm thấp.
Một số ngành chỉ có ít thí sinh đủ điểm sàn, không đủ điều kiện để mở lớp… Một số cán bộ làm công tác tuyển sinh chưa nắm bắt được quy trình và nhiệm vụ, thậm chí còn có sai sót…Còn hiện tượng nhập thiếu, không nhập, nhập không đúng thời gian, cấu trúc, nội dung… theo quy định về việc nhập danh sách thí sinh trúng tuyển, thí sinh xác nhận nhập học, thí sinh đã nhập học lên hệ thống…
Có điểm tiếp nhận chưa kiểm tra hồ sơ thí sinh hoặc không hướng dẫn hiệu quả cho học sinh (ví dụ chính sách ưu tiên); dẫn đến khi nhập học không được chấp nhận phải giải quyết từng trường hợp với các trường liên quan.
Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đợt 1 cao (115,39% chỉ tiêu) nhưng nhập học thấp (63,89% so với số trúng tuyển) do trường không nhập đầy đủ danh sách xác nhận nhập học lên hệ thống. Một số trường phổ thông còn chạy theo thành tích về tỷ lệ học sinh đỗ ĐH…
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cũng nhận định công tác tuyển sinh năm 2019 vẫn có những vấn đề cần rút kinh nghiệm. “Năm 2020 chúng ta cần làm tốt hơn nữa”- Bộ trưởng yêu cầu và nhấn mạnh tinh thần chung là giữ ổn định tuyển sinh ĐH 2020. Từ năm 2021-2025 là giai đoạn tiếp theo Bộ GDĐT đang nghiên cứu để trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT.
Về những điểm mới trong tuyển sinh 2020, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, dự kiến quy chế tuyển sinh sẽ tích hợp các nội dung điều chỉnh tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2… vào cùng một quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non để dễ tra cứu, áp dụng. Ngoài ra sẽ tiếp tục quy định tiêu chí xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe. Nhưng trên cơ sở sẽ bổ sung quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đồng bộ giữa các hình thức, loại hình đào tạo của hai khối ngành này.
Video đang HOT
Đối với các ngành đào tạo giáo viên và các ngành y khoa, y học cổ truyền, răng – hàm – mặt, dược học, điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ ĐH phải tối thiểu là 8,0 trở lên.
Một điểm mới nữa trong tuyển sinh năm 2020 là Bộ sẽ không giao chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo sư phạm trình độ trung cấp; trình độ CĐ, chỉ giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non. Thực hiện việc này để phù hợp với quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Năm 2020 cũng sẽ quy định chế tài chặt chẽ đối với các trường vi phạm, đối với cán bộ, công chức, người lao động và thí sinh vi phạm, đặc biệt là thí sinh gian lận, liên quan đến gian lận trong thi, tuyển sinh… để nâng cao tính tuân thủ pháp luật trong điều kiện thực hiện tự chủ ĐH.
Chưa quyết định lùi kỳ thi THPT quốc gia
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, Bộ sẽ cân nhắc về việc có lùi thời điểm thi THPT quốc gia và các mốc thời gian xét tuyển ĐH so với mọi năm trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho học sinh, nhưng khả năng lớn là không cần thiết phải lùi thời gian tổ chức kỳ thi.
Lý do là hiện chỉ có tỉnh Vĩnh Phúc là nơi công bố dịch phải xem xét việc học sinh nghỉ thêm. Với các địa phương khác, căn cứ vào tình hình dịch bệnh và khuyến cáo của cơ quan y tế, UBND tỉnh quyết định việc có cho học sinh nghỉ tiếp hay không. Đối với những địa phương cho học sinh nghỉ 2 tuần thì không ảnh hưởng quá lớn đến tiến độ dạy học của các nhà trường.
Lam Nhi
Theo daidoanket
Chưa có kế hoạch lùi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020
Bộ Giáo dục cho biết, căn cứ tình hình thực tiễn sẽ quyết định thời gian thi trung học phổ thông quốc gia và công bố theo đúng quy định.
Nhiều lưu ý quan trọng về công tác tuyển sinh năm 2020 được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại Hội nghị tổng kết tuyển sinh năm 2019, triển khai công tác tuyển sinh năm 2020 trình độ đại học hệ chính quy, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non hệ chính quy diễn ra ngày 13/2.
