Tuyển dụng giáo viên cần một cơ chế đột phá như khoán 10
Lớp đại học chúng tôi có một người đang làm gia sư Toán. Sau khi tốt nghiệp ĐH, anh có mong muốn xin vào dạy ở một trường phổ thông của Hà Nội nhưng không được nhận do biên chế nghề giáo rất khó khăn.
Việc tuyển dụng phải theo chỉ tiêu đã được TP Hà Nội phê duyệt.
Vì yêu trẻ và đam mê với nghề dạy học, anh đã lựa chọn làm gia sư Toán cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12, thậm chí cả sinh viên ĐH năm nhất, năm hai. Hiện nay anh có cả học sinh ở Mỹ, Úc…
Ban đầu, anh nghĩ làm gia sư chỉ là công việc nhất thời trong thời gian chờ được trường nào đó tuyển dụng, tuy nhiên, cho đến giờ, đó chính là nghề nghiệp của anh.
Để tuyển được giáo viên giỏi, mong Bộ GD-ĐT có thể tạo một đột phá kiểu như khoán 10 trong tuyển dụng… Ảnh minh họa: Phạm Hải
Công việc gia sư cho anh thu nhập rất cao, khoảng vài chục triệu một tháng. Anh đã mua được mấy nhà ở Hà Nội, hỗ trợ con đi du học ở Mỹ từ năm lớp 11. Thị trường giáo dục không chính thức rất khắc nghiệt đối với người làm gia sư, bởi nếu không giỏi thì sẽ không có học sinh và thu nhập.
Thật đáng tiếc khi một người giỏi, đam mê nghề và yêu trẻ lại không được đứng trên bục giảng chỉ vì câu chuyện chỉ tiêu và cơ chế tuyển dụng. Thực tế không ít người có chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm giảng dạy như anh đã không xin được một vị trí giáo viên chính thức dù rất mong muốn.
Cách tuyển dụng của một trường tư thục
Nếu chính sách tuyển dụng giáo viên có hướng mở và linh hoạt, thực chất hơn thì ngành giáo dục sẽ tuyển được những người giỏi như bạn tôi và nhiều người khác. Họ sẽ có cơ hội được đóng góp nhiều hơn cho ngành, cho xã hội.
Ngoài thực tế, tôi được biết một trường THPT tư thục ở Hà Nội có tiếng nhưng cách tuyển dụng rất đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả.
Nhà trường đăng thông báo tuyển dụng rộng rãi, những thầy cô ứng tuyển dạy học sinh THPT sẽ trải qua 2 vòng thi. Vòng đầu tiên là thi kiến thức, thí sinh rút thăm một đề thi THPT bất kỳ trong mấy năm gần đây, sau đó sẽ làm bài như học sinh phổ thông thi, nếu thí sinh đạt điểm 7 trở lên thì sẽ thi tiếp vòng sau. Vòng 2, thí sinh dạy thử ở một lớp bất kỳ, nếu được học sinh đánh giá tốt thì sẽ được nhà trường ký hợp đồng có thể là vài tháng, vài năm… và trở thành giáo viên cơ hữu.
Chỉ bằng cách tuyển dụng đơn giản như vậy, nhà trường đã tuyển được những giáo viên chất lượng. Kể từ khi thành lập tới nay, trường tư thục đó luôn có kết quả học tập tốt, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học rất cao, nằm trong top các trường có thương hiệu và là sự lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.
Tôi cho rằng, cách thức tuyển dụng trên là một gợi ý tốt để nhà quản lý giáo dục thanh lọc đội ngũ, nâng cao trình độ hoặc tuyển dụng giáo viên.
Video đang HOT
Mới đây, tôi có đọc được 1 bài báo trên VietNamNet về việc Chính phủ Đức cho phép tuyển dụng nhiều giáo viên tay ngang, xây dựng các quy trình, quy định và điều kiện để tuyển dụng họ. Năm học 2021-2022, chỉ riêng Berlin đã có 60% giáo viên tuyển mới là từ nguồn “tay ngang”. Từ trường hợp trên, tôi lại liên tưởng tới câu chuyện tuyển dụng và chỉ tiêu biên chế giáo viên của Việt Nam.
Để tuyển được những người giỏi, tôi mong Bộ GD-ĐT nhân cơ hội này có thể tạo một đột phá kiểu như khoán 10 trong tuyển dụng giáo viên.
Bộ GD-ĐT cũng như Bộ Nội vụ nên xem xét mạnh dạn cắt giảm biên chế hoặc hạn chế biên chế suốt đời, thực hiện ký hợp đồng ngắn hạn đối với giáo viên. Đồng thời, nên kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ định kỳ, ai không đảm bảo thì dừng đứng lớp để tuyển dụng người khác.
Bởi trong khi có rất nhiều người trình độ chuyên môn vững, có tâm huyết mong muốn làm giáo viên nhưng không thể nào xin được việc thì lại có rất nhiều người không đủ năng lực vẫn được đứng lớp. Điều vô lý này cần được xóa bỏ càng sớm càng tốt.
