Tuyên dương giáo viên, học sinh dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc

Theo dõi VGT trên

Ngày 11/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức Lễ tuyên dương 170 giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc trong năm học 2019-2020.

Tuyên dương giáo viên, học sinh dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc - Hình 1

Tặng giấy khen cho 20 thầy cô giáo người dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Có 20 giáo viên và 150 học sinh dân tộc thiểu số được tuyên dương, khen thưởng đều là những tấm gương tiêu biểu cho phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nỗ lực vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập. Trong đó, có 107 em đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, 13 học sinh giỏi toàn diện và thi đỗ vào các trường đại học, 30 em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên đạt thành tích tốt trong học tập và rèn luyện.

Chúc mừng và đánh giá cao những thành tích của giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số trong năm học 2019-2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang mong muốn, ngành Giáo dục và Đào tạo các cấp cần tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học, nhất là các vùng dân tộc miền núi và các trường dân tộc nội trú; đổi mới công tác quản lý, phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn; thực hiện tốt các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các chính sách đối với giáo viên, học sinh.

Tuyên dương giáo viên, học sinh dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc - Hình 2

Các học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc đạt giải cấp tỉnh được tặng giấy khen tại buổi lễ. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có trên 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 4,7% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, công tác giáo dục ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư khang trang, đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt công tác giảng dạy. Đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số đã quan tâm hơn đến việc học tập của con em, số lượng học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông, thi đỗ đại học ngày càng tăng. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt gần 100%. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, thực hành được chú trọng.

Nơi giáo viên là... học sinh

Cha mẹ nói sợ con quên tiếng mẹ đẻ, học tiếng Việt ở lớp thôi. Trong khi trường "thiếu đủ thứ", nên việc dạy tiếng Việt cho học sinh rất vất.

Bình Phước có 41 thành phần dân tộc, trong đó khoảng 20% là đồng bào dân tộc thiểu số, việc dạy và học tiếng Việt cho con em đồng bào thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng điểm của tỉnh này.

"Đánh vật" với học trò

Là nơi có nhiều đồng bào dân tộc S'tiêng sinh sống nên Trường mầm non Hoa Lan, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, có trên 40% học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy, việc truyền đạt tiếng Việt cho trẻ gặp nhiều trở ngại.

Video đang HOT

Cô Đào Thị Thu, Phó hiệu trưởng của trường kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của những người không biết chữ, không biết phép nhân, chia, cộng, trừ ở nơi cô sinh sống.

Khi gặp đồng bào đi bán hạt điều, thay vì hỏi được mấy tấn, tạ, cô phải hỏi: "Năm nay nhà mình được mấy bao điều?". Vì họ không biết chữ, không biết tính toán nên chỉ đóng bao, rồi nhờ người biết chữ đếm.

Nơi giáo viên là... học sinh - Hình 1

Cô Đào Thị Thu, Phó hiệu trưởng mầm non Hoa Lan: "Rất khó thuyết phục phụ huynh đồng bào dân tộc thiểu số cho con em đến lớp từ lứa tuổi mầm non để sớm tiếp cận với tiếng Việt". Ảnh: Phúc Lập.

Ngoài điểm chính, trường mầm non Hoa Lan còn có 3 điểm trường ở các thôn 1, 2 và 5, trong đó 2 điểm trường có 100% học sinh là dân tộc thiểu số. Có mặt tại điểm trường thôn 2, chúng tôi thấy phòng học khoảng 70m2, chỉ có 8 trẻ, độ tuổi từ 1-5.

Thấy người lạ, các cháu tỏ vẻ nhút nhát và không muốn nói chuyện. Cô bé 4 tuổi tên Thị Lan được cô giáo đánh giá là lanh lợi nhất lớp nhưng khi tôi lại gần hỏi chuyện, cháu không trả lời mà chỉ cắn móng tay.

Cô Nông Thị Dương Tiểu, giáo viên phụ trách cho biết, lớp có 16 em, nhưng các em đi học thất thường, vì có anh chị học ở trường tiểu học sát bên, nên chỉ cần anh chị nghỉ là chúng nghỉ theo.

