Tuyển sinh 2021: Dùng “tấm vé” chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có vào được đại học?

Theo dõi VGT trên

Thực hiện quyền tự chủ, nhiều cơ sở giáo dục đại học áp dụng các phương thức tuyển sinh khác nhau. Theo đó, thí sinh được sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để tham gia xét tuyển.

Tuyển sinh 2021: Dùng tấm vé chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có vào được đại học? - Hình 1

Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Sỹ Điền

Thực tế này khiến nhiều thí sinh và phụ huynh hiểu rằng có loại chứng chỉ trên sẽ có “tấm vé” vào đại học.

Điều kiện cần nhưng chưa đủ

ThS, luật sư Trịnh Hữu Chung – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định (TP Hồ Chí Minh) cho biết: Năm nay, nhiều trường áp dụng xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, trong đó có các trường khối ngành Y – Dược. Lâu nay, khối trường này chỉ sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, nhưng năm nay có những ưu tiên cho phương thức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Riêng Trường ĐH Y Hà Nội thông báo, mức điểm chuẩn để xét thí sinh có chứng chỉ quốc tế có thể thấp hơn từ 1 – 3 điểm so với xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Trường ĐH Y Dược TPHCM cũng xét tuyển với những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ. Đây là năm thứ 3, nhà trường sử dụng phương thức này trong tuyển sinh đại học hệ chính quy.

Xu thế chung của các trường là tăng cường năng lực ngoại ngữ cho sinh viên, tiến đến hội nhập quốc tế. Mặt khác, tăng cường tổ chức chương trình quốc tế trong đào tạo, trao đổi sinh viên với trường nước ngoài và tổ chức cho sinh viên thực tập ở nước ngoài… “Tôi cho rằng, việc xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là xu thế tất yếu và sẽ ngày càng được mở rộng, tạo cho thí sinh thêm cơ hội trúng tuyển đại học. Thí sinh có trình độ ngoại ngữ tương đương là một lợi thế khi học đại học và đi làm”, luật sư Trịnh Hữu Chung nhận định.

Trong quá trình tư vấn tuyển sinh, lãnh đạo Trường ĐH Gia Định nhận được nhiều câu hỏi của thí sinh với phương thức xét tuyển có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Nhiều thí sinh cho rằng, chỉ cần có chứng chỉ này sẽ được tuyển thẳng đại học. Tuy nhiên, theo luật sư Trịnh Hữu Chung, hiểu như vậy hoàn toàn không đúng, vì thực tế các trường đều có những điều kiện đi kèm.

Cũng theo luật sư Trịnh Hữu Chung, hiện có nhiều hình thức ưu tiên trong xét chứng chỉ như: Thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL iBT, TOEIC… đạt mức điểm nhất định theo quy định của từng trường sẽ được quy đổi sang điểm tương ứng của môn Tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển. Có trường xét tuyển dựa trên kết quả học bạ THPT kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Có cơ sở đào tạo xét tuyển học sinh giỏi và xét tuyển quá trình học tập cùng với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế…

“Phương thức xét kết hợp chứng chỉ có chỉ tiêu nhất định nên không ảnh hưởng nhiều đến thí sinh đăng ký các phương thức tuyển sinh khác. Tất nhiên, không phải thí sinh nào có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng trúng tuyển đại học 100%” – luật sư Trịnh Hữu Chung nhấn mạnh, đồng thời cho hay: Các trường coi chứng chỉ quốc tế là căn cứ để xem xét, sử dụng kết hợp với các phương thức xét tuyển khác. Do đó, việc có chứng chỉ quốc tế ngoại ngữ sẽ là một lợi thế.

