Tuyển sinh 2012: Hàng loạt ngành học phải đóng cửa
Hôm nay “chốt hạ” thời gian xét tuyển của kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Mùa tuyển sinh năm nay kéo dài hơn mọi năm, thế nhưng tình hình tuyển sinh ở nhiều trường còn khó khăn hơn các năm trước, hàng loạt ngành học phải đóng cửa.
Giảm gần 50% thí sinh nhập học
Trường ĐH Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long) tuy là một trong những trường áp dụng chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng tỷ lệ học sinh nhập học chỉ đạt 30% so với chỉ tiêu.
Ông Nguyễn Cao Đạt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, cho biết trường chỉ tuyển được khoảng 700 thí sinh, đạt 30% so với chỉ tiêu. Trong khi đó, năm ngoái con số này là 80%.
“Kéo dài thời gian tuyển sinh cũng vậy, không hề có lợi cho các trường vì nguồn tuyển đã cạn”, ông Đạt nói thêm.
Các trường ngoài công lập khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng cùng chung cảnh ngộ như Trường ĐH Tây Đô, ĐH Võ Trường Toản…: vẫn khó tuyển thí sinh.
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM – Ảnh: Hoàng Quyên
Ông Lê Văn Toàn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết mặc dù được phép tuyển sinh kéo dài đến cuối tháng 11 nhưng từ đầu tháng 10, học sinh đã nhập học. “Có kéo dài nữa thì cũng chỉ vài ba thí sinh đến nộp hồ sơ nên trường đã cho các em nhập học sớm để ổn định việc học”, ông Toàn cho biết.
Không chỉ các trường ngoài công lập, trường công lập ở các địa phương cũng gặp khó khăn như Trường ĐH Bạc Liêu, đến nay chỉ mới tuyển được hơn 50% so với chỉ tiêu.
Video đang HOT
Tại Trường ĐH Đồng Tháp, đến cuối tháng 9, mặc dù mới tuyển được 80%, trường đã ngưng tuyển sinh và cho sinh viên nhập học.
Bà Huỳnh Thị Hồng Vinh, Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường ĐH Đồng Tháp, cho rằng mặc dù thiếu chỉ tiêu nhưng do nguồn tuyển cũng đã cạn, nếu có chờ đợi và kéo dài thì cũng không tuyển được thêm bao nhiêu.
Đại diện nhiều trường đại học ngoài công lập cho rằng, việc tuyển sinh kéo dài khiến thí sinh đổ vào các trường công lập vì lấy bằng mức điểm nhưng học phí thấp hơn. Trong khi đó, đại diện các trường địa phương lại lý giải thí sinh chọn học ở các trường thành phố thay vì học ở địa phương khi có nhiều cơ hội nguyện vọng hơn.
Giải thích cho tình trạng tuyển sinh khó khăn của năm nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng việc kéo dài tuyển sinh không phải là nguyên nhân gây khó khăn cho các trường ngoài công lập và trường ở các địa phương.
“Do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế khó khăn, nhiều gia đình không gánh nổi chi phí nên cho con đi học nghề, trung cấp chuyên nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dừng hoạt động nên thí sinh cũng đã ít mặn mà hơn với nhóm ngành kinh tế. Không chỉ các trường ngoài công lập, trường địa phương mà ngay cả những trường lớn cũng không tuyển đủ chỉ tiêu vì thực tế số lượng thí sinh tốt nghiệp THPT đã giảm 10% so với năm trước đó”, ông Bùi Văn Ga lý giải.
Nhóm ngành nông nghiệp phải đóng cửa
Tại Trường ĐH Đồng Tháp, số thí sinh nộp hồ sơ vào hai ngành Kỹ thuật nông nghiệp và Kỹ thuật công nghiệp của trường chưa tới 10 hồ sơ, vì thế hai ngành này phải đóng cửa vì không đủ người học để mở lớp.
