Tuyển sinh 2020: Rộng cơ hội việc làm với ngành tham vấn học đường
Các chuyên gia cho rằng, ngành tham vấn học đường (TVHĐ) đang “khát” nhân lực nên được dự báo sẽ “hot” trong tương lai. Tới đây, CTGDPT mới được triển khai, TVHĐ đóng vai trò quan trọng, thí sinh theo học ngành này sẽ đón đầu xu hướng.
Sinh viên ngành Tham vấn học đường tại Trường ĐH Văn Lang.
“Khát” nhân lực
Theo TS Hoàng Gia Trang – Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội): Xã hội càng phát triển, càng đặt ra những vấn đề phức tạp về mối quan hệ giữa con người với con người. Trong lĩnh vực giáo dục, cần quan tâm đến mối quan hệ giữa học sinh với nhau; giáo viên với học sinh và các chủ thể liên quan khác.
Trong thời gian qua, vấn đề bạo lực học đường xảy ra ở một số nơi, một bộ phận giáo viên có hành vi ứng xử với học sinh thiếu chuẩn mực; phụ huynh hành hung giáo viên… Thực trạng trên đòi hỏi sự trợ giúp của các chuyên viên TVHĐ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các trường phổ thông đang “khát” nhân lực ở lĩnh vực này.
TS Hoàng Gia Trang viện dẫn: Theo Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ GD&ĐT đặt ra yêu cầu các trường từ tiểu học, đến THPT cần có phòng, tổ tư vấn tâm lí. Do đó, nhu cầu nhân lực về TVHĐ là rất lớn. Hiện nay, nhiều trường dân lập và quốc tế có bộ phận TVHĐ để trợ giúp cả học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên.
“Theo số liệu của Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV – Bộ GD&ĐT, khoảng 70.000 giáo viên cần được tham gia bồi dưỡng kiến thức về tư vấn tâm lí. Còn theo tính toán của chúng tôi, nếu cứ 3 trường phổ thông có 1 chuyên viên tham vấn chuyên nghiệp, chúng ta cần khoảng 10.000 người cho 30.000 trường phổ thông trên cả nước” – TS Hoàng Gia Trang dẫn giải.
Cho rằng, TVHĐ là một chuyên ngành còn rất mới đối với nước ta, TS Hoàng Gia Trang chia sẻ: Hiện nay, mới chỉ có Trường ĐH Giáo dục được ĐH Quốc gia Hà Nội cho phép đào tạo chuyên ngành này ở trình độ cử nhân và thạc sĩ. Sinh viên sẽ được trang bị kĩ năng nghề nghiệp như: Nhận diện các khó khăn tâm lí của học sinh, sử dụng công cụ đánh giá, phân tích vấn đề; rèn luyện các kĩ năng tham vấn hỗ trợ giải quyết vấn đề; xây dựng kế hoạch hỗ trợ người học, cha mẹ học sinh, giáo viên, nhà trường; xây dựng chương trình dự phòng ở trường học…
Video đang HOT
Ảnh minh họa/ INT
Cơ hội việc làm rộng mở
Về cơ hội việc làm, TS Hoàng Gia Trang cho hay: Sinh viên chuyên ngành TVHĐ có nhiều cơ hội để làm việc tại các trường phổ thông sau khi ra trường. Như đã nói ở trên, nhiều trường thành lập phòng TVHĐ nhưng chưa có người chuyên trách. Các trường nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đều có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên TVHĐ.
Ngoài ra, các tổ chức, trung tâm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cũng tuyển dụng nhân viên tham vấn. Do đó, khi sinh viên tích cực học tập và rèn luyện tốt các kĩ năng nghề nghiệp, cơ hội việc làm rất rộng mở. Nếu học xong thạc sĩ thì có thể thành lập trung tâm tham vấn, tham gia hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này.
TS Hoàng Trung Học – chuyên gia tâm lý học đường, Trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) chia sẻ: Các nghiên cứu trên thế giới chỉ rõ, để bảo đảm hỗ trợ tốt cho thầy – trò trong các nhà trường, cứ 300 học sinh, cần 1 chuyên gia tâm lý học trường học. Như vậy, nhân lực tâm lý học trường học, nhất là các chuyên gia được học chuyên sâu về Tâm lý học lâm sàng làm nhiệm vụ đánh giá, trị liệu tâm lý học đường còn rất hạn chế.