"Ở các điểm trường đông trẻ dân tộc thiểu số, ban giám hiệu thường gặp phụ huynh nói chuyện, khuyến khích họ sử dụng tiếng Việt hằng ngày để con em rèn luyện nhiều hơn nhưng họ bảo, ở nhà không muốn con nói tiếng Việt, vì sợ nó quên tiếng dân tộc. Chúng nói ở lớp vậy là đủ rồi", cô Dương Tiểu nói.

Nơi giáo viên là... học sinh - Hình 2

Một lớp học tại điểm trường Bù Núi, Trường tiểu học Lộc Tấn B, huyện Lộc Ninh. Ảnh: Phúc Lập.

Chúng tôi đến điểm trường Bù Núi, Trường tiểu học Lộc Tấn B, huyện Lộc Ninh, đúng lúc các em học sinh lớp 1 đang học tăng cường tiếng Việt.

Cô Lê Thị Quỳnh Như, giáo viên phụ trách lớp, vừa dạy từ vừa minh họa bằng đồ vật và giải thích cặn kẽ cấu trúc của từ, câu thông qua việc nhìn - đọc - hiểu. Khi cô Quỳnh Như cho học sinh đọc từ ghép "tiếng hót" nhưng nhiều em vẫn phát âm là "tiêng hot". Khi ghép trên bảng chữ cái vần "ót", một số em không biết điền dấu hoặc có điền nhưng bị sai thành "òt".

"Lớp có 27 học sinh thì 80% là học sinh dân tộc S'tiêng. Hầu hết trẻ đều không ra lớp mầm non nên việc học tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 rất khó. Không chỉ lớp 1 mà lên lớp 2 các em phát âm vẫn khó, nhiều từ không dấu đọc thành có dấu, từ có dấu các em lại tự bỏ dấu. Khi mới nhận lớp, phải chỉ các em từ cách cầm bút đến chào hỏi.

"Có nhiều trường hợp ra lớp 1 nhưng học sinh không có giấy khai sinh, trường vẫn nhận và thay cha mẹ đi làm giấy khai sinh cho các em. Học sinh tiếp thu bài rất chậm, tôi tranh thủ rèn thêm cho các em vào giờ ra chơi và thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Việt với học sinh. Đây cũng là cách dạy hiệu quả nhưng đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và tâm huyết. Truyền đạt cho các em, nếu không kiên nhẫn sẽ bỏ cuộc ngay", cô Như nói.

Nơi giáo viên là... học sinh - Hình 3

Việc dạy tiếng Việt được minh họa bằng hình ảnh trực quan, mặc dù có hiệu quả nhưng còn không ít khó khăn vì nhiều yếu tố khách quan. Ảnh: Trang Hương.

Với các điểm trường xa trung tâm huyện, việc dạy và học tiếng Việt càng khó khăn hơn. Đến điểm trường Cầu Đôi ở ấp Thuận Tiến, thuộc trường Tiểu học Thuận Lợi B, huyện Đồng Phú, thấy cô giáo Bùi Thị Hà đang dạy 7 học sinh tập đọc.

Đứng bên ngoài, nếu không lắng nghe kỹ thì không thể biết các em đang phát âm chữ gì. Cô Hà đang hướng dẫn cho học sinh làm quen với đề kiểm tra học kỳ 1, tập cho các em nối từ với hình ảnh phù hợp.

"Điểm trường này 100% học sinh là dân tộc S'tiêng. Đầu tháng 8 tôi nhận lớp. Cả lớp có 7 học sinh nhưng đến 5 em phải cầm tay uốn chữ, không khác gì dạy 1 lớp 30 - 40 em, vất như đánh vật, mệt hơn cày ruộng. Các em gần như không biết tiếng Việt. Lớp 1 thường hơn 10 giờ là nghỉ nhưng có hôm đến quá trưa, 1 giờ mới được về", cô Hà cho biết.

Khi giáo viên là... học sinh

Đến trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, hình ảnh trước mắt chúng tôi là cô Phạm Ngọc Trâm, hiệu trưởng trường đang cầm trên tay một tập tài liệu tiếng Khơme.

Hai quyển "tài liệu học vần chữ Khơme" tập 1 và 2, một quyển giáo trình của Bộ GD-ĐT, một quyển "Đàm thoại Việt - Khơme" của tác giả Ngô Chân Lý được cô Trâm mang đến đặt trên bàn làm việc hằng ngày.