Tuyển sinh 2021: Dùng tấm vé chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có vào được đại học? - Hình 2

Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ là lợi thế cho thí sinh khi xét tuyển đại học. Ảnh: Trường ĐH Kinh tế

Có đỗ, có trượt

Video đang HOT

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Viết Thái – Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) chia sẻ: Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là điều kiện quan trọng để áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp, nhưng không mang tính quyết định. Chẳng hạn như: Trường ĐH Thương mại áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế/chứng chỉ khảo thí quốc tế (ACT, SAT) còn hiệu lực đến ngày xét tuyển hoặc giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (bậc THPT) cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Hoặc học sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, theo tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành (chuyên ngành) đăng ký xét tuyển theo quy định của trường. Ngoài ra, trường cũng áp dụng phương thức kết hợp chứng chỉ trên với kết quả học tập bậc THPT.

“Vì chỉ tiêu có hạn (khoảng 10%), nhà trường sẽ xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ sinh viên. Điều này đồng nghĩa với việc, không phải thí sinh nào có chứng chỉ ngoại ngữ là chắc chắn trúng tuyển vào Trường ĐH Thương mại” – PGS.TS Nguyễn Viết Thái khẳng định.

Cho rằng, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là một trong những điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để thí sinh chắc chắn có được “tấm vé” vào đại học, theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà – Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), mỗi cơ sở đào tạo đều có đề án tuyển sinh riêng, với những quy định và hướng dẫn cụ thể về công tác xét tuyển, trong đó có phương thức xét tuyển kết hợp sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Do đó, mỗi trường sẽ có cách tính, hoặc quy đổi các chứng chỉ này theo thang điểm 10 khác nhau.

Vì thế, thí sinh cần nghiên cứu kỹ các phương án tuyển sinh, điều kiện xét tuyển đại học được nêu trong đề án tuyển sinh riêng. Nhiều cơ sở giáo dục đại học, nhất là những trường tốp đầu, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là một trong những điều kiện ưu tiên trong xét tuyển. “Thí sinh cần đặc biệt lưu tâm, đọc kỹ các điều kiện cần và đủ khi sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để tham gia xét tuyển, tránh bị “trượt oan”" – PGS.TS Phạm Mạnh Hà khuyến cáo.

Thí sinh, nhất là với những thí sinh học chương trình chất lượng cao, học bằng tiếng Anh lưu ý, chứng chỉ chỉ quyết định phần nào cơ hội trúng tuyển. Quan trọng, các em biết sử dụng lợi thế đó trong quá trình học tập và nghiên cứu tài liệu. - Luật sư Trịnh Hữu Chung

Tự chủ đại học không phải tự trị, không phải tự lo mà là xóa cơ chế xin-cho

Tự chủ đại học hiện nay áp dụng cho tất cả các trường, là bỏ cơ chế xin-cho, trao quyền cho các trường tự quyết các vấn đề của mình trên cơ sở hành lang pháp lý.

Tự chủ đại học đã không còn là một khái niệm mới mẻ, song điều quan trọng là phải hiểu như thế nào cho nhất quán, cho đúng về tự chủ đại học.

Năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Đã có 23 trường đại học công lập được thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 77. Điều kiện để tự chủ là các trường cam kết tự đảm bảo kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư.

Năm 2018, tự chủ đại học với tất cả các trường đại học không phân biệt công hay tư, tự đảm bảo tài chính hay không, đã được luật hóa theo Luật 34/2018/QH14, và cụ thể hóa trong Nghị định 99/2019/NĐ-CP, đồng thời được thể hiện qua hàng loạt những nghị quyết, các chỉ thị của Đảng, của Chính phủ. Thế nhưng, quá trình triển khai vẫn gặp không ít những vướng mắc.

Tự chủ đại học không phải tự trị, không phải tự lo mà là xóa cơ chế xin-cho - Hình 1

Tiến sĩ Lê Trường Tùng cho rằng, cần phải phân biệt đúng giữa tự chủ đại học và tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công lập. (Ảnh: Thùy Linh)

Trong cuộc trao đổi mới nhất với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lê Trường Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học cao đẳng Việt Nam, Thành viên Hội đồng Quốc gia về Giáo dục và Phát triển nhân lực, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT nói rằng, sở dĩ chúng ta gặp những khó khăn trong việc thực hiện triển khai là vì đang có tình trạng nhận thức chưa thống nhất, chưa đầy đủ, thậm chí còn nhầm lẫn về khái niệm "tự chủ đại học". Khi nhận thức khác nhau, không đi vào bản chất của tự chủ trong giáo dục đại học, thì triển khai có nhiều vướng mắc cũng là chuyện bình thường.

