Tuyển sinh 2020: Không ‘đu’ theo ngành hot
Nên chọn ngành, chọn nghề như thế nào để sau 4 năm nữa ra trường không bị thất nghiệp là quan tâm của các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là hết hạn đăng ký hồ sơ thi và xét tuyển, vẫn có thí sinh băn khoăn không biết nên chọn ngành “hot” hay theo năng lực của mình.
Thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh 2020 vừa qua Ảnh: Như Ý
Nên chọn ngành theo học sau đó chọn trường
Em Phạm Thị Anh Quân, học sinh Trường THPT Trưng Vương (Văn Lâm, Hưng Yên) nói chỉ có một sở thích là được theo đuổi ngành Ngôn ngữ tiếng Trung. Chính vì vậy Quân dự định đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ tiếng Trung, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Thăng Long.
“Em đam mê ngôn ngữ tiếng Trung từ bé và đã đi học thêm các khóa đào tạo tiếng Trung được một năm để chuẩn bị cho việc xét tuyển, theo học ĐH. Việc lựa chọn đăng ký xét tuyển theo yêu thích của em cũng được bố mẹ, và thầy cô giáo ủng hộ. Em mong muốn ra trường sẽ làm phiên dịch hoặc du lịch”- Quân chia sẻ.
Cùng trường với Quân, em Nghiêm Thu Hương cho biết sẽ đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Hàn của trường ĐH Hà Nội. Tuy nhiên, Hương chưa có định hướng cụ thể sau này mà chỉ cố gắng thi đỗ vào trường ĐH, sau đó mới tính đến chuyện làm việc gì khi ra trường.
Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương, PGS. TS Lê Thị Thu Thủy cho biết, qua các đợt tư vấn tuyển sinh cho thấy, năm 2020 xu hướng chọn ngành nghề không khác nhiều những năm trước nhưng thí sinh đã có sự lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn. Những năm trước thí sinh căn cứ ngành nào điểm cao mặc định là ngành “hot” để nộp hồ sơ; năm nay nhiều thí sinh có học lực tốt, điểm học tập cao đã biết căn cứ theo năng lực, sở trường để lựa chọn ngành học.
Video đang HOT
“Một ngành có rất nhiều trường đào tạo, vấn đề là thí sinh chọn ngành nào, trường nào là quan trọng. Vì vậy, trước tiên thí sinh nên chọn ngành theo học sau đó chọn trường. Ngoài ra, môi trường học tập, chất lượng đào tạo của trường đại học cũng là yếu tố để thí sinh cân nhắc lựa chọn”- PGS. TS Thủy cho biết.
ào tạo theo cam kết 3 bên
Việc đăng ký xét tuyển phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển, khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Thủy lợi, PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, xu thế chọn ngành nghề của thí sinh vẫn hướng vào những ngành “hot” khối kinh tế, công nghệ, quản lý… Trong khi khối kỹ thuật nhu cầu nhân lực nhiều nhưng số lượng, xu hướng đăng ký xét tuyển chỉ ở mức vừa phải. Một trong những nguyên nhân do thông tin về ngành nghề cũng như tư vấn để thí sinh hiểu được ngành nghề khối kỹ thuật vẫn chưa tốt. Vì vậy, cần có sự tư vấn, thông tin thiết thực để thí sinh hiểu được nhu cầu các ngành nghề đào tạo, từ đó lựa chọn đăng ký xét tuyển hiệu quả.
Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long cho rằng, thí sinh đăng ký xét tuyển nên dựa trên cơ sở năng lực, mong muốn sở thích của chính các em. Mặt khác, ngưỡng chất lượng xét tuyển của cơ sở đào tạo cũng là yếu tố thí sinh cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển. Ngoài ra, về phía cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo cần có phân tích tường tận để thí sinh, phụ huynh nắm bắt được nhu cầu nhân lực, xu hướng ngành nghề lâu dài, không phải thời điểm trước mắt. Vì vậy, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cũng như một số trường thực hiện hợp tác với doanh nghiệp và cam kết với sinh viên theo kiểu cam kết ba bên: “nhà trường-sinh viên-doanh nghiệp” để chia sẻ nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho xã hội và giúp thí sinh nắm vững hơn những dự báo trong tương lai nhu cầu việc làm. Là trường có nhiều khối ngành kỹ thuật, với 2.400 chỉ tiêu, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải có 17 mã ngành xét tuyển trong năm 2020.