Cô nói: "Vừa dạt vừa học". Trong quyển tài liệu, bên cạnh chữ Khơme, các thầy cô dùng bút chì phiên âm sang tiếng Việt để dễ đọc. Những tờ giấy được đóng thành từng quyển nháp đã chi chít chữ, vì người học phải ghi rất nhiều lần mới có thể nhớ mặt chữ và phát âm đúng.

Nơi giáo viên là... học sinh - Hình 4

Thầy Lê Viết Tuất: "Chúng tôi phải tự học tiếng Khơme, học mọi lúc mọi nơi, để gần gũi hơn với học trò, thuận lợi hơn trong giảng dạy". Ảnh: Trang Hương.

Theo cô Trâm, trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú Lộc Ninh có đến 4 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó người Khơme chiếm 60% nên lãnh đạo nhà trường quyết định chọn ngôn ngữ này để dạy cho cả học sinh và giáo viên.

Bên cạnh đó, là nơi giáp biên giới nước bạn Campuchia, nên tiếng Khơme đã trở thành ngôn ngữ phổ biến. Việc học ngôn ngữ này trở nên rất cần thiết. Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đã tiến hành mở lớp dạy mỗi tuần hai buổi đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên và năm 2013 mỗi tuần một buổi đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.

Thầy Lê Viết Tuất, giáo viên dạy môn Sử của trường cho biết: "Dù rất hạn chế về thời gian cho việc học từ mới, ôn lại bài cũ nhưng tôi rất thích học chữ Khơme. Tôi tận dụng mọi thời gian rảnh, ngoài việc học trên lớp chúng tôi được thầy giáo copy những bài đối thoại vào trong điện thoại, nên tôi cũng như những thầy cô khác có thể tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc".

Nơi giáo viên là... học sinh - Hình 5

Cô giáo Bùi Thị Hà, điểm trường Cầu Đôi, thuộc trường Tiểu học Thuận Lợi B, huyện Đồng Phú: Dạy gần chục em mà còn mệt hơn lớp 30-40 em, vì phải cầm tay từng em chỉ chữ. Ảnh: Phúc Lập.

Thầy giáo dạy môn Văn Hoàng Văn Báu cũng hào hứng cho biết, hiện đã học xong lớp "vỡ lòng" tiếng Khơme và bắt đầu học "nâng cao" những giáo trình trường cung cấp.

"Tôi mới học nên phải cố gắng nhiều hơn để theo kịp các thầy cô khác. Đây là một ngôn ngữ rất thiết thực đối với trường. Học sinh và phụ huynh thấy thầy cô giáo biết tiếng nói của họ, họ thích lắm. Tình cảm thầy trò, nhà trường và gia đình phụ huynh nâng cao hơn", thầy Báu nói.

Căn phòng hằng ngày được dùng để làm phòng nhạc cụ, tập luyện cho học sinh, cứ vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần lại được các thầy cô dọn dẹp, sắp bàn ghế để học. Lớp học được chia làm 2 ca, thầy cô giáo luân phiên nhau đứng lớp, ca 1 học, ca 2 dạy học sinh.

Cứ như vậy, lớp học của các thầy cô kéo dài hơn 4 năm qua, đây là sự nỗ lực rất lớn. Hình ảnh của các thầy cô, vốn dĩ là những người truyền đạt kiến thức cho học sinh, nhưng sau giờ đứng lớp, họ cũng cặm cụi, nắn nót từng nét chữ, cố gắng phát âm cho thật chuẩn xác, thuộc hết mặt chữ, tập đối thoại với nhau... là những hình ảnh rất đặc biệt.