Hai khái niệm tự chủ

Theo ông Lê Trường Tùng, cần phải phân biệt hai khái niệm tự chủ: tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm cả các trường đại học) với tự chủ trong giáo dục đại học (cũng áp dụng cho các trường đại học công lập).

Tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học công lập được triển khai theo nghị quyết 77/NQ-CP năm 2014 và nghị định 16/NĐ-CP năm 2015, quy định mức độ tự chủ phụ thuộc vào mức độ tự túc tài chính trong chi thường xuyên và chi đầu tư. Trên cơ sở tự túc sẽ được tự chủ về chuyên môn nghiệp vụ, về tổ chức nhân sự và về tài chính tài sản.

Bởi lẽ đó, khi nói về tự chủ đại học thì nhiều người vẫn đồng nhất tự chủ là tự túc, khi không nhận ngân sách nhà nước thì được trao các quyền tự chủ.

Theo ông Lê Trường Tùng, việc thí điểm tự chủ đại học theo Nghị quyết 77/NQ-CP và nghị định 16/NĐ-CP không phản ánh đúng bản chất của tự chủ trong giáo dục đại học. Điều này dẫn đến tình trạng các trường thấy rằng trường mình đã tự túc được thì không cần đến chỉ đạo của các cơ quan có liên quan khác nữa, biến tướng mô hình tự chủ trên nền tảng tự túc trở thành mô hình tự trị.

Từ khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018 được thông qua, tự chủ đại học trở thành quyền của các trường đại học cả công lập và tư thục. Các trường đại học công lập dù vẫn là đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng từ 2018, khi nói đến tự chủ trong giáo dục đại học thì tự chủ không bao hàm ý phải "tự túc" nữa.

Luật Giáo dục Đại học quy định điều kiện để được tự chủ trong chuyên môn nghiệp vụ, về tổ chức nhân sự và về tài chính tài sản của các trường không còn liên quan đến mức độ tự túc, mà chỉ liên quan đến việc trường có được Hội đồng trường, đã được kiểm định chất lượng và ban hành được các quy định quản trị nội bộ phù hợp hay chưa.

Do nhầm tự chủ đại học là tự đảm bảo tài chính, nên nhiều người hiểu rằng tăng học phí ở các trường đại học là do phải tự chủ tự túc tài chính. Trong khi mục đích chính của việc tăng học phí là có được nguồn lực phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh chi phí đầu tư một sinh viên Việt Nam đang ở ngưỡng thấp nhất thế giới.

Nhà nước vẫn phải có nghĩa vụ cấp kinh phí hỗ trợ cho các trường đại học, do dịch vụ giáo dục đại học mang tính công ích, người học khi đi làm không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.

Tự chủ là không còn cơ chế xin - cho

Bản chất của tự chủ đại học là thiết lập được hành lang pháp lý phù hợp để các trường đại học được quyền tự quyết trong các hoạt động của mình, thay cơ chế dưới đề xuất - trên phê duyệt (cơ chế xin - cho) bằng cơ chế thực hiện - báo cáo - giải trình - hậu kiểm.

Mức độ tự chủ được xác định bằng việc số các hành lang pháp lý nhiều hay ít, mỗi hành lang rộng hay hẹp. Mức độ hợp lý của các hành lang pháp lý là không phải quá rộng để dẫn đến tự do vô chính phủ, nhưng phải đủ rộng, đủ thông thoáng.

