Tuyến đường sắt trên cao dài nhất Indonesia sẽ hoạt động vào tháng 11
Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia Budi Karya Sumadi ngày 14/10 cho biết tuyến đường sắt trên cao dài nhất nước này nối thành phố Solo và Semarang sẽ đi vào hoạt động vào đầu tháng 11 tới.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia Budi Karya Sumadi (giữa) kiểm tra một dự án đường sắt trên cao ở Solo, ngày 13/10/2024. Ảnh: ANTARA
Phát biểu tại buổi thị sát công trình, ông Budi cho rằng, các hạng mục xây dựng cơ bản đã hoàn thành, các đơn vị chức năng đang kiểm tra các yếu tố kỹ thuật an toàn và cho chạy thử. Hiện Bộ Giao thông vận tải cũng đang phối hợp với Bộ Công trình công cộng và Nhà ở công cộng đánh giá những tác động khi vận hành thử tuyến đường sắt này trước khi khai thác. Indonesia kỳ vọng tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên tại nút giao thông sẽ giảm bớt khi tuyến đường sắt trên cao đi vào hoạt động và việc xây dựng đường hầm hoàn thành.
Ông Budi nhấn mạnh: “Tuyến đường sắt trên cao sẽ giảm gánh nặng ùn tắc giao thông tại khu vực này và mang lại những giá trị kinh tế quan trọng giữa hai thành phố Solo và Semarang. Người dân sẽ được hưởng lợi, giao thương buôn bán cũng được tăng cường phát triển hơn”.
Theo trang web của Bộ Giao thông vận tải, tuyến đường sắt trên cao 1,8 km, là tuyến đường sắt dài nhất Indonesia. Dự án trị giá 1.200 tỷ Rp (76,7 triệu USD), bao gồm việc giải phóng mặt bằng và xây dựng kỹ thuật.
Tuyến đường sắt trên cao được thiết kế với các biểu tượng văn hóa khu vực Solo, như batik Sidomukti, Chợ Klewer và keraton (cung điện hoàng gia). Thành phố Solo là quê hương của Tổng thống Joko Widodo.
'Đầu tàu' kinh tế ASEAN tăng cường quản lý hoạt động khai khoáng
Indonesia sẽ triển khai hệ thống theo dõi trực tuyến các lô hàng niken và thiếc vào thứ Hai tuần tới nhằm quản lý doanh thu cho chính phủ và cải thiện quản trị khai thác mỏ.
Một mỏ niken ở Nam Sulawesi, Indonesia. Ảnh: Alamy
Phát biểu họp báo ngày 22/8, Thứ trưởng Bộ Hàng Hải và Đầu tư Indonesia Septian Hario Seto cho biết, Hệ thống theo dõi trực tuyến các lô hàng niken và thiếc, với tên gọi là SIMBARA sẽ được triển khai vào ngày 26/8. Theo đó, các công ty luyện kim phải đăng ký nơi mua niken, vị trí mỏ khai thác. Các nhà máy luyện kim sẽ không được phép dỡ các lô quặng từ các mỏ chưa trả tiền bản quyền.
Thứ trưởng Septian cũng cho biết thêm, SIMBARA cũng sẽ được liên kết với hồ sơ kỹ thuật số của chính phủ về hạn ngạch khai thác, được gọi là RKAB. Điều này cho phép thợ mỏ theo dõi lượng hạn ngạch sản xuất mà mỏ còn lại trong giai đoạn này và cảnh báo các cơ quan chức năng nếu có sự khác biệt trong dữ liệu sản lượng và doanh số.
Indonesia là nước sản xuất niken lớn nhất thế giới và là một trong những nước sản xuất thiếc lớn nhất. Sử dụng SIMBARA, chính phủ sẽ có thể theo dõi niken và thiếc từ các mỏ đến các nhà máy luyện kim trong nước.
Hệ thống SIMBARA được triển khai vào năm 2022 và đã thành công trong việc tăng doanh thu của chính phủ trong lĩnh vực than. SIMBARA ban đầu được tạo ra như một hệ thống tích hợp tất cả các hoạt động quản lý hàng hóa than từ thượng nguồn đến hạ nguồn trong một hệ sinh thái. Mục đích là tạo ra dữ liệu khoáng sản và than đơn lẻ và giám sát tích hợp để vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru và thúc đẩy doanh thu của nhà nước.
Với thành công này, Chính phủ Indonesia đã quyết định mở rộng hệ thống này sang các lĩnh vực khác, trước hết là niken và thiếc. Dự kiến, SIMBARA sẽ được mở rộng hơn nữa sang các mặt hàng khác như vàng, bauxite và dầu cọ thô trong tương lai.
Tổng Thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44-45 Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 15/10, tại trụ sở Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta, Ban Thư ký ASEAN đã tổ chức thông báo về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44-45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan vừa diễn ra tại Viêng Chăn, Lào. Tổng Thư ký...