Ngoài phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, trường cũng đưa ra các phương thức xét tuyển khác như: xét tuyển thẳng, xét tuyển theo học bạ THPT… Điểm đáng chú ý, để đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, tạo đầu ra cho thí sinh sau khi học xong ĐH, trường có 250 chỉ tiêu xét tuyển theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Sinh viên khi vào học sẽ được hỗ trợ học phí, học bổng, thực tập hưởng lương, tốt nghiệp có việc làm tại doanh nghiệp đặt hàng.
Cùng gắn với nhu cầu xã hội, trường ĐH Lâm nghiệp có hơn hai nghìn chỉ tiêu thuộc tám khối ngành đào tạo với nhiều phương thức xét tuyển như: Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020; xét tuyển theo học bạ học tập THPT và xét tuyển thẳng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Theo đại diện trường ĐH Lâm nghiệp, thời gian qua, trường đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác trong việc hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty, viện nghiên cứu. Vì vậy, trong tuyển sinh năm 2020 nhà trường mở rộng xét tuyển theo đơn đặt hàng của bộ ngành và UBND các tỉnh, viện nghiên cứu, doanh nghiệp…
Để đăng ký xét tuyển hiệu quả, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương cho rằng thí sinh cần bảo đảm ba yếu tố: Thứ nhất, không nên chọn ngành đăng ký xét tuyển theo trào lưu mà nên chọn ngành theo đam mê, phù hợp sở trường; thứ hai, trong đăng ký xét tuyển, để có thể đỗ vào ngành, trường mong muốn cần sắp xếp phù hợp các nguyện vọng; thứ ba, các trường đều có các kênh tư vấn khác nhau cho nên nếu thí sinh có gì thắc mắc nên mạnh dạn hỏi để có lựa chọn tốt nhất.
Nhắn gửi teen 2K2: Đừng để bị "dắt mũi" bởi những quan niệm nghề nghiệp lỗi thời!
Chọn nghề, chọn ngành chưa bao giờ là chủ đề hết hot, nhất là đối với teen 2K2 trong những ngày gần đây. Xác định được đam mê, khả năng của mình là yếu tố giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhưng sẽ thật "tai hại" khi bạn hiểu sai về nghề.
"Không giỏi Toán thì đừng học Kinh doanh"
Chắc hẳn đó là câu nói bạn hay nghe mọi người nói nhiều nhất với ai đó khi họ "lỡ" không giỏi Toán.
Không những vậy, teen nhà ta còn gặp biết bao "định kiến" về nghề nghiệp từ mọi người xung quanh. Ví dụ học sinh chuyên Văn thì "đừng dại" mà học Kinh tế. Hay học sinh chuyên Toán, Lý, Hóa thì phải học ngành Kỹ thuật, Kinh tế, không nên học khối ngành xã hội vì "lãng phí tài năng".
Chia sẻ về điều này, Bảo Thy (sinh viên Đại học Kinh Tế TP.HCM) chia sẻ: "Mình học chuyên Văn nên gia đình và mọi người mặc định mình sẽ học Sư phạm hoặc Báo chí. Cho đến khi mình quyết tâm vào Kinh tế thì vừa bị ngăn cản vừa bị "hù dọa" sẽ không theo được."
