Tuyển sinh các trường sư phạm: Nâng tiêu chuẩn “đầu vào” có “hút” được thí sinh giỏi?
Năm 2017, dư luận xã hội vô cùng băn khoăn việc nhiều thí sinh chỉ đạt 9 – 10 điểm cũng có thể đỗ vào ngành Sư phạm. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn tuyển cho các trường sư phạm, Bộ GD&ĐT vừa có dự kiến các trường tiếp tục có ngưỡng điểm riêng, thí sinh xét tuyển bằng học bạ vào sư phạm bậc ĐH phải đạt học lực giỏi năm lớp 12 và một loạt chính sách ưu tiên đối với các học sinh đạt giải.
Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 sẽ có nhiều thay đổi đối với các trường đào tạo sư phạm. Ảnh minh họa: Q.Anh
Nhiều ưu tiên học sinh giỏi
Bộ GD&ĐT vừa dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh đào tạo nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy. Theo đó, các đối tượng thuộc diện được xét tuyển thẳng vào các trường, được bổ sung, cụ thể: Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp Trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ VH-TT&DL công nhận thì được xét tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ ĐH, CĐ, Trung cấp của các trường năng khiếu,nghệ thuật theo quy định của từng trường.
Bộ GD&ĐT cũng điều chỉnh đối tượng thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ Sư phạm. Theo đó, thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng theo quy định, đã tham dự kỳ thi THPT Quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được trường ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường. Những thí sinh đoạt giải các ngành thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.
Đáng chú ý, năm nay các trường đào tạo sư phạm có thể mở rộng diện xét tuyển thẳng đối với các học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đạt giải. Điều kiện xét tuyển là thí sinh có ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt Học sinh giỏi hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong đề án tuyển sinh của trường.
Ngoài ra, Bộ cũng có quy định hoàn toàn mới đối với các trường xét tuyển không sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên. Đối với trình độ ĐH, xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên; đối với trình độ CĐ, Trung cấp, xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.
Video đang HOT
Vẫn có “ba – ri – e” điểm sàn
Cũng theo dự thảo, quy định xét tuyển Học sinh giỏi vào các trường sư phạm chỉ áp dụng đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng bổ sung trường hợp người có bằng Trung cấp ngành Sư phạm loại giỏi trở lên, người có bằng Trung cấp ngành Sư phạm loại khá có ít nhất hai năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo được tuyển thẳng vào cùng ngành Sư phạm trình độ CĐ.
Theo Bộ GD&ĐT, những thí sinh tham gia xét tuyển vào các trường sư phạm bằng điểm thi THPT Quốc gia, Bộ sẽ đưa ra mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào cao phù hợp với việc đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm. Mức điểm ngưỡng chất lượng sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu đào tạo của các địa phương vừa nâng cao chất lượng đồng thời cũng hạn chế tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ như hiện nay. Như vậy, dự kiến từ năm 2018, Bộ GD&ĐT chỉ xác định điểm sànđối với ngành Sư phạm, những ngành khác do trường tự xác định.
Ủng hộ bỏ điểm sàn ĐH, CĐ chung Lê Viết Khuyến – Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho biết, đối với nguồn nhân lực giáo viên, do Bộ GD&ĐT quản lý, Bộ đưa thêm tiêu chí, điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo là phù hợp. Tuy nhiên, Bộ đưa ra quy định học sinh có học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào ĐH Sư phạm, học sinh có học lực loại khá mới được xét tuyển vào các trường CĐ, Trung cấp thì khó khả thi. Muốn học sinh giỏi vào sư phạm không quy định tiêu chuẩn đầu vào mới tuyển được học sinh khá, giỏi.
Còn theo GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam: “Để thu hút thí sinh giỏi, không nên áp nhiều tiêu chuẩn mà cần phải công bố các chính sách ưu tiên cho đào tạo sư phạm như: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường đào tạo sư phạm. Cho sinh viên vay tiền đi học, có việc làm khi ra trường, mức lương tương xứng để giáo viên trẻ có thể yên tâm, tận tâm với nghề. Có như vậy mới thu hút được các thí sinh giỏi dự tuyển vào các trường sư phạm”.
Theo Afamily
Đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sư phạm
Yêu cầu học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 loại giỏi mới được xét tuyển vào các ngành sư phạm, điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng đầu vào sư phạm vốn được coi là còn nhiều hạn chế như hiện nay. Nhiều chuyên gia tuyển sinh đã đồng tình với việc Dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THPT quốc gia được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến.
Chỉ tiêu đầu vào cho các trường đào tạo ngành sư phạm được xác định cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn tuyển
Chất lượng nguồn tuyển là cần thiết
Bà Vũ Liên Oanh - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh - nói: "Tôi hết sức tán đồng với nhiều điểm mới của dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH; CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố để xin ý kiến dư luận.
