Tuyển sinh 2020: Đừng quá lo về chất lượng nguồn tuyển
Dịch Covid-19 khiến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có những thay đổi theo hướng đơn giản hơn. Chính vì thế, lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ khiến xã hội không khỏi lo lắng về chất lượng đầu vào.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên phổ thông và các chuyên gia giáo dục lại đặt tin tưởng vào kỳ thi này.
Một buổi tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2019. Ảnh: T.G
Trường nào thí sinh đó
Thí sinh lớp 12 tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 làm 4/5 bài thi, trong đó có 3 bài bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp ( Khoa học Tự nhiên (KHTN) và Khoa học Xã hội (KHXH)).
Thầy Lại Tiến Đẩu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông (Nam Định) cho rằng: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được giao cho địa phương tổ chức có thể yên tâm về việc đánh giá khách quan, chính xác kết quả. Thầy Đẩu phân tích: Với những dư âm không hay về việc tổ chức và kết quả thi ở một số địa phương năm 2018, năm nay việc địa phương được giao tổ chức thi với vai trò chính sẽ tăng thêm trách nhiệm, tổ chức kỳ thi theo đúng nghĩa, an toàn, nghiêm túc. Hơn ai hết các cấp chính quyền địa phương và ngành Giáo dục hiểu nếu để diễn ra tình trạng gian lận trong thi cử, những người được giao tổ chức và giám sát thi tại địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và dư luận. Thế nên việc tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế là điều hiển nhiên.
Trường nào thí sinh đó, việc phân hóa thí sinh dự thi và xét tuyển ĐH đã đi vào nền nếp từ nhiều năm nay. Thầy Đỗ Đại Đoàn, Hiệu trưởng Trường THPT Quan Lạn (Quảng Ninh) cho rằng: Tuy không phải Kỳ thi THPT quốc gia, nhưng ý nghĩa của kỳ thi vẫn sẽ như cũ. Kết quả thi không chỉ để xét tốt nghiệp mà còn là căn cứ xét tuyển vào ĐH. Vì ý nghĩa như vậy, tôi cho rằng đề thi bảo đảm việc phân hóa thí sinh tốt. Thực tế cho thấy những năm gần đây, đề thi THPT quốc gia luôn đáp ứng tốt yêu cầu đó. Năm nay chắc chắn cũng sẽ như vậy.
Video đang HOT
Các chuyên gia Trường ĐH Y tế công cộng tư vấn tuyển sinh trực tuyến năm 2020. Ảnh: Ngọc Lan
Chuyên gia nói gì?
Đồng quan điểm với hiệu trưởng các trường THPT, nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhận định: Năng lực học tập và nhu cầu người học sẽ quyết định việc đăng ký vào học trường nào. Thực tế cho thấy các trường đều muốn có nguồn tuyển tốt. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc yếu tố khác, trường có đủ uy tín để hấp dẫn người học không.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội) phân tích: Trường ĐH Ngoại thương luôn lấy điểm cao nhất trong khối các trường đào tạo kinh tế. Thế nên, thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường phải qua 2 vòng, vòng 1 là tâm lý. Thực tế cho thấy rất nhiều thí sinh giỏi nhưng e dè đăng ký xét tuyển vào trường vì lo không trúng tuyển. Tâm lý này là thật và cần được thông cảm. Qua được vòng 1 đến vòng 2. Đó là thí sinh thực sự xuất sắc mới vượt qua những bạn khác để chính thức trúng tuyển. Trả lời được hai câu hỏi này, nói lên quyết định lựa chọn của thí sinh buộc phải chính xác khi năng lực học tập đến đâu, lựa chọn trường nào cho hợp lý.
Còn theo PGS.TS Lê Văn Thanh, nguyên Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội: Trên cơ sở năng lực học tập của mình, suy tính để đưa ra lựa chọn trường mình yêu thích. Đưa ra quyết định chính xác là điều khó với sĩ tử tuổi 18. Nhưng tôi cho rằng hơn ai hết, chính mình mới hiểu được năng lực học tập ở mức nào. Tự tin nhưng phải trên cơ sở tính toán hợp lý, cũng không nên quá tự ti.
Thực tế phân tích từ các cơ quan chức năng và tâm lý xã hội cho thấy, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được triển khai nghiêm túc, kết quả thi bảo đảm để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Trường ĐH, CĐ cũng dành lượng chỉ tiêu lớn cho hình thức xét tuyển này. Thế nên, thí sinh hoàn toàn có thể yên tâm sẽ trúng tuyển vào ngành học mà mình yêu thích. Điều lưu tâm duy nhất là cùng ngành học, nhưng điểm xét tuyển cao thấp sẽ rất khác nhau theo độ hot của từng trường. Đánh giá chính xác năng lực học tập, lựa chọn trường, ngành phù hợp là điều cần được tính kỹ.
Đến thời điểm này, ở các trường ĐH, CĐ, công tác tư vấn tuyển sinh đang là tâm điểm. Không chỉ tư vấn ngành nghề, nhà trường còn đưa ra lời khuyên với thí sinh để giúp các bạn có được quyết định cuối cùng phù hợp nhất. Năm nay, về cơ bản các hoạt động xét tuyển ở các trường ĐH sẽ như năm 2019, với những trường lấy điểm xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, điểm trúng tuyển sẽ được tính từ trên xuống dưới cho đến hết chỉ tiêu ở từng ngành, trường. Chắc chắn đề thi sẽ được phân hóa tốt để bảo đảm chất lượng nguồn tuyển cho các trường. Thế nên thí sinh cần sáng suốt khi đưa ra quyết định cuối cùng chọn trường, ngành học.