"Giáo viên trường Dân tộc nội trú Lộc Ninh nói riêng và các trường có con em dân tộc hiểu số theo học nói chung, cần thông thạo tiếng Khơme, đây là yếu tố quan trọng để tạo quan hệ tốt giữa thầy cô với học trò, giữa gia đình và nhà trường. Nhưng cái khó chung hiện nay là giáo viên quá bận rộn với công tác chuyên môn, phòng trào, họp hành, kiểm tra... nên rất ít thời gian trong việc trau dồi tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, trường không có giáo viên người Khơme để học thường xuyên. Nếu có một biên chế giáo viên tiếng Khơme để chúng tôi giao tiếp hàng ngày thì sẽ hiệu quả hơn", cô Phạm Ngọc Trâm, hiệu trưởng trường Dân tộc nội trú Lộc Ninh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quân nhân tử vong do viêm não mô cầu, Quân khu 1 cách ly 7 quân nhân khácQuân nhân tử vong do viêm não mô cầu, Quân khu 1 cách ly 7 quân nhân khác
09:46:28 13/02/2025
Vụ tài xế Lexus hành hung ở Hà Nội: Nam shipper bị chấn động nãoVụ tài xế Lexus hành hung ở Hà Nội: Nam shipper bị chấn động não
09:20:51 13/02/2025
Cam thường bắt gặp cảnh Phạm Băng Băng mặc đồ bộ, xỏ dép tông trước cửa nhà đẹp động lòngCam thường bắt gặp cảnh Phạm Băng Băng mặc đồ bộ, xỏ dép tông trước cửa nhà đẹp động lòng
11:48:01 13/02/2025
Gần 1 triệu người xem Gil Lê xoa lưng Xoài Non: Thì ra đây là lý do khiến hot girl 2K2 mê tít!Gần 1 triệu người xem Gil Lê xoa lưng Xoài Non: Thì ra đây là lý do khiến hot girl 2K2 mê tít!
09:02:02 13/02/2025
Mẹ xem camera thấy con suốt 30 phút làm việc này, dân mạng hối thúc: "Chuẩn học bá, đem đề thi Đại học ra đây"Mẹ xem camera thấy con suốt 30 phút làm việc này, dân mạng hối thúc: "Chuẩn học bá, đem đề thi Đại học ra đây"
09:03:35 13/02/2025
Cuộc sống của NSƯT Vũ Luân tuổi 53: Ở biệt thự 200 tỷ, vợ U50 vẫn muốn sinh conCuộc sống của NSƯT Vũ Luân tuổi 53: Ở biệt thự 200 tỷ, vợ U50 vẫn muốn sinh con
13:11:30 13/02/2025
Sự thật cay đắng sau những nghĩa địa siêu xe tại Dubai: Không phải thừa tiền nên vứt bỏ mà sau mỗi chiếc xe là một giấc mơ tan vỡSự thật cay đắng sau những nghĩa địa siêu xe tại Dubai: Không phải thừa tiền nên vứt bỏ mà sau mỗi chiếc xe là một giấc mơ tan vỡ
11:24:15 13/02/2025
Nóng: Mẹ Từ Hy Viên chính thức khai chiến giành quyền thừa kế, có tuyên bố cực căng gây dậy sóng MXHNóng: Mẹ Từ Hy Viên chính thức khai chiến giành quyền thừa kế, có tuyên bố cực căng gây dậy sóng MXH
13:03:33 13/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vinicius cân nhắc sang Saudi Arabia, kiếm 1 tỷ euro

Vinicius cân nhắc sang Saudi Arabia, kiếm 1 tỷ euro

Sao thể thao

13:59:20 13/02/2025
Marca, tờ báo thân Real Madrid, cho rằng Vinicius gặp gỡ trực tiếp đại diện Saudi Arabia và cân nhắc lời đề nghị không thể từ chối .
Nga đạt được thỏa thuận xây căn cứ hải quân quan trọng tại Biển Đỏ

Nga đạt được thỏa thuận xây căn cứ hải quân quan trọng tại Biển Đỏ

Thế giới

13:54:27 13/02/2025
Bên cạnh vấn đề căn cứ hải quân, hai bên đã thảo luận nhiều khía cạnh trong quan hệ song phương và thống nhất nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược.
133,5 triệu người dõi theo "thiên tài Hip-hop" tại Super Bowl, lập 2 kỷ lục chưa từng có

133,5 triệu người dõi theo "thiên tài Hip-hop" tại Super Bowl, lập 2 kỷ lục chưa từng có

Nhạc quốc tế

13:48:00 13/02/2025
Nam rapper này tiếp tục khẳng định danh hiệu thiên tài Hip-hop thế hệ mới qua sân khấu Super Bowl Halftime Show.
Hòa Minzy "chững lại vài nhịp", cam đoan "bao nuôi" Đức Phúc vì 1 lý do cảm động

