Tuyển sinh 2020: Giải pháp nào đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh?
Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh 2020, lãnh đạo các trường ĐH đã đóng góp nhiều ý kiến để quá trình tuyển sinh đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh.
Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm 2020, lãnh đạo các trường đại học đã đóng góp nhiều ý kiến để quá trình tuyển sinh của các trường đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh. Đó là vấn đề về tư vấn tuyển sinh, đào tạo nhân lực cho các vùng đặc thù…
Những năm gần đây, trong khối trường thuộc lực lượng vũ trang vẫn có hiện tượng thí sinh đủ điểm trúng tuyển, nhưng khi khám sức khỏe lần 2 lại không đủ tiêu chuẩn dẫn đến không được nhập học. Theo đại diện Học viện Kỹ thuật quân sự, nguyên nhân gồm cả chủ quan và khách quan, trong đó không loại trừ nguyên nhân do tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình thí sinh chờ kết quả thi. Trong trường hợp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những quy định riêng để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
“Học viên trúng tuyển rồi nhưng khi bắt đầu nhập học lại phải kiểm tra sức khỏe một lần nữa, nếu như các em không đảm bảo sức khỏe là các em không được theo học. Bởi vì ngoài chuyện sức khỏe kiểm tra chưa được chặt chẽ nhưng cũng có thể có những cái bất ngờ xảy ra trong thời gian các em trúng tuyển đến lúc các em nhập học. Tất cả lúc đấy các trường đều đóng hết rồi. Chúng tôi cũng kiến nghị khi nếu các em không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để nhập học vào khối trường vũ trang thì vẫn có thể được học ở các trường khác, chứ không lúc đó các em tự dưng không có chỗ nào để học”, vị đại diện này cho biết.
Về mức điểm chuẩn trong khối ngành Y dược, ông Ngô Thanh Bình, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Y dược Thái Bình cho biết, qua công tác tuyển sinh từ năm 2015, trong việc đào tạo nhân lực cho khu vực “3 Tây” (gồm Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ), mức điểm trúng tuyển của những thí sinh này thấp hơn 2 điểm so với những thí sinh khác, song sinh viên vẫn có thể hòa nhập và học tập tốt. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cân nhắc việc giảm mức điểm này xuống còn 1 điểm như dự thảo.
“Với tiêu chí thấp hơn 2 điểm so với điểm trúng tuyển của trường đối với ngành sức khỏe, tôi thấy các em ở các địa phương vẫn hòa nhập tốt, học tập tốt, tương đương với các bạn trúng tuyển với điểm xét tuyển của nhà trường. Tuy vậy, trong quy chế năm nay dự kiến điểm này chỉ còn có 1 điểm, tức là thấp hơn 1 điểm, chúng tôi đề nghị Bộ cân nhắc thêm vì có thể là trong việc thi cử, chênh nhau 1 điểm đối với ngành sức khỏe và đặc biệt là ngành y khoa với điểm chuẩn khoảng trên dưới 24 điểm tùy từng trường thì việc thấp hơn 2 điểm thì các em vẫn có thể theo học được”, ông Bình cho hay.
Video đang HOT
Một vấn đề khác cũng được nhiều trường đề cập đó là trong mùa tuyển sinh năm 2019, chỉ hơn 63% thí sinh trúng tuyển đợt 1 nhập học, nguyên nhân một phần do các trường chưa làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp cho thí sinh. Ông Dương Thăng Long, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà nội cho rằng khi sinh viên học ngành nghề không phù hợp với năng lực, sở trường sẽ dẫn đến chất lượng đầu ra không đạt yêu cầu. Vì vậy, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa trường đại học, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông trong tư vấn hướng nghiệp cho thí sinh.
“Hiện nay, công tác hướng nghiệp vẫn đang triển khai nhỏ lẻ ở các trường. Đôi khi các trường phổ thông tư vấn nhưng không hiểu, hoặc chưa hiểu hết được các ngành nghề, định hướng đào tạo các trường đại học thì rõ ràng tư vấn ấy chưa đến đích. Chúng ta có nhóm xét tuyển, hay có các nhóm trường đại học thì hãy triển khai công tác tư vấn tuyển sinh ngay từ trước khi đăng ký, thậm chí rất mong sự vào cuộc của các Sở, các trường phổ thông để khi các trường phổ thông tư vấn hướng nghiệp thì cũng có thông tin từ các trường đại học. Đặc biệt là chúng ta sử dụng tư vấn trực tuyến hiện nay đang là xu thế”, ông Long nhận định.