"Khi tự chủ sẽ không còn việc các cơ quan quản lý cầm tay chỉ việc như trước đây, khiến các trường muốn làm gì cũng phải hỏi, phải xin phép, phải chờ phê duyệt. Bên cạnh đó, nhà nước vẫn cần hỗ trợ các trường khó khăn, chứ không phải trao quyền cho trường để đổi lấy việc cắt ngân sách" - ông Lê Trường Tùng cho biết.

Tự chủ trong giáo dục đại học cho các trường quyền tự quyết trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Ví dụ trong lĩnh vực chuyên môn, các trường được tự quyết định về chỉ tiêu tuyển sinh theo cách tính toán chỉ tiêu được quy định mà không cần phải chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường không cần xin mở ngành mà tự quyết theo quy định về điều kiện mở ngành. Hoặc các trường dựa vào hành lang pháp lý để quyết định liên kết với các trường nước ngoài.

Trước kia, các trường muốn làm những việc nêu trên đều phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn bây giờ thì đã có hành lang pháp lý để các trường đại học hoạt động, và các cơ quan quản lý nhà nước cũng dựa vào hành lang pháp lý này để kiểm tra, giám sát.

Cơ quan chủ quản?

Tự chủ trong giáo dục cần hiểu là không còn phải xin - cho, Bộ Giáo dục và Đào tạo không phải đóng vai Ban Tổng Giám Hiệu cầm tay chỉ việc cho các trường đại học nữa. Việc tự chủ không phải khi nào cũng liên quan đến cái gọi là có hay không cơ quan chủ quản.

Ví dụ như một trường đại học thuộc Bộ Công thương với cơ quan chủ quản là Bộ Công thương, nhưng nếu chưa tự chủ thì chỉ tiêu, mở ngành vẫn phải nộp hồ sơ chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét phê duyệt. Khi đó nếu như bỏ cơ quan chủ quản thì sẽ là bỏ sự quản lý của Bộ Công thương hay của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

"Trong môi trường tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học được chủ động triển khai các hoạt động theo hành lang pháp lý quy định, và trong hành lang pháp lý này quyền quyết định thuộc về trường, không cần phải xin - cho bất kỳ cơ quan nào khác.

Trong Luật Giáo dục Đại học không có khái niệm "cơ quan chủ quản", mà chỉ còn khái niệm "cơ quan quản lý trực tiếp", ông Lê Trường Tùng nhấn mạnh.

Trong thể chế xã hội tổ chức theo hình chóp thì nói chung, mỗi một tổ chức theo ngành dọc đều thuộc một tổ chức cao hơn quản lý trực tiếp. Tầm cỡ như các đại học quốc gia cũng có cơ quan quản lý trực tiếp là Chính phủ.

Cần phải hiểu rằng, tự chủ không có nghĩa là tự túc, mà tự chủ cũng không có nghĩa là tự trị. Quyền tự chủ giới hạn trong khung pháp lý, và sẽ không phải là quyền tự do tuyệt đối.

Trong các quy định quản lý nhà nước cũng đã từng có giai đoạn triển khai mạnh việc bỏ bộ chủ quản với các doanh nghiệp nhà nước nhằm 3 mục đích: nâng cao tính tự chủ, tránh ỷ lại; xóa bỏ tính khép kín, cát cứ, cục bộ; đồng thời nhằm tránh cơ quan chủ quản "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Mục tiêu thứ 3 rất quan trọng để tránh tình trạng các bộ ngành vừa quản lý nhà nước vừa có các tổ chức của mình hoạt động trong chính lĩnh vực đó. Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay ngoài chức năng quản lý nhà nước thì cũng đang là chủ quản quản lý trực tiếp vài chục trường, và bỏ cơ chế chủ quản liệu có phải là bắt đầu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không?

Ông Lê Trường Tùng cho rằng: "Trường nào cũng phải có cơ quan quản lý trực tiếp. Khi nói đến cơ chế chủ quản, việc quan trọng không phải là bỏ hay không cơ các quan quản lý cấp trên, mà có hành lang pháp lý phân định rõ đâu là thẩm quyền của trường, đâu là thẩm quyền của cơ quan quản lý trực tiếp, đâu là thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên tinh thần đảm bảo tự chủ cho các trường đại học, không còn cơ chế xin - cho như thời chưa tự chủ trước năm 2019".

