Tuyển sinh các trường văn hóa nghệ thuật: Nỗi lo thừa thầy, thiếu thợ
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng sẽ chính thức diễn ra. Tuy nhiên, khác với “sức nóng” của các trường, khối đào tạo văn hóa, nghệ thuật (VHNT) đang hồi hộp bởi nỗi lo “thừa thầy, thiếu thợ”.
Một buổi rèn luyện của học sinh trường múa.
Báo cáo của Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) trong kỳ tuyển sinh năm 2019 – 2020: Số lượng tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo VHNT đạt 5.208 chiếm 98,6% so với chỉ tiêu được giao.
Trong đó, về cơ bản công tác chỉ đạo thi nhất quán, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan đảm bảo đúng Quy chế tuyển sinh cho các đợt thi diễn ra bình thường, an toàn, không gây áp lực nặng nề cho thí sinh, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, dù gần hoàn thành được định mức nhưng thực tế nhiều ngành đào tạo VHNT nhiều năm qua vẫn đang phải loay hoay để hoàn thành chỉ tiêu.
Video đang HOT
Đặc biệt, địa bàn tuyển sinh của một số trường chủ yếu là miền núi vùng sâu – vùng xa, kinh tế còn nhiều khó khăn nên học sinh sau khi trúng tuyển nhập học một thời gian lại bỏ về vì không đủ điều kiện theo học (Trường Cao đẳng VHNT Tây Bắc, Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc, Trường Cao đẳng du lịch Đà Lạt…).
Đào tạo VHNT là lĩnh vực đặc thù, tiêu chí hàng đầu là phải có năng khiếu, nhưng những người có năng khiếu nghệ thuật đăng ký vào học tại các cơ sở giảm dần, dẫn đến tình trạng thiếu hụt đầu vào. Chưa kể, các cơ sở đào tạo các lĩnh vực khác điều chỉnh phương thức tuyển sinh, tuyển sinh thông qua xét điểm học bạ… dẫn đến nguồn tuyển ngày càng ít đi…
Đặc biệt, thời gian đào tạo một khóa học nghệ thuật dài, sàng lọc cao, tuổi nghề lại ngắn, chế độ chính sách chưa được phù hợp… dẫn đến tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, múa, xiếc, mỹ thuật có những ngành, chuyên ngành nhiều năm nay không có thi sinh dự tuyển cụ thể; nếu có thì số lượng rất hạn chế (chuyên ngành Chỉ huy không tuyển được sinh viên, Sáng tác âm nhạc tuyển được 2/7 và nhạc Jazz 5/16 chỉ tiêu).
Còn đối với lĩnh vực mỹ thuật, 2 ngành khó tuyển sinh là Điêu khắc, Lý luận lịch sử và phê bình mỹ thuật. Số lượng đăng ký thi tuyển vào những ngành này chưa đạt 10 thí sinh cho mỗi ngành/năm.
Đối với lĩnh vực sân khấu, một số ngành học có rất ít thí sinh đăng ký dự tuyển như Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu. Một số ngành không có thí sinh đăng ký dự thi như Biên kịch sân khấu, Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu.
Xu hướng sáp nhập, tự chủ, đội ngũ giáo viên… cũng đang khiến nhiều trường phải đau đầu và dường như chưa thấy lối ra. T
heo PGS.TS Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội: Cần sự điều chỉnh quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc có những văn bản hướng dẫn riêng đối với tuyển sinh và đào tạo năng khiếu nghệ thuật.
Đơn cử như quy định về thời gian cứng đào tạo của nghệ thuật giống như các ngành nghề khác là bất hợp lý. PGS Thi dẫn chứng, đào tạo diễn viên trung cấp chuyên ngành cải lương có thể 3 năm, nhưng với đào tạo diễn viên Tuồng thì thời gian đó lại quá ngắn và không đáp ứng được chất lượng đào tạo…
Mới đây tại Hội thảo khoa học tuyển sinh và đào tạo trong lĩnh vực VHNT, thể dục thể thao và du lịch năm học 2020-2021, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cũng đã đề nghị: Các trường khối VHNT không thể vì tăng quy mô mà hạ thấp chất lượng đào tạo, vì đào tạo nghề chất lượng cao, năng khiếu không thể phổ cập như các ngành đào tạo đại trà khác.
Vẫn theo ông Đông, các trường cần dự báo sát nhu cầu nhân lực thực tiễn, xác định rõ cơ cấu, quy mô, hài hòa giữa các ngành, nghề đào tạo trong trường để xác định chỉ tiêu cho chính xác, tránh tình trạng ngành dư thừa, ngành lại không có người theo học.
Bên cạnh đó cần chú trọng đến các ngành hiếm, ngành truyền thống cần bảo tồn, nhưng cũng cần quan tâm đến các ngành xã hội đang cần; hướng hoạt động dạy học lý thuyết phải gắn với thực hành và thực tiễn, thực hiện phân luồng nhân lực ngay tại trường. Có như vậy, thương hiệu của các trường mới được khẳng định, bền vững…
11 đối tượng được xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng
Theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non, 11 đối tượng được xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng.
Thí sinh dự thi THPT năm 2019. Ảnh: QUANG PHÚC
Trong đó có Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ Thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT; người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu; thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT.
Cùng với đó là thí sinh đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức; thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT; thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định (Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học; thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt để xem xét, quyết định cho vào học...
Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố về việc miễn thi kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển thẳng trong tuyển sinh năm 2020.
Theo đó, Bộ GD-ĐT công bố danh sách 132 thí sinh lớp 12 đã được triệu tập tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế năm 2020. Danh sách bao gồm Toán: 28 thí sinh, Vật lý: 31 thí sinh, Sinh học: 23 thí sinh, Tin học: 26 thí sinh; Hóa học: 24 thí sinh. Các em sẽ được miễn thi kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển thẳng trong tuyển sinh năm 2020.
Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT thực hiện miễn thi kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với các thí sinh có tên trong danh sách theo quy định của quy chế thi tốt nghiệp THPT. Bộ cũng đề nghị các đại học, học viện và các trường đại học, cao đẳng thực hiện việc xét tuyển thẳng đối với các thí sinh có tên trong danh sách theo quy định của quy chế tuyển sinh.
Cách chọn tổ hợp xét tuyển để tăng cơ hội vào Đại học Có hàng trăm tổ hợp xét tuyển vào đại học, nhưng nếu biết cách lựa chọn, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển. Có hơn 150 tổ hợp xét tuyển Theo thống kê của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh trong hai năm 2018 và 2019, các trường ĐH đã sử dụng 150 tổ hợp để xét tuyển. Tuy nhiên, chỉ có...