Đại diện các trường đại học cũng đề nghị các trường phổ thông hướng dẫn, kiểm tra kỹ hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia, phiếu đăng ký xét tuyển đại học của thí sinh để tránh những sai sót các thông tin về ngành nghề đăng ký dự thi, mã đối tượng… để đảm bảo quyền lợi của thí sinh khi xét tuyển./.
Theo VOV
Tuyển sinh 2020: ảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh
Những trường hợp bất khả kháng, những sai sót không đáng có qua mỗi mùa tuyển sinh cần phải được rút kinh nghiệm để đảm bảo tối đa quyền lợi cho thí sinh..., đó là ý kiến của lãnh đạo các trường H nói về mùa tuyển sinh 2020.
Cần đảm bảo quyền lợi tối đa cho sinh viên khi tuyển sinh. Ảnh: Như Ý
ề xuất các trường phối hợp
Chia sẻ về những điểm cần thay đổi trong kỳ xét tuyển CĐ, ĐH 2020, đại diện Học viện Kỹ Thuật quân sự cho rằng, trong khối ngành quân sự, thí sinh xét tuyển vào trường phải trải qua 2 vòng khám sức khỏe. Trong đó, vòng 1 khám trước khi làm hồ sơ xét tuyển ĐH. Đến khi có điểm thông báo trúng tuyển, thí sinh tiếp tục kiểm tra sức khỏe lần 2, nếu đủ tiêu chuẩn mới được nhập học.
Những năm gần đây vẫn có hiện tượng thí sinh khám sức khỏe lần 1 tại địa phương đạt yêu cầu, nhưng đến khi kiểm tra tại các trường lại không đạt nên không được nhập học. Nhưng lúc này hầu hết các trường ĐH khác đều đã kết thúc thời gian xét tuyển. Do đó, đại diện trường Học viện Kỹ thuật quân sự đề nghị Bộ GD&ĐT cần có những quy định riêng với những trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
"Ngoài việc kiểm tra sức khỏe chưa được chặt chẽ, còn nhiều tình huống bất ngờ xảy ra trong thời gian đợi kết quả thi THPT quốc gia. Ví dụ như có em không may bị tai nạn, tay có dị tật... có thể không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng với lực lượng vũ trang thì kể cả những điểm rất nhỏ cũng không được chấp nhận, lúc này cần có quy chế để chuyển các em sang những trường khác", đại diện Học viện Kỹ thuật quân sự nêu ý kiến.
Thầy Ngô Thanh Bình, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Y dược Thái Bình cho rằng công tác tuyển sinh CĐ, ĐH 2019 vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó phải kể đến sự phối hợp giữa các trường phổ thông và ĐH chưa tốt, khiến thí sinh vất vả.
"Khi chúng tôi tiếp nhận thí sinh trúng tuyển thì phát hiện có rất nhiều em bị sai về đối tượng tuyển sinh. Khi áp dụng mã đối tượng, có thể cán bộ làm công tác hướng dẫn tuyển sinh tại các trường phổ thông nhầm lẫn giữa tiêu chí xét tuyển và tiêu chí xét tốt nghiệp, do đó đối tượng bị sai.
Điều này khiến các em không đủ điều kiện xét tuyển vào trường, chúng tôi lại phải căn cứ vào kết quả thi, hướng dẫn các em liên hệ với các trường ở nguyện vọng tiếp theo để đăng ký nhập học. Do đó, đề nghị với những trường hợp sai sót trong quá trình khai báo, làm hồ sơ, do yếu tố khách quan, các trường cùng phối hợp để đảm bảo quyền lợi thí sinh", ông Bình đề xuất.
Quy định không khả thi so với thực tế
Nói về mức điểm chuẩn trong khối ngành Y dược, theo ông Ngô Thanh Bình, qua công tác tuyển sinh từ năm 2015, trong việc đào tạo cho khu vực "3 Tây" (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ), mức điểm trúng tuyển của những thí sinh này thấp hơn 2 điểm so với những thí sinh khác, song sinh viên vẫn có thể hòa nhập và học tập tốt. Do đó, trong quy chế năm nay, dự kiến mức điểm này giảm xuống còn 1 điểm, nên thầy Bình kiến nghị Bộ GD&ĐT cần cân nhắc thêm.
