Tuyển sinh Đại học 2020: Những ngành “độc”, lạ của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Quản lý biển, Khí tượng, Thủy văn, Biến đổi khí hậu… là những ngành có nhiều nét đặc thù mà không phải trường nào cũng có lợi thế về nhân lực cũng như cơ sở vật chất để tiến hành Đào tạo.
Là một đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thừa hưởng gần như toàn bộ nguồn lực từ Bộ để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo của nhà trường.
Tính đến thời điểm này, cả nước mới có một số ít trường Đại học công bố phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2020. Theo đó, so với năm 2019, các trường không chỉ có những điều chỉnh về phương án tuyển sinh mà còn tung ra những ngành học mới, lạ nhằm đáp ứng xu thế mới, tăng cơ hội lựa chọn cho học sinh (HS).
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là trường có hơn 50 năm đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian gần đây, Nhà trường đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên để phục vụ Đào tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. Trao đổi với chúng tôi, PGS. TS Hoàng Anh Huy, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ một số ngành độc, lạ mà chỉ một số ít trường hiện nay mới đào tạo, đây là những ngành mang lại cơ hội việc làm và nghề nghiệp vững chắc cho sự lựa chọn của học sinh đam mê khối ngành Khoa học và Kỹ thuật, có mong muốn đóng góp cho sự nghiệp ngành Tài nguyên và Môi trường.
PGS.TS Hoàng Anh Huy giới thiệu về thư viện sách của Nhà trường
Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Nếu lựa chọn học ngành này, người học sẽ được trang bị kiến thức về khoa học khí hậu, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành về quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu… Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng thực hành tại các Viện, Trung tâm, các cơ sở đào tạo, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác.
Hội thảo về Biến đổi khí hậu tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Video đang HOT
Khí tượng và Khí hậu học là ngành khoa học nghiên cứu về khí quyển và mối quan hệ tương tác giữa khí quyển với bề mặt đất – biển, bao gồm cả các quá trình hình thành thời tiết, khí hậu, các hiện tượng thời tiết (dông, bão, mưa lớn, gió mùa đông bắc…), các dao động khí hậu (ENSO – Elnino, Lanina; MJO…) và biến đổi khí hậu (ấm lên toàn cầu, băng tan, nước biển dâng…).
Tài nguyên nước
Nước là một đề tài luôn luôn được sự quan tâm của người dân, nhất là thời gian vừa qua về ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt càng dấy lên hồi chuông báo động về an ninh nguồn nước. Tại trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức về quản lý tài nguyên nước, xử lý nguồn nước, khai thác nước… sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu, các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, các công ty cấp thoát nước, nhà máy xử lý nước, các tổ chức doanh nghiệp liên quan đến tư vấn, khai thác và phân phối tài nguyên nước.
Kỹ thuật địa chất
Mục đích của ngành này là nghiên cứu địa chất kỹ thuật có thể được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch, phân tích tác động của môi trường, thiết kế kỹ thuật dân dụng hoặc kết cấu, giá trị kỹ thuật và xây dựng của các dự án công trình công cộng và tư nhân trong các giai đoạn hậu xây dựng và pháp y của các dự án. Các công trình được hoàn thành bởi các nhà địa chất kỹ thuật bao gồm; đánh giá nguy cơ địa chất, Địa chất công trình. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ làm việc tại các công ty xây dựng, các cơ quan khai thác mỏ…
Kỹ thuật trắc địa bản đồ