Để chuẩn bị cho công tác tuyển sinh năm 2020, về phía Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo Sở chỉ đạo trường trung học phổ thông tập trung dạy học, ôn tập cho học sinh thi trung học phổ thông quốc gia theo hướng dẫn của Bộ, tránh tình trạng học lệch, học tủ.
Việc cho điểm trong học bạ phải đảm bảo trung thực, khách quan, để đảm bảo độ chính xác và chất lượng cho công tác tuyển sinh theo hình thức xét học bạ mà nhiều trường đại học, cao đẳng đang áp dụng.
Bộ Giáo dục cho biết, căn cứ tình hình thực tiễn sẽ quyết định thời gian thi trung học phổ thông quốc gia và công bố theo đúng quy định. (Ảnh minh họa: Dương Hà)
Vừa qua, học sinh các tỉnh thành nghỉ học để phòng chống dịch CoVid -19 nên tới đây các trường cần xây dựng phương án học bù theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về phía Bộ, căn cứ tình hình thực tiễn sẽ quyết định thời gian thi trung học phổ thông quốc gia và công bố theo đúng quy định.
Đối với công tác hướng nghiệp, Bộ trưởng nhấn mạnh các Sở Giáo dục và Đào tạo cần chú trọng chỉ đạo các trường trung học phổ thông quan tâm sát sao việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, bằng nhiều hình thức.
Đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của các nhà trường, nhằm giúp học sinh lựa chọn được ngành nghề phù hợp, phát huy được sở trường của bản thân và đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Các trường đại học, cao đẳng, trong công tác tư vấn hướng nghiệp cần cung cấp thông tin trung thực nhà trường, không "đánh bóng danh tiếng" gây nhiễu thông tin để thí sinh đăng ký xét tuyển.
Việc tư vấn tuyển sinh cần đổi mới phương thức, có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị sử dụng lao động để đưa ra các yêu cầu nghề nghiệp chính xác cho học sinh, phụ huynh tham khảo, lựa chọn.
"Tôi đánh giá cao các trường đại học phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường phổ thông để tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2019.
Năm nay, đề nghị các trường tiếp tục phát huy, sớm có kế hoạch tập huấn cán bộ tham gia làm thi, thanh tra thi... để công tác phối hợp được nhuần nhuyễn, đúng quy chế, để kỳ thi đạt kết quả tốt nhất", Bộ trưởng nói.
Mở ngành mới phải có cơ sở khoa học
Việc xây dựng phương án tuyển sinh được đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của cơ sở giáo dục đại học, ảnh hưởng lớn tới chất lượng tuyển sinh và công tác đào tạo của trường.
Do đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ Phải yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải tính toán kỹ lưỡng, có nghiên cứu và phân tích thị trường để đưa ra quyết định về việc mở ngành mới.
"Các ngành đạo tạo khi mở ra cần được tính toán kỹ lưỡng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, tránh tình trạng chỉ căn cứ vào nhu cầu nhất thời của một số đơn vị để mở ngành.
Việc làm đó sẽ khiến quyền lợi người học không được bảo đảm, ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của nhà trường, uy tín của hệ thống cũng bị rủi ro", Bộ trưởng nói và nhấn mạnh "năm 2020 phải chấm dứt tình trạng này".
Tiếp thu ý kiến một số trường sư phạm và Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương về việc có cơ chế đặc thù cho một số ngành đào tạo giáo viên đang có nhu cầu nhân lực cao để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho biết, sẽ có hướng dẫn riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, "những ngành đặc thù, chúng ta có cơ chế riêng nhưng không phải vì đặc thù mà hạ chất lượng".
Căn cứ các ý kiến đồng thuận từ hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kết luận, công tác tuyển sinh năm 2020 về cơ bản giữ ổn định như năm 2019. Ban soạn thảo của Bộ sớm hoàn thiện và ban hành Quy chế tuyển sinh 2020.
Quy chế này sau khi ban hành cần được các trường phổ biến đầy đủ cho cán bộ làm công tác tuyển sinh, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của trường, nhằm đảm bảo việc tuyển sinh 2020 sẽ diễn ra thuận lợi, thành công, vì lợi ích cao nhất của người học.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Tuyển sinh ĐH 2020: Tư vấn phải trúng, đúng Tại hội nghị trực tuyến tổng kết tuyển sinh năm 2019, triển khai công tác tuyển sinh năm 2020 diễn ra chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, kỳ thi tuyển sinh năm nay giữ ổn định như năm trước. Nhưng yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và trường đại học trong việc đăng...