Tuyển sinh Đại học 2022: Thí sinh xác nhận nhập học tăng cao
Theo bà Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT), tính đến sát thời điểm đóng cổng tuyển sinh trực tuyến (ngày 30/9), đã có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học.
Các năm trước con số tối đa là 63%. Như vậy, vai trò của việc lọc ảo là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Trước không ít ý kiến cho rằng, hệ thống lọc ảo của Bộ GDĐT gây bức xúc khi tất cả các phương thức xét tuyển đều được Bộ GDĐT lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Bà Nguyễn Thu Thủy phân tích, việc xét tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm đã được các trường triển khai thực hiện từ năm 2021 trở về trước. Thí sinh phải đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ vào nhiều trường, nhiều phương thức xét tuyển. Điều này gây nên lãng phí, mất thời gian, công sức xác nhận giấy tờ của các trường phổ thông và có thể trúng tuyển vào nhiều trường nhưng chỉ có thể nhập học vào một trường.
Từ những bất cập này, để thí sinh chỉ có thể trúng tuyển với nguyện vọng mong muốn nhất vào một trường, một ngành theo một phương thức xét tuyển, năm 2022, Bộ GDĐT quy định tất cả các thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác đều phải đăng ký xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Bộ GDĐT cũng khuyến cáo các trường tổ chức xét tuyển tất cả các phương thức cùng với thời gian lọc ảo toàn quốc để có thể chủ động điều chỉnh được mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức, đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển và lựa chọn được những thí sinh có chất lượng tốt nhất vào học tập tại trường.
Video đang HOT
Trong quá trình xét tuyển ĐH trực tuyến, một số thí sinh có phản ánh từ đỗ thành trượt. Về việc này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, kết quả trúng tuyển của thí sinh được công bố là dựa trên các thông tin từ dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, cơ sở dữ liệu ngành, do thí sinh cung cấp (khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên) và các dữ liệu khác cùng các quy định tuyển sinh của cơ sở đào tạo, chỉ cần hơn kém 0,01 điểm hoặc tiêu chí phụ là đã có thể đỗ hoặc trượt, có thể trúng tuyển/không trúng tuyển ở trường này hay trường khác.
Theo bà Thủy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 được triển khai đồng bộ và triệt để. Có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia, dân tới khó có thể tránh khỏi việc xuất hiện một số vấn đề phát sinh hay sai sót. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp sai sót hay khó khăn đều được tích cực khắc phục, giải quyết, qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của thí sinh ngay trong năm nay.
Trong quá trình tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả, Bộ GDĐT đều đã hướng dẫn để tổ kỹ thuật và các trường đại học phối hợp sửa các lỗi nhầm lẫn, sai sót trong quá trình nhập dữ liệu của thí sinh nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh. “Đến nay, hầu hết các trường hợp sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý”- bà Thủy khẳng định.
Để hệ thống hoạt động ổn định trong các năm tiếp theo, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển dẫn đến không đảm bảo sự công bằng và gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh.
Hiện nay hệ thống đang tiếp tục hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học và xét tuyển bổ sung. Tất cả những vướng mắc, không thuận lợi trong quá trình triển khai đã được Bộ GDĐT ghi nhận, phân tích, để hoàn thiện quy trình tuyển sinh cho năm 2023 và các năm tiếp theo.
Lỡ đăng ký nhầm tổ hợp hoặc sai phương thức, thí sinh phải làm sao?
Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT triển khai cách thức mới đăng ký xét tuyển , do đó nhiều thí sinh đã đăng ký nhầm tổ hợp hoặc sai phương thức xét tuyển.
Bộ GD&ĐT xử lý vấn đề này thế nào?
PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, trong những ngày đầu tiên khi các trường tải dữ liệu về và chạy thử điểm chuẩn đã phát hiện một số sai sót của thí sinh.