Đối với đào tạo liên thông, thầy Bình cho biết, hiện trên cả nước không có y sĩ trình độ cao đẳng mà chủ yếu là trình độ trung cấp. Nếu thực hiện theo quy định, những đối tượng này muốn học liên thông phải thi cùng các thí sinh thi THPT quốc gia. Điều này dẫn đến thực tế buồn là các trường không thể tuyển sinh hệ liên thông. Thầy Bình dẫn chứng, năm 2019, có những trường đặt chỉ tiêu tuyển sinh hệ liên thông là 100, nhưng chỉ tuyển được 10-20 sinh viên.
Đại diện trường ĐH Y Thái Bình đề xuất, nên có ngưỡng đảm bảo chất lượng với đối tượng liên thông và đào tạo chính quy riêng. "Ngay trường ĐH Y Hà Nội ở các phân hiệu khác nhau, mức điểm chuẩn đã khác nhau, dù bằng cấp là như nhau. Như vậy, với những thí sinh có bằng trung cấp, thậm chí đi làm ở những vùng sâu, vùng xa cũng phải đáp ứng ngưỡng điểm như những thí sinh lớp 12 có thời gian ôn luyện để thi sẽ rất khó", thầy Bình băn khoăn.
Trong khi đó, theo PGS Nguyễn Văn Khải, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, chất lượng đào tạo được tạo nên từ nhiều yếu tố, không chỉ từ chất lượng đầu vào. Hiện nhân lực ngành y tế ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo rất khó khăn. Muốn tạo nền tảng vững chắc phải đào tạo tại chỗ, đào tạo liên thông cho những cán bộ y tế địa phương đã có bằng trung cấp hoặc cao đẳng.
Với đối tượng thí sinh này, dự thảo quy chế sửa đổi năm nay, Bộ yêu cầu điểm sàn khối ngành sức khỏe tương đương với thí sinh xét tuyển ĐH chính quy, tức phải đạt học lực loại giỏi (điểm trung bình chung các môn văn hóa THPT đạt từ 8 trở lên), hoặc tốt nghiệp THPT loại giỏi... "Yêu cầu như thế này không khả thi với thực tế, vì người đáp ứng được nếu có cũng rất ít", PGS Khải nói.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, dù hình thức đào tạo như thế nào thì tốt nghiệp vẫn là bằng đại học. Do vậy không thể nói chính quy có ngưỡng điểm đầu vào rất cao, còn hình thức khác thì không cần quy định ngưỡng hay có điểm đầu vào thấp hơn. Vùng cao, vùng xa, nơi không tuyển sinh được thì phải điều chỉnh bằng chính sách khác. Vừa qua Chính phủ ban hành nghị định về việc đặt hàng đào tạo bằng kinh phí nhà nước, Bộ GD&ĐT cũng đang xin ý kiến hướng dẫn nghị định này.
Lo ngại thiếu giáo viên Tin học, Ngoại ngữ
Nêu ra những bất cập trong công tác tuyển sinh khối ngành sư phạm, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường H Sư phạm Hà Nội cho biết, trong những năm gần đây, việc đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đã giúp các trường sư phạm tuyển được những sinh viên có chất lượng đầu vào khá hơn so với những năm trước. Song thầy Minh lo ngại rằng, khi Bộ GD&T triển khai chương trình giáo dục mới, sẽ cần tính đến lượng giáo viên Tin học, Ngoại ngữ để đảm bảo đủ nhu cầu. "Hiện có rất nhiều sinh viên học ngành Tin học, Ngoại ngữ, nhưng khi ra trường không làm giáo viên, giảng viên do liên quan đến thu nhập. Nếu Bộ GD&T không có những cơ chế, giải pháp thu hút thí sinh vào các ngành này thì chỉ 1-2 năm tới sẽ thiếu trầm trọng giáo viên Tin học, Ngoại ngữ", thầy Minh nêu thực tế.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Sinh viên đi học trở lại: Vẫn nhiều băn khoăn Đi học trở lại thì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, chậm đi học lo ảnh hưởng kinh tế. Đây chính là những băn khoăn mà các trường đại học phân trần tại buổi họp về công tác phòng chống dịch Covid - 19 do UBND TP HCM chủ trì, diễn ra ngày 6/3. Cho sinh viên đi học lại - mỗi trường...