“Là người được đào tạo về lĩnh vực TVHĐ và công tác trong ngành Giáo dục, chúng tôi thực sự mong chờ những cơ chế phù hợp, để các chuyên gia tâm lý học đường có thể phát huy tốt nhất vai trò, nghiệp vụ của mình trong hệ thống giáo dục, góp phần hỗ trợ thành công thầy – trò trong việc triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới” – TS Hoàng Trung Học nhấn mạnh.
Theo TS Hoàng Trung Học, về bản chất, đổi mới chương trình giáo dục là đổi mới cách tiếp cận giáo dục, từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Trong cách tiếp cận năng lực, từ chương trình, sách giáo khoa, tổ chức các hoạt động dạy học cần có sự thay đổi căn bản, trong đó những hỗ trợ tâm lý.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, vấn đề bảo đảm sức khỏe tâm thần cho học sinh và sự phát triển hài hòa trong đời sống tinh thần của các em được nhấn mạnh trong một số hoạt động giáo dục cũng như nội dung chương trình giảng dạy, đặc biệt là trong hoạt động giáo dục trải nghiệm, kỹ năng sống.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, để giải quyết được một khối lượng công việc lớn mang tính chuyên môn sâu này, các giáo viên trong nhà trường hiện tại khó đảm nhận được vì đang quá tải với các nhiệm vụ, và do tính chất phức tạp của công việc hỗ trợ tâm lý. Do đó, rất cần một lực lượng chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp làm công tác tư vấn và hỗ trợ các thầy/cô trong nhà trường. Vì vậy, việc đào tạo chuyên gia tâm lý học trường học làm công tác hỗ trợ, tham vấn tâm lý và giáo dục kỹ năng sống là cần thiết, đón đầu xu hướng phát triển của đổi mới giáo dục.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể là tư vấn viên trong lĩnh vực TVHĐ, đảm nhiệm các vị trí: Chuyên viên TVHĐ chuyên trách tại cơ sở giáo dục; Cán bộ hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực TVHĐ; Chuyên viên phụ trách công tác TVHĐ; Cán bộ phụ trách các hoạt động liên quan đến phát triển hệ thống TVHĐ: Trong các đoàn thể, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ sở dịch vụ tâm lý giáo dục… – GS.TS Nguyễn Quý Thanh – Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Tư vấn mùa thi: Học công nghệ thông tin được hưởng cơ chế đặc thù
Cơ hội việc làm sau khi ra trường là một vấn đề được thí sinh quan tâm nhiều nhất trong các chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên.
Nhóm ngành công nghệ thông tin được hưởng ưu đãi đặc thù - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Điều này càng thể hiện rõ trong chương trình tư vấn mùa thi được truyền hình trực tiếp trên Đài phát thanh - truyền hình Đắk Nông, đồng thời trực tuyến trên thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Ưu tiên ra sao?
Một thí sinh đặt câu hỏi tới chương trình: "Ngành công nghệ thông tin được hưởng ưu tiên trong đào tạo, nếu trúng tuyển sẽ được ưu tiên như thế nào?".
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết từ năm 2018, nhóm ngành công nghệ thông tin và du lịch được hưởng cơ chế đặc thù. Thí sinh trúng tuyển các ngành khác được phép chuyển qua hai ngành này học.
Các doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo, giảng dạy, tuyển dụng việc làm. Ở nhóm ngành nói trên có 40% giảng viên từ lực lượng doanh nghiệp. Theo tiến sĩ Nhân, có sự ưu đãi đặc thù này bởi đây là hai nhóm ngành có nhu cầu lao động rất lớn.
Tiến sĩ Nhân cũng cho biết riêng ngành công nghệ thông tin, nhu cầu lao động sẽ còn rất lớn trong 5 - 10 năm nữa.
"Sinh viên tốt nghiệp, chúng tôi muốn giữ lại để làm giảng viên với mức lương 14 - 15 triệu đồng/tháng, nhưng không giữ được ai. Bởi các sinh viên giỏi có công việc bên ngoài với mức thu nhập còn tốt hơn nữa. Dù nhu cầu ngành này rất lớn, nhưng tôi khuyên các em để học được cần có nền tảng, đừng chỉ có đam mê không thì rất khó ra trường", tiến sĩ Nhân nhắn gửi.