Tầm quan trọng của tự chủ

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, chất lượng của giáo dục đại học được đo bằng việc có cung cấp được năng lực chất lượng cao để nâng cao ưu thế cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hay không.

Thời buổi kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0, không còn mạnh thắng yếu, mà là nhanh sẽ thắng chậm. Ưu thế đầu tiên của tự chủ giáo dục đại học là cho phép các trường ra quyết định nhanh hơn, năng động hơn khi được bỏ qua các thủ tục xin - cho gây tắc nghẽn như trước đây.

Cơ chế tự chủ cũng tạo điều kiện cho các trường đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong dạy và học, khi đổi mới sáng tạo đang trở thành điểm nhấn cơ bản của xã hội, của nền kinh tế thông minh dựa trên chuyển đổi số hiện nay.

Ông Lê Trường Tùng nhấn mạnh: "Trường đại học tự chủ thì sẽ có được tầng lớp cán bộ giảng viên tự chủ. Và cũng chỉ tự chủ thì các trường mới có thể hy vọng sinh viên đại học tốt nghiệp - chủ nhân tương lai của đất nước có được tư duy và kỹ năng tự chủ, đổi mới sáng tạo".

Cuối cùng việc tự chủ không còn xin - cho cũng sẽ góp phần giảm bớt các tiêu cực xã hội do cơ chế xin - cho tạo nên, tạo môi trường giáo dục trong sạch hơn, tử tế hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn vét t.iền hưu từ quỹ gia đình, tặng đồng bào lũ lụt: "Các con tôi nói ba lớn rồi, ba giữ t.iền làm gì, ba đóng hết đi, có gì tụi con lo cho"
12:56:03 23/09/2024
Người phụ nữ bàng hoàng bị ngân hàng lấy mất 34 tỷ trong thẻ, công an vào cuộc
13:31:17 23/09/2024
Hôn lễ 73 tỷ: Trần Kiều Ân và chồng thiếu gia visual đỉnh cao, nhưng Minh Đạo và dàn phù rể toàn nam thần Đài Loan mới hot
15:08:07 23/09/2024
Câu trả lời chính thức vụ Diệp Lâm Anh và chồng cũ cùng ăn tối sau phiên đấu giá 120 triệu
14:14:24 23/09/2024
Quang Lê - Thúy Nga công bố chuyện "có bầu", dân tình bỗng nhắc Hà Thanh Xuân?
13:29:10 23/09/2024
Thanh niên phụ vợ bán xôi "hữu duyên" viral khắp cõi mạng: Outfit đi làm đa dạng nhưng bộ nào cũng ám ảnh
13:00:21 23/09/2024
'Sếp em Mailisa' 'bóc mẽ' gia cảnh con dâu, kịch tính như phim Hàn, yêu chiều?
15:16:06 23/09/2024
MC Tố Quyên: Nữ MC bị "ném đá" vì kém duyên trong show của Tuấn Hưng và Duy Mạnh
14:08:13 23/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

18 giây t.ố c.áo HIEUTHUHAI đạo nhái Jung Kook?

Nhạc việt

18:08:21 23/09/2024
Trên một diễn đàn showbiz, một bài đăng tiến hành so sánh sự giống nhau giữa instrumental của ca khúc Quay Đi Quay Lại - HIEUTHUHAI với siêu hit của em út nhóm nhạc toàn cầu.

Phim mới của Jung Hae In chiếu 10 ngày thu hơn 1000 tỷ quá đỉnh: Thành công bậc nhất 2024?

Hậu trường phim

18:03:21 23/09/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Đố anh còng được tôi (tựa Anh: I, the executioner ) đang tạo nên một cơn sốt cực kỳ lớn tại phòng vé Hàn Quốc.