Hòa Minzy "chững lại vài nhịp", cam đoan "bao nuôi" Đức Phúc vì 1 lý do cảm động

Nhạc việt

13:44:11 13/02/2025
Hòa Minzy - thành viên gia đình Hoa Dâm Bụt mới đây có được sự quan tâm lớn từ netizen qua dòng tâm sự gửi tới người em trai.
4 phút viral khắp cõi mạng: Em trai "bóc phốt" Vũ Cát Tường ngay giữa lễ đường, tiết lộ tính cách thật của chị dâu Bí Đỏ

4 phút viral khắp cõi mạng: Em trai "bóc phốt" Vũ Cát Tường ngay giữa lễ đường, tiết lộ tính cách thật của chị dâu Bí Đỏ

Sao việt

13:30:18 13/02/2025
Màn phát biểu 4 phút của em trai Vũ Cát Tường. Em trai giọng ca Từng Là mặc áo dài cách tân, chia sẻ cảm xúc về tình yêu của Vũ Cát Tường và Bí Đỏ.
Thiếu gia giàu bậc nhất Hong Kong "đá" Á hậu tiểu tam ngay trước Valentine, tái hợp với mỹ nữ mình từng phản bội

Thiếu gia giàu bậc nhất Hong Kong "đá" Á hậu tiểu tam ngay trước Valentine, tái hợp với mỹ nữ mình từng phản bội

Sao châu á

13:16:31 13/02/2025
Mối quan hệ bùng binh của 2 người đẹp Cbiz và thiếu gia giàu có bậc nhất Hong Kong (Trung Quốc) này khiến dư luận bàn tán xôn xao.
Thông tin về 2 show có Trường Giang dừng sóng

Thông tin về 2 show có Trường Giang dừng sóng

Tv show

13:09:16 13/02/2025
Trong thời gian chưa đầy 1 tháng, 2 show có Trường Giang cầm trịch, đảm nhận vai trò quan trọng đều xuất hiện những thông tin khiến người yêu thích tiếc nuối.
Bé trai 2 tuổi kẹt tay trong thang cuốn, bố mẹ hoảng loạn: Camera ghi lại cảnh ám ảnh

Bé trai 2 tuổi kẹt tay trong thang cuốn, bố mẹ hoảng loạn: Camera ghi lại cảnh ám ảnh

Netizen

12:07:48 13/02/2025
Ngày 10/2, trung tâm thương mại Xingmei City Plaza, huyện Tuy Ninh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã công bố đoạn video ghi lại sự cố thương tâm xảy ra vào khoảng 17h30 ngày 2/2.
Tham khảo thời trang du lịch đơn giản nhưng "chất" của Tăng Thanh Hà

Tham khảo thời trang du lịch đơn giản nhưng "chất" của Tăng Thanh Hà

Phong cách sao

11:54:52 13/02/2025
Yêu thích phong cách tối giản, chị em nên tham khảo các set trang phục sau đây của Tăng Thanh Hà để mặc đẹp từ dạo phố tới đi du lịch.
Học sao Việt bí quyết phối đồ với áo cardigan sành điệu

Học sao Việt bí quyết phối đồ với áo cardigan sành điệu

Thời trang

11:33:04 13/02/2025
Đồng điệu từ phụ kiện cho đến trang phục khiến nàng nổi bật giữa phố đông. Tuy nhiên nàng có thể linh động trong việc lựa chọn tông màu và cách phối đồ để không bị cứng nhắc trong việc lựa chọn phụ kiện đi kèm.
Người xưa nói 'Không treo đồng hồ ở ba nơi này, cuộc sống ngày càng sung túc': Đó là những vị trí nào?

Người xưa nói 'Không treo đồng hồ ở ba nơi này, cuộc sống ngày càng sung túc': Đó là những vị trí nào?

Sáng tạo

11:02:52 13/02/2025
Cùng với sự phát triển của thế giới,đồng hồ đã được tạo ra để cụ thể hóa thời gian. Cách đây hơn trăm năm, đồng hồ đã xuất hiện với nhiều kiểu dáng, nhưng hầu hết đều mang phong cách cổ điển và trang trọng.