Một thí sinh khác gửi tới chương trình câu hỏi: "Ngành khoa học máy tính có giống ngành công nghệ thông tin? Học ngành này sẽ thực hành như thế nào?". Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH quốc tế Sài Gòn, cho biết ngành khoa học máy tính sẽ cần nghiên cứu nhiều hơn. "Năm nay trường có 2 chuyên ngành mới của khoa học máy tính, đó là an ninh mạng và mạng máy tính. Để theo học khối ngành này cần nền tảng tiếng Anh tốt, tư duy logic tốt để không bị "đuối", học lực môn toán phải từ 6,5 trở lên, chứ dưới 6,0 thì khó để theo đuổi", thạc sĩ Cao Quảng Tư cho hay.
Học ngành gì để có việc làm tại quê nhà?
Một học sinh ở Đắk Nông đặt câu hỏi: "Em muốn sau khi học ĐH xong sẽ về quê hương để làm việc, em muốn học khối ngành công nghệ, nhưng nên chọn ngành nào?". Thầy Vũ Quang Huy, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay để học khối ngành công nghệ, các em không chỉ cần giỏi mà cần có các tố chất như sự kiên trì, nhẫn nại, tập trung cao độ, cẩn thận, tỉ mỉ. Song song với việc học, các em sẽ được thực hành sớm. Các thí sinh ở Đắk Nông, có thể học các ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm".
Một bạn trẻ đặt câu hỏi: "Ngành kỹ thuật dược khác gì ngành dược, ra trường làm gì?". Thạc sĩ Phạm Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm hợp tác doanh nghiệp và giới thiệu việc làm Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, tư vấn: "Kỹ thuật dược học bào chế, nghiên cứu, ra trường không được kinh doanh bán thuốc, còn dược sĩ sẽ học tổng quan hơn, ra trường sẽ được phép kinh doanh bán thuốc.
Chọn ngành trước, chọn trường sau
Đó là những lưu ý của các chuyên gia tư vấn trong chương trình. Thạc sĩ Phạm Thanh Bình lưu ý học sinh nên tìm hiểu ngành sẽ đăng ký theo sở thích, đam mê, năng lực. Chọn ngành là tiên quyết, sau đó hãy tìm hiểu thông tin và chọn trường. Không nên làm ngược lại.
Cùng quan điểm này, thầy Vũ Quang Huy lưu ý thêm hiện nay cơ hội trúng tuyển ĐH của các thí sinh rộng mở hơn rất nhiều, nên hãy suy nghĩ chọn ngành nghề phù hợp.
Còn thạc sĩ Cao Quảng Tư khuyến khích các thí sinh nên quan tâm chính sách học bổng ở các trường, nhất là các em học giỏi nhưng gặp rào cản kinh tế.
Nên nộp sớm nếu xét tuyển học bạ
Một thí sinh quê Đắk Nông hỏi: "Em muốn học ở Đà Nẵng thì nên làm như thế nào?". Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, nói nhà trường có đào tạo 30 ngành, gần 68 chuyên ngành. Theo thống kê, nhiều thí sinh ở Đắk Nông chọn hình thức xét tuyển bằng điểm thi THPT và bằng học bạ THPT.
"Năm nay, cách xét học bạ sẽ thuận lợi cho các em ở xa. Lưu ý, điểm trúng tuyển đợt xét học bạ thứ 2 phải cao hơn đợt 1, vì thế lời khuyên của chúng tôi tới các em là nếu xác định xét tuyển học bạ thì nên nộp sớm".
Nhiều trường ĐH công lập tăng học phí chóng mặt, có ngành gần 90 triệu đồng/năm Năm học 2020-2021, nhiều trường đại học đã có những điều chỉnh mức học phí chênh lệch khá nhiều so với các năm học trước. Vừa qua, nhiều trường Đại trên cả nước đã bắt đầu công bố đề án tuyển sinh trong năm học 2020-2021.Cùng với đó, các trường cũng đã ra thông báo về mức học phí dự kiến mà tân...