Sau nhiều năm đi dạy, tôi nhận thấy rằng những người dạy giỏi, những giáo viên có năng lực nhất không hẳn xuất phát từ các trường sư phạm mà có thể xuất phát từ các ngành chuyên sâu như: Toán, Lý, Văn, Ngoại ngữ…
Là giáo viên thì trước hết, trình độ chuyên môn phải giỏi, yêu nghề. Nếu có những thay đổi mạnh mẽ trong tuyển dụng giáo viên kiểu như khoán 10 trong nông nghiệp trước đây, Bộ GD-ĐT có thể tuyển được những người giỏi thực sự vào đội ngũ nhà giáo. Chỉ có giáo viên giỏi mới đào tạo ra được nhiều học sinh giỏi, khi đó nền giáo dục mới phát triển, đất nước mới giàu mạnh.
Anh Phạm
Theo thống kê của ngành GD, hiện cả nước thiếu khoảng 100.000 giáo viên/tổng số 1,6 triệu giáo viên. Trong khi đó, vẫn đang thừa 10.178 giáo viên ở cả tiểu học, THCS, THPT. Tuy nhiên, chỉ tính riêng năm nay, cả nước có hơn 16.000 người/tổng số 1,6 triệu giáo viên bỏ việc. Tính bình quân cứ 100 giáo viên có 1 người bỏ việc, chiếm tỉ lệ 1%.
Mới đây, Bộ Chính trị đã giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Bộ GD-ĐT đã đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.
Tuy nhiên, tuyển dụng như thế nào để tuyển đúng người, đúng việc, đáp ứng được yêu cầu đề ra mới là câu chuyện đáng bàn.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng thốt lên rằng: Ngành GD nắm tất cả trừ 2 thứ: giáo viên và tài chính. Vậy, nên chăng cần có 1 khoán 10 trong tuyển dụng giáo viên để gỡ khó cho cả Bộ, cơ sở đào tạo và nhà giáo?
Ban Giáo dục mở diễn đàn “Tuyển dụng giáo viên: Cần có 1 khoán 10″. Mời bạn đọc gửi ý kiến, quan điểm của mình hoặc bài góp ý “hiến kế” để góp phần giải bài toán khó tuyển dụng giáo viên.
Bài viết xin gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Nghệ An: Nhiều địa phương có biên chế nhưng vẫn khó tuyển dụng giáo viên
Mặc dù được giao chỉ tiêu biên chế nhưng với nhiều địa phương ở Nghệ An để tuyển dụng đủ giáo viên cũng không phải dễ dàng bởi mỗi địa phương có những đặc thù riêng.
Giải bài toán thiếu giáo viên
Trường Tiểu học Nghi Phong (Nghi Lộc) có 25 lớp, nhưng chỉ có 30 giáo viên văn hóa, tỷ lệ giáo viên đứng lớp còn rất thấp so với yêu cầu. Để phần nào giúp cho việc tổ chức dạy học được đảm bảo, hiện nay nhà trường đang phải hợp đồng 5 giáo viên, gồm 2 giáo viên văn hóa, 1 giáo viên Tổng phụ trách Đội, 1 giáo viên Tin học và 1 giáo viên Tiếng Anh. Ngoài ra, nhà trường đang có 4 giáo viên biệt phái từ bậc THCS xuống với thời gian biệt phái từ 1 - 2 năm, gồm 2 giáo viên Tiếng Anh và 2 giáo viên văn hóa.
Trong số những giáo viên đang hợp đồng, trường được hỗ trợ một phần tiền chi trả lương từ ngân sách huyện với số tiền 4 triệu đồng/giáo viên. Phần còn lại, nhà trường đang phải tự chi trả từ nguồn thu dạy học buổi thứ 2 của nhà trường và còn khá nhiều chật vật.
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Nghi Phong (Nghi Lộc). Ảnh: Mỹ Hà
Chia sẻ về những khó khăn hiện nay, cô giáo Nguyễn Thị Minh Thương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghi Phong cho biết: Trường chúng tôi đang thiếu giáo viên trầm trọng, vì hiện nay, nếu tính cả giáo viên hợp đồng thì tỷ lệ mới đạt 1,25 giáo viên/lớp. Năm tới, nếu giáo viên biệt phái hết thời gian công tác thì nhiều môn học sẽ không còn giáo viên đứng lớp. Trong thời gian qua, chúng tôi cũng đã nhiều lần đề xuất với huyện bổ sung thêm giáo viên cho nhà trường và nếu tính đủ theo quy định thì cần khoảng 7 giáo viên nữa mới đủ định biên.
Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra trên địa bàn huyện Nghi Lộc nhiều năm nay, thậm chí ở bậc tiểu học có thời điểm chỉ có 1 giáo viên/lớp, trong khi quy định để dạy học 2 buổi/ngày là 1,5 giáo viên/lớp. Với số lượng thiếu rất lớn, nên dù mới đây, UBND tỉnh đã giao bổ sung cho huyện 171 biên chế thì chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu.
