Tuyển sinh 2020: Học 4 năm có 2 bằng đại học
Chương trình đào tạo thứ 2 (bằng kép) đang được các sinh viên quan tâm, bởi lẽ trong cùng 1 khoảng thời gian học, sinh viên có thể nhận được hai bằng đại học khi tốt nghiệp và nhiều cơ hội việc làm
Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đào tạo Bằng kép cho sinh viên nhiều nhất tại Việt Nam.
Hàng năm, ĐHQGHN tuyển sinh cho hơn 100 chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao, tiên tiến, tài năng bậc đại học thuộc nhiều lĩnh vực như Kinh tế, Tài chính ngân hàng, Ngoại ngữ, Luật, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Y – Dược và Giáo dục.
Tất cả những sinh viên của ĐHQGHN đều có cơ hội học bằng kép tại các Khoa, trường đại học thành viên như: Trường Đại học Kinh tế, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Khoa Quốc tế, Khoa Luật.
Lãnh đạo ĐHQGHN cho biết, sinh viên học bằng kép có nhiều lợi thế, được học thêm ngành thứ hai, nhất là với sinh viên không đỗ nguyện vọng 1 vào ngành mình yêu thích thì nay có cơ hội để hiện thực hóa; tư duy liên ngành hơn nhờ có thêm kiến thức và các hệ lý thuyết; tiếp cận nhiều ngành nghề đào tạo; được nhận hai bằng cử nhân chính quy gần như cùng một thời điểm tốt nghiệp.
Đơn cử, Trường ĐH Kinh tế có 4 chương trình bằng kép: Ngành tài chính – ngân hàng dành cho sinh viên ngành kinh tế và kinh tế phát triển của trường; ngành kinh tế quốc tế, tài chính – ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ; ngành kinh tế phát triển dành cho sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
Trường ĐH Ngoại ngữ tuyển thí sinh cho chương trình đào tạo bằng kép ngành ngôn ngữ Anh với đối tượng là sinh viên Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Luật và sinh viên hệ chính quy ngoài Khoa Sư phạm tiếng Anh của trường.
Video đang HOT
Sinh viên học Luật kết hợp bằng kép Kinh tế, với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp cùng quá trình giao thương kinh tế trong thời hội nhập sẽ tạo ra những thách thức lớn trong kinh doanh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến pháp luật kinh tế.
Điểm mới trong năm 2020, Trường Đại học Giáo dục đã mở rộng các chương trình đào tạo bằng kép cho sinh viên. Ngoài các ngành của Trường ĐHKH Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ thì năm nay sinh viên sẽ được học bằng kép các ngành: Quản trị Kinh doanh, Kinh tế Quốc tế, Kinh tế Phát triển thuộc Trường ĐH Kinh tế; ngành Công nghệ Thông tin ( Trường ĐH Công nghệ); ngành Luật (Khoa Luật).
Nhu cầu nhân lực ở ngành Luật với sự hiểu biết về kinh tế sẽ ngày một tăng, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các bạn trẻ theo đuổi ngành học này.
Học Luật kết hợp với bằng kép Kinh tế sẽ là sự lựa chọn thông minh dành cho các bạn trẻ định hướng rõ hơn về tương lai của mình..
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường, ngoại ngữ là chìa khóa quan trọng trong sự phát triển cá nhân bản thân cũng như tổ chức doanh nghiệp.
Sinh viên học Ngoại ngữ có thể kết hợp với bằng kép Kinh tế bởi vì các Tập đoàn lớn đều đang khát nhân lực giỏi ngoại ngữ – vững chuyên môn.
Tuy nhiên, các sinh viên cần lưu ý, học bằng kép là cơ hội nhưng cũng là một thách thức. Việc học bằng kép đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ, thật sự nỗ lực, chăm chỉ.
Từ đó sinh viên sẽ được rèn luyện khả năng tư duy nhạy bén, quản lý và sắp xếp thời gian sao cho hợp lý, làm việc hiệu quả và chịu được áp lực. Đó là nền tảng để sinh viên rèn luyện và hoàn thiện bản thân trước khi bước ra cánh cổng trường đại học.
Nên học ngành gì trong khối Kinh tế để có việc tốt?
