Tuyên Quang: Cô học trò nhỏ nghị lực vượt khó
Thư sinh ra trong một gia đình thuần nông, vất vả khó khăn, thuộc hộ nghèo. Mẹ em sức khỏe yếu không làm được công việc nặng, tất cả mọi công việc cũng như lo lắng cho gia đình dồn lên vai bố em.
Nhắc đến cô học trò Hà Thị Thư học sinh lớp 12C2, niên khóa ( 2017 – 2020) trường THPT Chiêm Hóa, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang các thầy cô giáo nhà trường luôn có một niềm tin về cô học trò với dáng người thấp, bé, nhưng lại có ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên hoàn cảnh, là tấm gương vượt khó vươn lên cho học sinh nhà trường noi theo.
Hình ảnh của Thư trong lễ ra trường
Thư sinh ra trong một gia đình thuần nông, vất vả khó khăn, thuộc hộ nghèo. Mẹ em sức khỏe yếu không làm được công việc nặng, tất cả mọi công việc cũng như lo lắng cho gia đình dồn lên vai bố em.
Thấu hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của bố, mẹ, ý thức được hoàn cảnh của gia đình nên Thư sớm biết lo toan. Hàng ngày sau giờ đi học về Thư đều phụ giúp, quán xuyến công việc gia đình, trồng rau đem bán, làm công việc đồng áng để đỡ đần cho bố mẹ.
Không những thế trong ba năm học ở trường THPT Chiêm Hóa, Thư đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt em có một tình yêu đam mê với môn Lịch sử. Từ năm học lớp 10 đến lớp 12 em đều tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và đạt giải: đạt 01 giải nhì, 02 giải ba, 01 khuyến khích trong các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh từ năm 2017 – 2019.
Hình ảnh bố, mẹ và học sinh Hà Thị Thư tại gia đình
Để đạt được những thành tích đó Thư luôn luôn không ngừng cố gắng và nỗ lực, vượt khó vươn lên, em xây dựng kế hoạch học tập khoa học, thường xuyên trao đổi với các thầy giáo, cô giáo, học hỏi bạn bè, luôn trăn trở với những bài khó, cách nhớ bài học sao cho hiệu quả nhất.
Video đang HOT
Chính vì thế em vẫn có thời gian giúp đỡ gia đình, tìm thấy niềm vui trong học tập, phấn đấu hết mình cho đam mê. Trong kì thi tốt nghiệp THPT 2020 vừa qua Thư đạt điểm số rất khả quan, trong đó em thuộc TOP đầu những thí sinh có điểm cao nhất trong toàn tỉnh ở ba môn khối C00 ( Môn Ngữ văn: 9.25, Lịch sử 9,75, Địa lí 9,75) tổng điểm xét đại học là 28.75.
Với điểm đạt được Thư đăng kí nguyện vọng vào trường ĐH KHXH và Nhân văn để thực hiện ước mơ của mình. Em chia sẻ tâm sự của mình là được đi học là mơ ước và cũng là niềm vui của em nhưng bản thân em cũng rất lo lắng trước hoàn cảnh gia đình rất khó khăn của mình. Em tin rằng bản thân sẽ luôn luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng ở môi trường Đại học, trở thành người có ích cho xã hội, có bản lĩnh, năng động và sáng tạo.
Tuyên Quang: 5 anh em ruột cùng học lớp 1 vì không có hộ khẩu
Do rắc rối trong việc làm hộ khẩu, 5 người con của anh Trương Bình Xuyên và chị Minh Thị Nguyệt đã phải hoãn việc học lớp 1 trong nhiều năm.
Các người con của gia đình anh Xuyên, chị Nguyệt cùng vào lớp 1 trong năm nay.
Năm học 2020 - 2021, gia đình chị anh Xuyên chị Nguyệt (Đội Lâm trường 732, thôn Tân Minh, xã Tân An, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) có 5 người con cùng vào lớp 1. Ảnh Thảo Anh
Trương Quang Định là anh cả của 4 đứa em. Mặc dù đã 14 tuổi nhưng tới tận năm học này, Định mới được đi học lớp 1.
Đường từ nhà tới trường của 5 anh chị em dài tới 5km.
Ngày ngày, Định, Phương, Sơn, Thủy, Ngân phải đi bộ 5 km đường rừng để tới trường.
Gia đình nghèo nên những đứa trẻ này không có được điều kiện tốt nhất để tới trường. 5 anh em chỉ có thể dùng chung 2 bộ sách giáo khoa được nhà trường hỗ trợ.
Ngoài thời gian học trên lớp, 5 anh em cùng nhau tự học ở nhà. Thiếu thốn là vậy, thế nhưng, các em đều rất vui vẻ và háo hức, bởi từ nay đã có thể tới lớp để học chữ.
Cô Nguyễn Thị Chưng (Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 điểm trường thôn Tân Bình - Trường Tiểu học Tân An) chia sẻ về những học sinh đặc biệt: "Chưa học qua lớp mầm non nên việc ra lớp 1 với 5 bạn rất khó khăn, nhưng sau 1 thời gian ngắn các bạn đã có sự tiến bộ rõ rệt".
Trước đó, năm 2015, gia đình anh Xuyên chị Nguyệt từ xã Túng Sán huyện Hoàng Su Phì về cư trú tại thôn Tân Minh xã Tân An.
Theo ông Trần Sỹ Đông (Chủ tịch UBND xã Tân An, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang), do anh Xuyên có họ Trương nhưng trên giấy tờ lại thể hiện họ Chương nên việc làm hộ khẩu cho cả gia đình gặp trục trặc trong suốt nhiều năm.
Dù đã nhiều lần xin đi học cho con vào những năm trước, chị Minh Thị Nguyệt cũng chỉ nhận lại được cái lắc đầu. Điều này kéo theo việc những đứa trẻ bị tới trường muộn.
Lên tiếng về câu chuyện này, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho hay: "Về luật phổ cập, tất cả trẻ em đều được đi học. Cho nên, nếu không có hộ khẩu, chính quyền địa phương cũng không vì thế mà không cho các cháu học, phải đảm bảo quyền trẻ em".
Cũng theo vị giáo sư, chỉ vì không có hộ khẩu tại địa phương mà các cháu trong độ tuổi không được đến trường là địa phương áp dụng thủ tục hành chính có phần cứng nhắc, máy móc.
Nữ sinh tăng 22,5 điểm sau phúc khảo: 'Em rất hoang mang với kết quả ban đầu' Là học sinh giỏi toàn diện nhưng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua của em Nguyễn Thị Phương Thảo (Hà Tĩnh) lại rất thấp. Không tin vào điều đó, em đã làm đơn phúc khảo và kết quả tăng 22,5 điểm so với ban đầu. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 kết thúc, em Nguyễn Thị Phương Thảo, học...