Đặc biệt trong đó là quy định ở Điều 17, Khoản 3 Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/1/2017, được sửa đổi, bổ sung với yêu cầu nâng cao ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sư phạm.
Cụ thể, đối với trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên. Đối với trình độ CĐ, trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.
Với yêu cầu ngày càng cao đối với giáo viên, việc nâng cao chất lượng đầu vào từ nguồn tuyển cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo tốt hơn cho hoạt động đào tạo của các nhà trường. Việc sàng lọc chất lượng đầu vào đội ngũ sư phạm từ học sinh lớp 12 chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo sinh sau này vì một nguồn tuyển tốt sẽ giúp cho chất lượng đào tạo nâng lên là điều ai cũng thừa nhận.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút được những học sinh giỏi vào học. Đây là khó khăn không nhỏ vì những em có học lực giỏi thường tìm đến các ngành học hấp dẫn khác.
Chính vì vậy, cần có những đãi ngộ tốt hơn đối với nhà giáo để tạo sức hút với nghề. Điều này thì ngoài khả năng của Bộ GD&ĐT nên rất cần có sự quan tâm của Nhà nước".
Đại diện nhiều trường ĐH, CĐ khẳng định đây là một chủ trương đúng vì sẽ giúp chất lượng đầu vào sư phạm tốt hơn nhiều. TS Đặng Lộc Thọ - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - cho rằng: Một nguồn tuyển tốt sẽ là nền tảng căn bản tốt cho chất lượng đào tạo.
Chắc chắn các nhà trường nếu thực hiện điều này sẽ gặp khó trong nguồn tuyển, sẽ có những trường sư phạm khó tuyển hết chỉ tiêu, hoặc một số ngành đào tạo rất khó tuyển sinh. Song điều này là hoàn toàn cần thiết.
Cần được sẻ chia ở cả cộng đồng
Đồng tình với quan điểm nâng cao chất lượng nguồn tuyển như Dự thảo thông tư yêu cầu, GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh - cho rằng, cần có phương án để kiểm soát việc làm đẹp học bạ vì ở nhiều nhà trường việc đánh giá giỏi hay không có thể thiếu khách quan.
Thế nên, ngoài ngưỡng đảm bảo với học bạ với yêu cầu loại giỏi thì cũng cần kết hợp thêm với điểm thi THPT quốc gia của thí sinh đó. Các môn phải đạt được một ngưỡng nhất định nào đó thì mới đảm bảo độ tin cậy học lực của em đó có giỏi không.
Việc này phụ thuộc rất nhiều ở các thầy cô giáo và các trường phổ thông. Cần có sự công tâm trong việc cho điểm, vì đây cũng là trách nhiệm với sự nghiệp chung.
Được biết mới đây, để nâng cao chất lượng giáo viên, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có đề án đặt hàng Trường Đại học Hồng Đức đào tạo mỗi năm mỗi ngành từ 10 -15 giáo viên với yêu cầu chất lượng tổng điểm 3 môn thấp nhất là 24 điểm. UBND tỉnh Thanh Hoá cũng cam kết nếu đào tạo đạt các chuẩn theo yêu cầu thì tỉnh sẽ sử dụng và đảm bảo cho các em việc làm khi ra trường.
Về phía Trường Đại học Hồng Đức cũng cho biết, các giáo sinh này sẽ được đào tạo theo chương trình chất lượng cao, mỗi sinh viên sẽ được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng mỗi năm. Mong rằng sau Thanh Hoá sẽ còn có nhiều địa phương khác cũng sẽ có những đơn đặt hàng và chế độ đãi ngộ thu hút nhiều học sinh giỏi đến với nghề sư phạm.
Thí sinh cần lưu ý, quy định xét tuyển học sinh giỏi vào các trường sư phạm chỉ áp dụng đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT. Còn với những thí sinh tham gia xét tuyển vào các trường sư phạm bằng điểm thi THPT quốc gia thì không phụ thuộc vào tiêu chí này. Tuy nhiên, năm 2018 này, chủ trương của Bộ GD&ĐT là sẽ đưa ra mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào cao phù hợp với việc đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm. Mức điểm ngưỡng chất lượng sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu đào tạo của các địa phương vừa nâng cao chất lượng đồng thời cũng hạn chế tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ như hiện nay.
Theo Giaoducthoidai.vn
Học sinh giỏi mới được thi đại học sư phạm: Cách đối phó không hiệu quả Những năm gần đây việc tuyển sinh vào các trường sư phạm không còn hiệu quả như nhiều năm về trước. Trong khi nhiều học sinh không mặn mà với ngành sư phạm thì Bộ GD&ĐT lại vừa ban hành dự thảo trong đó nêu: "chỉ những học sinh đạt học lực loại giỏi năm lớp 12 mới được xét tuyển vào đại...