Khối ngành Kinh tế luôn dẫn đầu trong sự lựa chọn ngành học và cơ hội việc làm cao cho thí sinh nhiều năm qua. Tuy nhiên, mỗi chuyên ngành sẽ có đặc thù riêng về công việc và phù hợp với năng lực của từng người.
Cơ hội việc làm luôn rộng mở với những thí sinh chọn đúng nghề phù hợp với năng lực và nhu cầu của xã hội. Ảnh: Huyên Nguyễn
Thống kê dựa trên số hồ sơ và nguyện vọng đăng ký dự thi nhiều năm qua, khối ngành Kinh tế luôn dẫn đầu trong sự lựa chọn của thí sinh. Đây cũng là khối ngành được đào tạo ở nhiều trường đại học, cao đẳng nhất hiện nay với cơ hội việc làm cũng mở rộng.
Theo chuyên gia tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngành Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị khách sạn quốc tế, Quản trị thương hiệu, Marketing thương mại... là những ngành nghề rất hot trong mùa tuyển sinh 2020.
Khi theo học ngành Kinh doanh quốc tế bên cạnh những kiến thức chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nghiệp vụ, kĩ năng cụ thể về các vấn đề thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài...
Đồng thời, kĩ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh... chính là những thế mạnh của các cử nhân Kinh doanh quốc tế.
Trong khi đó, sinh viên theo học ngành Quản trị khách sạn quốc tế sẽ có kiến thức tốt về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, văn hóa, xã hội; có năng lực chuyên sâu về quản trị khách sạn, du lịch với tư duy, cách tiếp cận, phân tích mang tính khoa học, logic.
Kĩ năng làm việc nhóm, làm việc trong môi trường áp lực, cường độ công việc cao, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao đối với nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp ngành khách sạn trong bối cảnh quốc tế, toàn cầu hóa.
Nhu cầu thị trường của quản trị khách sạn quốc tế cũng rất lớn, chính vì vậy mà PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo Trường Đại học Ngoại thương cho biết năm 2020, nhà trường sẽ mở thêm ngành Quản trị khách sạn dưới hình thức chương trình chất lượng cao chuẩn quốc tế.
Các chuyên gia tuyển sinh cũng chỉ ra cơ hội việc làm ngành Kinh tế - luật rất rộng lớn, học xong sinh viên có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. Đây là khối ngành rất nhiều trường đào tạo, nhiều chương trình đào tạo: hợp tác quốc tế, tiên tiến, chất lượng cao...
Tuy vậy, để phát triển tốt ở ngành học này, các em cần lưu ý đến khả năng ngoại ngữ đảm bảo yêu cầu, giao tiếp thành thạo, thì cơ hội việc làm mới cao.
Nhóm ngành Kinh tế luôn "hot" nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo về hiện tượng chọn ngành "thời thượng", nhưng rồi lại thất nghiệp. Nguyên nhân là do các em chỉ có thê thành công nêu biêt chọn ngành nghê phù hợp với năng lực và ngành nghê xã hội đang thực sự cân. Việc chạy theo những ngành "thời thượng" nhưng đang dư thừa lao động là sự lựa chọn sai lâm - PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục cho hay.
"Thực tê gân đây những ngành thuộc nhóm Kinh tế như Quản trị kinh doanh, Thương mại, Ngân hàng, Tài chính... vôn là những cái tên khá "hot" đang được cảnh báo dư thừa nhân lực.
Thây không khuyên các em bỏ qua những ngành nghê như vậy nêu bản thân thật sự yêu thích nhưng thây khẳng định rằng, càng là ngành nghê "hot" thì độ sàng lọc càng cao. Các em chỉ nên chọn những ngành nghê đó khi có năng lực, đam mê thực sự thì sẽ không lo ra trường không có việc làm", ông Nam nhấn mạnh.
Thí sinh nào nên chọn học ngành kinh tế-ngân hàng-luật? Khối ngành kinh tế luôn dẫn đầu trong sự lựa chọn ngành học của thí sinh nhiều năm qua. Tuy nhiên, thí sinh nào mới thực sự phù hợp với ngành học này và cơ hội việc làm ra sao? Ngọc Dương Ngày 21.2, Báo Thanh Niên tổ chức buổi thứ 3 chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình về chủ đề...