Đây là ngành được đào tạo theo định hướng ứng dụng, phối hợp công nghệ định vị dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS), Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và Viễn thám (RS) đáp ứng được xây dựng cơ sở dữ liệu cho các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các lĩnh vực khác của đời sống. Sau khi tốt nghiệp các Bạn có thể làm việc tại các cơ quan,tổ chức: Làm cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan hành chính nhà nước; các tập đoàn xây dựng, các công ty tư vấn và thiết kế khỏa sát, công ty xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu trong định vị dẫn đường; Khu Kinh tế…
Khoa Trắc địa bản đồ tươi tắn trong ngày lễ bảo vệ tốt nghiệp
Quản lý biển
Đối với sinh viên học ngành Quản lý biển, sẽ được cung cấp kiến thức và khả năng làm việc trong các lĩnh vực về Luật pháp và chính sách biển; Quản lý tổng hợp vùng bờ; Quy hoạch không gian biển; Quản lý tài nguyên vùng biển và ven bờ; Kinh tế biển; Công nghệ biển và Hàng hải. Đặc biệt là ứng dụng các công nghệ thông tin trong việc quản lý tài nguyên, môi trường biển bằng các phần mềm chuyên dụng như ArcGis, Mapinfor, mike, Delft 3D…
Quản lý đất đai
Học ngành Quản lý Đất người học sẽ được chuyên ngành quản lý đất đai có thể làm việc tại các cơ quan,tổ chức như sau: Làm tại các cơ quan hành chính nhà về lĩnh vực Quản lý đất đai, Quản lý trật tự xây dựng, Trung tâm phát triển quỹ đất, Văn phòng và chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế…
Việc lựa chọn ngành nghề không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người học trong trước mắt, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến tương lai công việc của mình. Vì vậy, trên hết trước khi lựa chọn ngành nghề theo học, thí sinh cần phải hiểu rõ về đặc thù từng ngành, xem mình có yêu thích lĩnh vực đó hay không, để từ đó có quyết định lựa chọn một tương lai cho mình. Nếu còn băn khoăn hay chưa định hướng được việc theo học ngành gì tại trường, thí sinh có thể gọi điện trực tiếp cho bộ phận tư vấn tuyển sinh của trường theo số Hotline: 0902130130 hoặc website Https://tuyensinh.hunre.edu.vn.
Theo Dân trí
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tri ân các nhà giáo
Ngày 20/11, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Lãnh đạo Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam tặng hoa chúc mừng các thầy, cô giáo
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Quốc Bình - Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh, đây là dịp để cán bộ giảng viên, sinh viên, học viên gặp gỡ, cùng nhau ôn lại những tháng ngày công tác, dìu dắt các thế hệ học trò.
PGS.TS Phạm Quốc Bình cho biết, năm hoc 2019- 2020, Hoc viên Y Dược học cổ truyền Viêt Nam đat đươc nhiêu kêt qua trên cả hai phương diện: Chất lượng và số lượng. Trong tông sô gân 600 giang viên, CBCNV Hoc viên, đa co 12 PGS; 37 TS, BSCKII; 114ThS, BSCKI và 125 cử nhân...
Đặc biệt, Học viện cũng không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới GD-DDT trong lĩnh vực đại học.
Văn nghệ chào mừng
Trong những năm qua, thầy và trò Học viện tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở; thực hiện đào tạo đạt chuẩn đầu ra trong đào tạo đối với các đối tượng sinh viên các ngành: Y học cổ truyền, y đa khoa, dược sỹ và sau đại học.
Theo PGS.TS Phạm Quốc Bình, trong xã hội, 2 ngành nghề cao quý được xã hội trân trọng và tôn vinh là: nghề giáo và nghề thuốc, bởi ai cũng hiểu tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe và trí tuệ.
"Thế nên, không có gì cao quý hơn thế, tự hào hơn thế khi chúng ta được hội tụ cả hai điều đó. Bởi các thầy cô vừa là nhà giáo, vừa là người dạy dỗ, nuôi dưỡng, đào tạo ra các thế hệ thầy thuốc tương lai cho đất nước" - PGS.TS Phạm Quốc Bình nói.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
16 năm đứng trên bục giảng, giảng viên mỹ thuật thấm thía cụm từ "Người thầy giỏi" Những năm gần đây việc tuyển sinh đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật gặp nhiều khó khăn do ít người lựa chọn theo học. Lý do chính là bởi sự khắc nghiệt của những cơ hội việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp, thị trường lao động của lĩnh vực đào tạo đặc thù. Thực trạng này càng thể hiện...