Cụ thể, nhiều em đăng ký vào hệ thống nhưng đăng ký nhầm tổ hợp hoặc sai phương thức xét tuyển. Do đó, Vụ Giáo dục Đại học đã đề xuất giải pháp cho phép các trường đại học chủ động làm việc, trao đổi với thí sinh bị sai sót. Các trường sẽ giúp thí sinh sửa lại thông tin cho chính xác và đưa vào danh sách tiếp tục lọc ảo như thí sinh bình thường khác. Từ đó, giảm thiểu được mọi sai sót về sau.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.
Bà Thủy giải thích nếu các trường tiếp tục lọc ảo trên thông tin bị sai, sau này vẫn phải giải quyết theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho người học. Do đó, việc trường chủ động hỗ trợ thí sinh ngay trong thời gian lọc ảo hiện tại là phương án hợp lý nhất.
Tại Hội nghị Tổng kết giáo dục đại học ngày 12/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã đồng tình với đề xuất của lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học. Trong năm đầu Bộ GD&ĐT triển khai cách thức mới đăng ký xét tuyển, thanh toán nguyện vọng, các em có thể bỡ ngỡ, chưa tiếp cận đầy đủ thông tin.
"Vì vậy, cùng với sự tự chủ của các trường, chúng ta tạo điều kiện tối đa cho thí sinh. Vụ Giáo dục Đại học có thể biên soạn hướng dẫn trên từng trường hợp sai sót cụ thể để các trường giải quyết, tránh để các em mất quyền lợi vì nhầm lẫn hay sai sót", ông Sơn nói.
Đối với nhóm thí sinh chưa thanh toán được lệ phí xét tuyển, Vụ Giáo dục Đại học đề xuất lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho phép các em này xét tuyển bình thường, các em sẽ thực hiện nộp lệ phí sau. Việc nộp lệ phí vẫn thực hiện trực tuyến, đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống, không gây khó khăn cho thí sinh.
"Năm nay, chúng ta để quyền chủ động cho thí sinh chịu trách nhiệm về đăng ký. Do đó, chắc chắn sẽ còn sai sót ít nhiều. Chúng ta sẽ cùng xem xét xử lý sau khi hệ thống công bố kết quả xét tuyển chung. Chúng tôi cũng đề xuất các trường được toàn quyền chủ động trong việc xử lý với những trường hợp có sai sót, để sau khi giải quyết sai sót thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào cơ sở đào tạo.
Với những trường hợp thí sinh đã trúng tuyển sớm nhưng không đăng ký trên hệ thống, nếu các em có sai sót, không thể đưa vào danh sách lọc ảo bây giờ thì các trường cũng có thể xem xét cụ thể sau khi đã có kết quả xét tuyển đợt 1", Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học thông tin.
Bộ GD&ĐT cho biết, đến nay có hơn 400.000 thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm của các trường đại học. Tuy nhiên, thống kê cho thấy chỉ 35% trong số này đặt ngành đã trúng tuyển sớm ở nguyện vọng 1; 30% đặt ở các nguyện vọng khác (từ nguyện vọng hai trở đi) và 35% không dùng quyền lợi trúng tuyển sớm hoặc không đỗ tốt nghiệp.
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, quy trình lọc ảo diễn ra sáu lần, từ ngày 10/9 đến 15/9 (mỗi ngày một lần). Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ trả danh sách trúng tuyển cuối cùng cho các trường.
Trước 17h ngày 17/9, các trường nhập mức điểm trúng tuyển và kết quả xét tuyển lên hệ thống; rà soát và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Nếu chưa đủ chỉ tiêu sẽ được tuyển bổ sung từ tháng 10 đến tháng 12.
Chạy đua xét tuyển, lọc ảo Từ nay đến ngày 15-9, các trường ĐH tiến hành tải dữ liệu thí sinh (TS) đăng ký xét tuyển và lọc ảo. Cùng với đó, hệ thống của Bộ GD-ĐT thực hiện lọc ảo (loại bỏ TS đã đỗ nguyện vọng cao hơn vào trường khác khỏi danh sách dự kiến), sau đó gửi lại kết quả cho các trường. Đến ngày...