Lựa chọn ngành học theo sở thích hay nhu cầu việc làm?
Trước mùa tuyển sinh 2020, nhiều bạn trẻ vẫn đang băn khoăn câu hỏi 'chọn ngành gì?' giữa đam mê và nhu cầu thực của xã hội.
Ảnh minh họa
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) giải đáp một số thắc mắc của thí sinh trước mùa tuyển sinh 2020:
Hiện nay, thời gian nộp hồ sơ đến gần nhưng nhiều em học sinh vùng cao hoặc vùng nông thôn gặp khó khăn về điều kiện tìm hiểu ngành học? Theo cô, nên chọn ngành học theo sở thích hay là căn cứ vào nhu cầu việc làm?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Theo quy định, sau khi các trường đã công bố đề án tuyển sinh, thí sinh có ít nhất 30 ngày để lựa chọn đăng ký xét tuyển (cùng thời điểm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT) vào các ngành nghề đào tạo mà các trường đại học, cao đẳng đã công bố. Tuy vậy, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến vào khoảng 28/8), thí sinh vẫn có quyền điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng (qua hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu tại điểm tiếp nhận). Như vậy, thí sinh có nhiều thời gian để ra quyết định cuối cùng về ngành nghề mà mình muốn theo học, căn cứ vào năng lực, sở trường của thí sinh.
Việc lựa chọn ngành học căn cứ vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là đam mê, ước vọng và năng lực cá nhân; tiếp theo cần xem xét các yếu tố như điều kiện hoàn cảnh cụ thể của gia đình, nhu cầu của thị trường lao động hiện tại và tương lai...
Chúc các em nhiều ý chí, nỗ lực để đạt tới thành công, lựa chọn được trường đại học phù hợp, hoàn thành được mơ ước của mình!
Xin hỏi chính sách ưu tiên trong tuyển sinh 2020 có gì khác không, thưa cô?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Năm nay, quy định về tuyển thẳng, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh về cơ bản không có gì thay đổi so với các năm trước. Thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng sẽ được sử dụng quyền ưu tiên xét tuyển (tuy nhiên các mức ưu tiên xét tuyển do các trường quy định).
Thí sinh cần tra cứu thông tin tuyển sinh của các trường để biết các thông tin về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Thí sinh xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng phải nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển về các sở giáo dục và đào tạo trước ngày 20/7/2020.
Quy định về tổ chức xét tuyển năm nay có giống năm 2019 không?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1 năm 2020 như năm 2019. Do đó, nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng kí xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng kí dự thi THPT. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường, tuy nhiên, các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên (khâu này không có thay đổi so với 2019).
Thí sinh đăng ký vào trường có sơ tuyển (các trường Công an, Quân đội) hoặc xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn năng khiếu, thì cần phải thực hiện theo các quy định của trường (tham dự sơ tuyển, tham dự các kỳ thi do năng khiếu do trường tổ chức).
Đối với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường: có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến, nộp hồ sơ xét tuyển qua bưu điện hoặc nộp tại trường đại học. Thí sinh cần theo dõi đề án tuyển sinh của trường để nắm được các quy định về thời gian và phương thức tuyển sinh.
Như vậy, với việc Bộ GDĐT tiếp tục hỗ trợ về cơ sở dữ liệu và quy trình xét lọc ảo, điều này giúp thí sinh và nhà trường giảm chi phí, thời gian, công sức, đi lại đăng ký, tiếp nhận các hồ sơ nguyện vọng...
Một thí sinh có N nguyện vọng chỉ cần làm 01 bộ hồ sơ nộp đăng kí 01 nơi, thống nhất một kiểu mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển, kinh phí, điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Do vậy, công tác xét tuyển nguyện vọng và lọc ảo cơ bản ổn định như các năm trước. Thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng...
Có thể thấy năm nay hầu hết các trường đều dùng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển, trong khi đề thi chỉ phục vụ mục đích xét tốt nghiệp. Với học sinh giỏi, học sinh chuyên rất lo lắng khi mà dải điểm để phân loại hẹp sẽ gây khó trong xét tuyển vào các trường top trên. Xin cô cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
Tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các trường, điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong các căn cứ nhà trường dành chỉ tiêu để xét tuyển.
Năm 2020 theo chủ trương, các địa phương chủ trì kì thi tốt nghiệp THPT, nhưng đồng thời Bộ GD&ĐT vẫn ra đề thi đảm bảo tính phân hóa, lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kì thi; khâu thanh tra - giám sát có sự tham gia phối hợp của các cán bộ giảng viên các trường đại học. Theo tôi, kết quả thi đảm bảo độ tin cậy để các trường sử dụng xét tuyển nên các thí sinh yên tâm.
Đối với một số ngành có độ cạnh tranh cao với nhiều thí sinh giỏi đăng kí xét tuyển, các trường sẽ chủ động đưa ra các tiêu chí phụ để chọn lựa thí sinh phù hợp vào học.
Bảo đảm hai mục tiêu: Dạy học tốt, chống dịch lâu dài Ghi nhận tại Trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), TP Hà Nội, đến ngày 3-5, nhà trường đã tổ chức tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn trường đến 14 lần, phun phòng dịch sốt xuất huyết... Đặc biệt, nhà trường cũng có riêng phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho HS, giáo viên trong tình huống có sự...