Tuyển sinh đại học 2023: Các trường, ngành tuyển sinh kém sẽ thế nào?
Hệ quả từ việc đua nhau thành lập trường, mở ngành đào tạo mới thời gian qua khiến nhiều trường, nhiều ngành khó khăn trong tuyển sinh, thậm chí buộc phải ‘đóng cửa’ vì không có người học.
Với các trường, ngành đào tạo tuyển sinh kém, Bộ GDĐT có giải pháp gì để nâng cao chất lượng đào tạo trong mùa tuyển sinh tới đây?
Nhiều trường, ngành đào tạo khó khăn tuyển sinh
Thông tin về công tác tuyển sinh đại học năm 2023, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) cho hay, về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các trường và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2022, dù đạt nhiều kết quả khả quan nhưng trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển là nhiều nhất. Việc này do một số trường đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển.
Bộ GD&ĐT thống kê 20 phương thức xét tuyển trong mùa tuyển sinh năm 2022.
Theo thống kê của Bộ GDĐT, mùa tuyển sinh 2022 ghi nhận hơn 20 phương thức xét tuyển đại học. Trong đó, nhiều phương thức không hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng.
Để khắc phục hạn chế trên, Bộ GDĐT cho biết, Bộ đang đề nghị các trường đại học xem xét giảm phương thức tuyển sinh, theo hướng ít tác động đến thí sinh.
Video đang HOT
Năm 2023 dự kiến thí sinh chỉ chọn ngành không phải chọn phương thức. Hệ thống chung sẽ lọc tự động và gợi ý phương thức phù hợp, đạt điều kiện tốt nhất cho thí sinh, tránh việc phải lựa chọn nhiều cách xét tuyển.
Đồng thời, Bộ GDĐT sẽ hướng dẫn các trường rà soát, loại bỏ phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Thống kê số liệu tuyển sinh 3 năm gần đây của Bộ GDĐT cho thấy phần lớn cơ sở đào tạo đã tuyển được số lượng đạt tỉ lệ cao so với chỉ tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số cơ sở đào tạo, ngành đào tạo tuyển sinh khó khăn.
Thực tế tại mùa tuyển sinh năm cho thấy, trừ một số trường hợp ngoại lệ, phần lớn cơ sở đào tạo tuyển kém trong đợt 1 cũng tuyển sinh kém trong 2 năm gần đây.
Đại diện Bộ GDĐT cho biết, trong 3 năm liền, 4 lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học và sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.
Bộ GDĐT nhìn nhận, hầu hết cơ sở đào tạo tuyển sinh kém là những cơ sở đào tạo chưa khẳng định được uy tín, thương hiệu hoặc không có lợi thế về địa điểm và lĩnh vực đào tạo. Hầu hết ngành tuyển sinh kém là những ngành hẹp, ngành mới đào tạo thí điểm hoặc một số ngành truyền thống nhưng thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Bộ GDĐT cũng phân tích nhiều nguyên nhân dẫn tới một số trường khó khăn trong tuyển sinh, trong đó có nguyên nhân từ việc nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học dẫn tới thất bại trong tuyển sinh các ngành mới.
Hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành
Thời gian qua, việc mở trường đại học, mở ngành đào tạo ồ ạt kéo theo đó là chất lượng đào tạo không tương xứng. Đã có thời điểm, giáo dục đại học phát triển nóng về số lượng, trung bình cứ gần hai tuần, cả nước lại có một trường đại học, cao đẳng ra đời. Đó là giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2009 với 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập.
Bên cạnh đó, nhiều năm trở lại đây, các trường đại học hướng tới đào tạo đa ngành. Với xu hướng phát triển đó, nhiều trường không ngừng mở mới ngành nghề đào tạo.
Theo thống kê của Bộ GDĐT, từ năm 2020 đến 30/7/2021, có 562 ngành đào tạo đã được mở mới, trong đó có 413 ngành do cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở, 149 ngành do Bộ GDĐT mở.
Xu hướng đầu tư mở ngành học mới chứng tỏ rằng, các trường chuyển mình từ đào tạo những gì mình có sang đào tạo những gì thị trường cần. Nếu đảm bảo điều kiện chất lượng, đó là tín hiệu tốt, song thực tế, không phải ngành mới nào mở ra cũng bảo đảm chất lượng. Không ít trường có ngành mới mở ra liên tục trong vài năm không tuyển được người học buộc phải “đóng cửa”.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) nhìn nhận: “Việc các trường mở ra quá nhiều ngành mới có thể dẫn đến tình trạng một số ngành không đủ sinh viên để tổ chức đào tạo, dẫn tới nhiều ngành nghề sau khi tốt nghiệp rất khó xin việc vì không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động”.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT cho biết, sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch trong tuyển sinh buộc các cơ sở đào tạo phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đạo tạo và dịch vụ hỗ trợ người học, đổi mới chương trình và phương đào tạo; giúp toàn hệ thống giáo dục đại học loại bỏ những cơ sở đào tạo, ngành đào tạo yếu kém, nâng cao chất lượng tuyển sinh và qua đó chất lượng đào tạo.
Cũng theo Bộ GDĐT, thời gian tới, Bộ sẽ hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo về thẩm quyền và các điều kiện khi mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là về các điều kiện bảo đảm chất lượng.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ xử lý nghiêm các trường tuyển sinh vượt năng lực, vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Tuyển sinh đại học 2023: Tăng cường các giải pháp, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh
Năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Theo đó, công tác tuyển sinh sẽ giữ ổn định như năm 2022; tăng cường các giải pháp, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Hà Nội.
PGS. TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cơ sở đào tạo, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh. Trong đó, Bộ sẽ nâng cấp các chức năng của phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, tăng cường tính năng kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm những sai sót.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển; yêu cầu không sử dụng những phương thức xét tuyển không phù hợp, ít hiệu quả và gây khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Tuyển sinh 2022: Hơn 91% thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đợt 1
Tuy nhiên, theo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH), tuyển sinh cao đẳng (CĐ) ngành giáo dục mầm non ban hành ngày 6/6/2022, một điểm mới sẽ được áp dụng từ kỳ tuyển sinh năm 2023 là thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực 2 năm, là trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và 1 năm kế tiếp để xét tuyển vào ĐH. Cách tính mức điểm ưu tiên có thay đổi so với năm 2022 nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.
Cụ thể, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định của quy chế.
Ngoài ra, việc đăng ký xét tuyển thực hiện sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ. Trong mọi trường hợp, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.
Tuyển sinh đại học 2023 có gì mới? Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Năm 2023, Bộ sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Về cơ bản, công tác tuyển sinh sẽ giữ ổn định như năm 2022. Phụ huynh và học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp của Trường Đại học...