Chỉ có chính bản thân bạn mới thực sự hiểu bạn là ai? Nguồn ảnh: Dribbble
Và "định kiến" còn bị xây dựng bởi tính cách,giới tính, xu hướng đám đông, "độ hot" của ngành. Những bạn "hiền quá" thì bị cho chỉ hợp với nghề giáo viên, văn thư,... Còn muốn học Kinh doanh thì phải "lươn lẹo" mới sống nổi. Bên cạnh đó, có những ngành được mặc định học ra sẽ "giàu", học ra sẽ "không thất nghiệp". Hay quen thuộc hơn nữa là "ngành này chỉ dành cho con gái thôi" và "con gái học ngành chi?"
Nhưng sự thật có như chúng ta vẫn tin?
"Giải mã" nghề bạn chọn
Đồng ý rằng những ngành liên quan đến Kinh tế như Marketing, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh,... cần khả năng tư duy nhanh nhạy để làm việc hiệu quả hơn. Nhưng những bạn vốn "nhạy chữ" hơn "nhạy số" vẫn có thể theo đuổi được ngành nếu bạn thực sự yêu thích và có đủ quyết tâm. Đặc biệt, khi bạn có khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp khéo léo sẽ là lợi thế trong việc tiếp xúc, gặp gỡ đối tác, khách hàng nữa đó.
Thúy Dung (sinh viên ngành Kiểm toán) "khoe": "Thật ra những con số không quá khô khan như mọi người nghĩ đâu. Nghề Kiểm toán ngoài việc tính toán số liệu thì tụi mình còn được học về việc nền kinh tế nước nhà vận hành ra sao, cách thu thập dữ liệu,... Nhờ việc học tốt Văn, mình khá thuận lợi khi giao tiếp với khách hàng,với cả việc báo cáo kiểm toán nữa."
Teen ơi, đừng lo ngại mình "không thể" vì chỉ cần nghiêm túc với ước mơ sẽ ổn thôi! Nguồn: Internet
Còn với những teen team Tự nhiên trót "trúng thính" khối ngành xã hội cũng đừng vội lo. Vì các ngành này dù dùng đến "rất nhiều chữ" nhưng với tư duy logic, khả năng sắp xếp thời gian hợp lí, giải quyết công việc nhanh nhẹn,... và sự quyết tâm, không ngừng học hỏi của mình, các bạn sẽ thành công.
Điều quan trọng không phải chúng ta học Tự nhiên hay Xã hội, là giới tính nào hay ngành nào sẽ "không thất nghiệp", mà chính là chúng ta có mơ đủ lớn hay không? "Viên than đá" nào rồi cũng sẽ "hóa kim cương" khi trải qua đủ áp lực nhất định.
"Ngôi trường" nào dành cho teen
Chọn được ngành mình muốn quan trọng một thì chọn trường quan trọng mười. Bởi chọn đúng môi trường thích hợp, teen sẽ được phát huy hoàn toàn khả năng của mình. Cùng xem nhà Hoa tung ra tuyệt chiêu nào cho bạn đây:
- Chọn trường với mức học phí "không làm ba mẹ ta đau đầu".
- Chọn nơi đào tạo ngành nghề đó tốt nhất và cho sinh viên nhiều cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp.
- Và một nơi không chỉ "đỉnh" về mặt chất lượng đào tạo mà còn có hàng ngàn hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ "khủng" cũng là điều đáng để teen cân nhắc.
Ngôi trường trong mơ của teen trót dính thính khối ngành Kinh tế. Nguồn: Internet
Hy vọng với chia sẻ từ những anh chị đi trước, teen nhà Hoa sẽ có sự lựa chọn sáng suốt cho hành trình sắp tới nhé!
Quản trị khách sạn đang là ngành "hot" Chon nganh, chon nghê la quyêt đinh quan trong cua các ban tre trươc ngương cưa cuôc đơi. Bên canh đam mê va năng lưc cua ban thân, cac ban cân tim hiêu nganh nghề để bản thân phat triên tiêm năng của mình, để trở thành hành trang của tương lai Nhưng năm gân đây, ngành Du lịch luôn la nganh thu...