Ngoại lệ của Kpop: Nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc nựng má nam thần tượng "đỉnh lưu" toàn cầu nhưng không gây fanwar

Nhạc quốc tế

18:00:19 23/09/2024
Đêm encore thứ hai của IU, fan Kpop bùng nổ phản ứng trước sự xuất hiện của hai thành viên nhóm nhạc toàn cầu - V và j-hope.

"Bà trùm" thẩm mỹ viện Mailisa cưới giúp việc cho con trai: Mẹ chồng khen con dâu có IQ cao!

Netizen

17:55:41 23/09/2024
Được biết Mỹ Duyên là con dâu cả của doanh nhân Mailisa. Cô kết hôn với Tuấn Anh - con trai riêng của Mailisa với người chồng trước. Cặp đôi đã về chung một nhà được hơn 10 năm nay, hiện cặp đôi có 2 bé.

Quảng Bình - Hà Tĩnh: Mưa lũ chia cắt hơn ngàn hộ dân, 1 học sinh bị cuốn trôi

Tin nổi bật

17:49:26 23/09/2024
Trên địa bàn xã Thượng Hóa hiện vẫn đang xảy ra mưa lớn, chính quyền địa phương đang tiếp tục theo dõi tình hình ngập lụt, đưa ra những phương án phù hợp nhằm đảm bảo việc di chuyển của người dân.

Israel khuyến cáo người dân Liban tránh lui tới các địa điểm liên quan Hezbollah

Thế giới

17:44:03 23/09/2024
Khi được các phóng viên hỏi về khả năng Israel thực hiện tấn công trên bộ vào Liban, ông Hagari khẳng định Israel sẽ làm mọi thứ cần thiết để đưa những người dân đã sơ tán ở miền Bắc nước này trở về nhà an toàn.

Lisa để lộ "bằng chứng" YG chèn ép, giờ rời xa là... bão job!

Sao châu á

17:38:11 23/09/2024
Từ chối tái ký hợp đồng với YG sau 7 năm gắn bó, Lisa liên tiếp có những bước tiến mới trong sự nghiệp, thậm chí là còn khởi sắc hơn thời ở công cũ. Nhiều người cho rằng đây là quyết định sáng suốt của nữ thần tượng gốc Thái Lan.

HÓNG: Động thái lạ của của "bà trùm Hoa hậu" trước tin 1 "con cưng" sắp rời công ty Sen Vàng

Sao việt

17:14:09 23/09/2024
Đến mới đây, trên mạng xã hội rộ tin Bảo Ngọc - Á hậu 1 Miss World Vietnam 2022, Hoa hậu Liên lục địa 2022 sắp nối gót Mai Phương rời công ty Sen Vàng.

Bom tấn 2024 k.iếm t.iền ngoài mong đợi, khủng tới mức NPH phải bối rối, không biết tiêu đâu cho hết

Mọt game

17:11:44 23/09/2024
Làng game thế giới trong năm 2024 đã khởi đầu với rất nhiều những bất ngờ thú vị, trong đó không thể bỏ qua sự xuất hiện của Palworld

Video: Chị đẹp Mỹ Linh lại gây sốt vì vũ đạo ở mùa 2!

Tv show

17:00:57 23/09/2024
Vào tối 22/9, chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 đã đăng tải đoạn video mới trên fanpage. Trong clip kéo dài khoảng gần 1 phút, diva Mỹ Linh chiếm spotlight vì khoảnh khắc nhún nhảy đầy tự tin.

Loại quả giàu kali, màu sắc xanh tươi, đem nấu canh với tôm cực bổ thích hợp cho mọi lứa t.uổi, lại còn giúp thanh nhiệt giải độc

Ẩm thực

16:56:04 23/09/2024
Canh mướp đậu Hà Lan tôm có vị ngọt thanh, dễ làm và rất ngon, mỗi miếng canh đều mang đến cảm giác thỏa mãn và thích thú!