Tuyển sinh 2021: Học một ngành ra trường có thể làm ngành khác không?
Dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 không có quá nhiều thay đổi so với kỳ thi năm 2020 nhưng nhiều thí sinh vẫn đang băn khoăn về vấn đề điểm số trúng tuyển, ngành học và cơ hội việc làm.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Như Nghệ – phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, thí sinh nên đăng ký nhiều nguyện vọng ở nhiều tổ hợp khác nhau khi làm hồ sơ đăng ký thi thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.
Thí sinh cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng những tổ hợp xét tuyển của chính một ngành đào tạo, đặc biệt là khi đã có điểm. Thí sinh chớ nhầm tưởng rằng cứ điểm cao thì cơ hội trúng tuyển cũng cao.
“Nhiều trường hợp cứ nghĩ có điểm cao thì sẽ trúng tuyển mà không biết rằng mình điểm cao thì nhiều bạn cũng có điểm cao như mình. Vì vậy thí sinh hãy luôn tỉnh táo trước từng lựa chọn của mình tùy vào tình hình thực tế để tránh những đáng tiếc về sau”, ông Nghệ nói.
Ảnh minh họa
Về cơ hội việc làm sau khi ra trường, TS Bùi Hoài Thắng – Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, trước hết thí sinh cần xác định ngành nghề mình yêu thích, phù hợp với năng lực và thế mạnh, cân nhắc xem mình có đủ đam mê để theo đại học không.
Video đang HOT
“Không đủ đam mê sẽ khó ra trường, nói gì đến việc làm. Nếu cảm thấy mình không đủ đam mê, thí sinh nên chọn các bậc học thấp hơn hoặc học nghề. Hàng năm tỉ lệ sinh viên của trường tốt nghiệp khoảng 75%, khoảng 5% chuyển tiếp ra nước ngoài tiếp tục học tập.
Phần còn lại do chọn ngành nghề theo ba mẹ nên không đúng sở thích, từ đó không có đam mê, chán nản dẫn đến bị buộc thôi học”, ông Thắng cho biết thêm.
Hiện nay không ít thí sinh băn khoăn với sự biến động của thị trường lao động, thí sinh học ngành này nhưng có thể làm ngành khác. TS Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cho biết: “Thí sinh cần biết rằng trường ĐH là nơi cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất của ngành nào đó. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên đều được trang bị kiến thức nền và các kỹ năng mềm để có thể ứng dụng khi làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong những môi trường khác nhau.
Sinh viên đừng bao giờ nghĩ vừa ra trường đã có thể làm ở những vị trí tốt nhất mà mỗi chúng ta cần có ý thức tích lũy kinh nghiệm, rèn giũa kỹ năng ở những công việc nhỏ nhất để khi “ném vào đâu” chúng ta cũng sẵn sàng thích nghi một cách tốt nhất”.
Chia sẻ về những ngành thuộc khối xã hội – nhân văn, PGS.TS Bùi Thành Nam – Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết triển vọng việc làm về nhóm ngành tâm lý với các chuyên ngành tâm lý học lâm sàng, tâm lý tham vấn, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học xã hội… ở thời điểm hiện nay rất cao.
Ví dụ như ngành tâm lý học lâm sàng và tâm lý tham vấn có thể hỗ trợ trong việc chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán các bệnh về tâm thần hay tư vấn tổ chức khởi nghiệp, kinh doanh.
Chuyên ngành tâm lý học quản trị kinh doanh hiện đang có việc làm rất tốt vì bộ phận bán hàng rất cần người am hiểu lĩnh vực tâm lý học quản trị kinh doanh để nắm bắt tâm lý khách hàng, tham vấn cho lãnh đạo…
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm khảo thí, Phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội thì cho biết xu thế đào tạo đa ngành, liên ngành hiện nay đang rất phổ biến ở các trường đại học. Với cơ chế đào tạo mềm dẻo, một sinh viên có thể tiết kiệm thời gian để học song ngành.
Việc đào tạo liên ngành cũng cho phép sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn với các ngành gần nhau và cơ hội việc làm khác nhau. Vì thế, cơ hội công việc trong tương lai chẳng những tăng thêm mà còn tạo thuận lợi cho sinh viên ra trường điều chỉnh nghề nghiệp so với định hướng ban đầu.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2021
Năm 2021, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) dự kiến giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm trước đó.
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực năm 2020 - HÀ ÁNH
Sáng 5.1, PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết năm 2021 trường dự kiến giữ ổn định phương án tuyển sinh như năm 2020. Theo đó, trường sẽ tuyển sinh theo 5 phương thức.
Phương thức 1 là xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 với khoảng 30-60% tổng chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, không nhân hệ số, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Điểm xét tuyển phải thỏa mức điểm tối thiểu theo quy định.
Phương thức 2 là ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM cho 15-20% tổng chỉ tiêu. Cụ thể là xét học sinh giỏi thuộc các trường THPT chuyên, năng khiếu trên toàn quốc và các trường THPT thuộc nhóm các trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong ba năm gần nhất theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Phương thức 3 là xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT với 1-5% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 4 l à xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với 30-70% tổng chỉ tiêu.
Phương thức cuối cùng là xét thí sinh người nước ngoài hoặc tốt nghiệp THPT nước ngoài cho 1-5% tổng chỉ tiêu.
Trong đó, điều kiện cần của tất cả các phương thức xét tuyển là tốt nghiệp THPT. Chỉ tiêu tuyển sinh từng phương thức xét tuyển có thể được điều chỉnh theo tình hình thực tế.
Năm 2020, điểm trúng tuyển phương thức thi tốt nghiệp THPT các ngành như bảng sau:
Đại diện Bộ GD&ĐT "bật mí" những điểm mới nhất trong tuyển sinh đại học 2021 Chỉ còn vài tháng nữa, các em học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và sau đó là xét tuyển vào trường đại học, cao đẳng, đây là một trong những kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời. Thời điểm này thông tin về tuyển sinh năm 2021 có gì mới, đăng ký xét tuyển thế nào...