Tương tự, nhiều ngành là ngành thế mạnh, trọng điểm của Trường ĐH Nha Trang như Khai thác thủy sản, Bệnh học thủy sản, Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản, Kinh tế nông nghiệp… cũng phải đóng cửa vì hồ sơ nộp vào quá ít. Những ngành này cũng không thể mở lớp trong những năm gần đây.
Ông Trần Danh Giang, Trưởng phòng Đào tạo của Trường ĐH Nha Trang ngậm ngùi: “Không chỉ ở Nha Trang mà phân hiệu của trường ở khu vực ĐBSCL, ngành nuôi trồng thủy sản cũng không ai chọn học dù Bộ GD-ĐT đã cho 60 chỉ tiêu cử tuyển”.
Sinh viên thực tập chế biến thủy sản tại Trường ĐH Nha trang – Ảnh do nhà trường cung cấp
Năm nay, ở Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế), tình trạng khó khăn trong tuyển sinh một số ngành học lại tiếp diễn. Cụ thể là ngành Trồng trọt, Thủy sản, Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên và môi trường phải đóng cửa vào năm nay.
Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) cũng không thể mở lớp đối với hai ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp và Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp.
Ông Hoàng Hữu Hòa, Phó trưởng ban Đào tạo ĐH Huế, cho biết do có một số ngành không thể mở lớp, rất ít thí sinh chọn học nên trường phải dùng phương án gom các ngành học thành 7 nhóm ngành. Sau năm học đầu tiên, sinh viên sẽ chọn chuyên ngành học.
“Việc tuyển theo nhóm ngành để tránh đóng cửa một số ngành khó tuyển. Năm nay, trường tuyển được 95% thí sinh so với chỉ tiêu và kết thúc tuyển sinh từ tháng 10 do đã cạn nguồn tuyển”, ông Hòa cho biết.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng: “Nhóm ngành nông, lâm, ngư, không tuyển được người học là tình trạng nhiều năm nay. Nếu thị trường lao động của ngành nông nghiệp tiếp nhận các em sau khi ra trường thì các em sẽ tự tin nộp hồ sơ học ngay. Hiện Bộ GD-GT chỉ có thể hỗ trợ về ưu tiên trong tuyển sinh cho các trường chứ cơ chế tài chính, hỗ trợ kinh phí cho những ngành này thì cần có tầm cao hơn. Trước mắt, Quy hoạch nguồn nhân lực tới năm 2020 đã được Chính phủ thông qua và hy vọng thí sinh có thể dựa theo bảng quy hoạch này để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp”.
Theo người lao động
Tìm mô hình trường đại học thích hợp
Các trường ĐH tại Việt Nam đang loay hoay tìm mô hình riêng để phát triển.
"Xuất sắc" chưa có cơ hội phát triển
Trong hệ thống các trường ĐH công lập, hầu như không có việc lựa chọn mô hình phát triển riêng. Tất thảy đều hoạt động theo sự quản lý của Bộ GD-ĐT. Một số trường chỉ thay đổi vài chương trình, ngành học để đáp ứng xu thế của xã hội. Nhiều trường ĐH trong số này như: Bách khoa, Khoa học tự nhiên TP.HCM, Bách khoa Hà Nội... đang định hướng trở thành ĐH nghiên cứu để đón đầu quyết định phân tầng ĐH của Bộ.
Sinh viên Trường ĐH Tân Tạo nhận giải Hoa trạng nguyên. Trường này có kế hoạch đi theo mô hình phi lợi nhuận nhưng đến nay hoạt động rất khó khăn - Ảnh: Đ.Nguyên
Trong hệ thống này, mô hình "ĐH xuất sắc" được Bộ ưu tiên phát triển nhưng vẫn chưa có được những thành công nhất định. Mô hình này triển khai cho Trường ĐH Việt - Đức. Theo thông báo từ khi thành lập vào năm 2009, trường phấn đấu đến năm 2010 lọt vào tốp 200 thế giới và dự kiến đến năm 2020 có 5.000 sinh viên. Tuy vậy, đến nay trường mới chỉ có khoảng 500 sinh viên và chưa tạo được chỗ đứng nhất định. Cùng mô hình này, Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội cũng chưa gây được ấn tượng đặc biệt về sự khác biệt và xuất sắc.
Đại chúng hay sáng tạo ?
Ở các trường ngoài công lập, mỗi trường đều tìm hướng đi riêng nhưng đa số các mô hình còn rất mơ hồ, chưa hiệu quả.
Mới đây, một trường ĐH ngoài công lập ở TP.HCM tuyên bố phát triển theo mô hình mới - ĐH sáng tạo. Mô hình này bắt nguồn từ Phần Lan vào năm 2005 với mục đích chính là nâng cao sự sáng tạo trong trường học. Với sự ủy thác để tự đổi mới nền giáo dục quốc gia, một nhóm nghiên cứu gồm các hiệu trưởng, giáo sư đầu ngành và lãnh đạo các công ty Phần Lan đã liên kết với những trường ĐH hàng đầu thế giới như Stanford, MIT và Cambridge để xây dựng hình mẫu cho ĐH sáng tạo. Các thành phần chủ yếu của ĐH sáng tạo, gồm: tin học hóa hệ thống học thuật - nghiên cứu - thông tin quản lý - dịch vụ - thương mại theo hướng sáng tạo... Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc phát triển mô hình này chỉ tại một trường có thể bị hạn chế vì không thể chia sẻ được nhiều nguồn lực, nhất là từ các trường tinh hoa trên thế giới. Theo GS-TS Nguyễn Lộc, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, đây là một xu thế quốc tế rất đáng được quan tâm, chứa đựng nhiều yếu tố tích cực của một trường ĐH tương lai. Nhưng việc triển khai trong thực tiễn cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để có thể đưa ra những khuyến cáo phù hợp về mức độ cũng như nội dung áp dụng từng quốc gia cụ thể, trong đó có Việt Nam.
Đa số các trường ĐH ngoài công lập khác đang phát triển theo mô hình ĐH hướng đại chúng. Các trường chỉ mở ngành, đào tạo theo nhu cầu học tập của người học.
Phi lợi nhuận chưa có điều kiện phát triển
Nhiều trường ĐH ngoài công lập muốn đi theo mô hình phi lợi nhuận. Tuy nhiên, quy chế cũng như mô hình hoạt động của các trường này chưa rõ ràng cũng như chưa tạo được dấu ấn gì rõ rệt.
Năm 2011, Trường ĐH Tân Tạo chính thức thành lập và tuyên bố hoạt động không vì lợi nhuận. Trường giới thiệu môi trường học tập theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, kết thúc mùa tuyển sinh năm nay, trường chỉ tuyển được... 29 sinh viên. Dự án Trường ĐH Trí Việt ban đầu dự kiến sẽ hoạt động phi lợi nhuận nhưng vào đầu năm 2012 lại ngưng hoạt động vì nhiều nguyên nhân, trong đó có tình hình kinh tế tài chính không thuận lợi. Theo hướng phát triển đã vạch ra trước đó, khi thành lập Trường ĐH Trí Việt theo mô hình "ĐH xanh": khuôn viên xanh, giảm tác động tối đa đến môi trường, quản trị bền vững, quản lý hiệu quả, xây dựng nhận thức cho sinh viên và giảng viên về những hành vi thân thiện với môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa giáo dục và lối sống...
Theo thanh niên
Trường ở vùng ưu tiên vẫn khó tuyển sinh Nhiều trường ĐH tại khu vực Tây Nam bộ được áp dụng chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng đến nay tình hình xét tuyển vẫn không mấy khả quan. Học sinh tỉnh Bạc Liêu tham gia chương trình Tư vấn mùa thi năm 2012 do Báo Thanh Niên tổ chức - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Cần trên 1.000 thí...