Qua trao đổi, ông Nguyễn Văn Thông - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: Trong đợt tuyển dụng này chúng tôi được bổ sung 133 giáo viên mầm non. Ngoài tuyển dụng ưu tiên 19 giáo viên thuộc diện 06, 09 thì chúng tôi sẽ được tuyển dụng thêm 114 giáo viên mới bậc mầm non. Điều này, rất cần thiết trong thời điểm hiện nay và nếu tuyển đủ chúng tôi sẽ nâng được tỷ lệ giáo viên mầm non của huyện từ 1,2 lên 1,6 giáo viên/lớp, chưa đủ theo định biên như quy định, nhưng về cơ bản sẽ giúp được các nhà trường giải quyết được bài toán thiếu giáo viên hiện nay.
Ở bậc tiểu học, nếu chỉ có 29 biên chế thì chưa đủ, nhưng phần nào cũng giúp các nhà trường có thêm giáo viên đứng lớp và chúng tôi đang tham mưu tuyển dụng giáo viên văn hóa và ưu tiên thêm giáo viên dạy môn Âm nhạc, Mỹ thuật. Ở bậc THCS, chúng tôi sẽ tham mưu để tuyển dụng giáo viên Sinh học, Hóa học để đủ giáo viên đứng lớp theo chương trình mới.
Thiếu giáo viên đứng lớp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của các nhà trường. Ảnh: Mỹ Hà.
Tình trạng thiếu giáo viên đang diễn ra tại tất cả 21 huyện, thành, thị trên toàn tỉnh, bởi hiện nay Nghệ An đang thiếu trên 5.000 giáo viên. Trong bối cảnh đó, việc UBND tỉnh vừa bổ sung hơn 2.800 biên chế từ bậc tiểu học đến bậc THPT đã giúp cho nhiều địa phương trong việc bố trí giáo viên đứng lớp ở các nhà trường. Thời điểm này, các địa phương cũng đang cân đối số lượng biên chế được giao, nhu cầu thực tế tại các địa phương để xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên và dự kiến sẽ bắt đầu tuyển dụng từ năm 2023 sau khi đã được Sở Nội vụ thẩm định và được UBND tỉnh phê duyệt. Mặc dù vậy, việc tuyển dụng cũng cần phải cân nhắc, bởi mỗi địa phương có những đặc thù riêng.
Cân nhắc trong quá trình tuyển dụng
Trước đó, ngay sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3298/QĐ-UBND bổ sung 2.820 biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản hướng dẫn tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục. Trong đó, có lưu ý một số đối tượng cần được quan tâm, ưu tiên hoặc các đối tượng không đủ bằng cấp theo quy định.
Giờ học của học sinh Trường THCS thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn). Ảnh: Mỹ Hà
Qua quá trình triển khai, mỗi địa phương lại có những đặc thù riêng, vì vậy, việc tuyển dụng giáo viên cũng đang được thực hiện một cách cân nhắc. Tại huyện Yên Thành, qua trao đổi, ông Trần Xuân Tĩnh - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: Huyện Yên Thành được giao bổ sung 292 biên chế và chúng tôi đang đề xuất, tham mưu với huyện để tuyển đủ giáo viên. Trong đó, sẽ tuyển dụng 238 giáo viên mầm non hợp đồng 06, 09. Với giáo viên tiểu học, ngoài giáo viên văn hóa, chúng tôi sẽ tuyển dụng các giáo viên môn đặc thù như Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật. Tuy nhiên, việc tuyển dụng khó có thể tuyển dụng mới, bởi trước mắt huyện Yên Thành đang có hơn 100 giáo viên hợp đồng và ưu tiên tuyển dụng trong số này. Riêng bậc THCS, dù có chỉ tiêu nhưng sẽ không tuyển dụng, vì thực tế hiện nay huyện đang thừa hơn 100 giáo viên THCS.
Việc tuyển dụng giáo viên THCS cũng sẽ khó thực hiện ở nhiều địa phương khác dù hiện nay hầu hết các huyện đều được giao chỉ tiêu. Lý do hiện nay, bậc THCS đang thừa khá nhiều, thậm chí có những huyện như Thanh Chương năm nay phải điều khoảng 50% giáo viên thừa ở bậc THCS xuống dạy ở bậc tiểu học. Chính vì lẽ đó, dù có chỉ tiêu giáo viên ở bậc THCS nhưng huyện Thanh Chương cũng rất khó tuyển dụng.
Nhiều địa phương đang thừa giáo viên THCS nên sẽ khó tuyển dụng mới. Ảnh: Mỹ Hà
Quy trình tuyển dụng cũng đang được các địa phương xem xét trên tổng số biên chế chung toàn huyện và đang phải tính tới cả việc tinh giản giáo viên. Tại huyện Tân Kỳ, qua trao đổi, đại diện Phòng Nội vụ cho biết: Việc tuyển dụng phải đúng quy trình, trong đó, ưu tiên giáo viên 06, 09 ở bậc mầm non. Ở các bậc học còn lại, dù có chỉ tiêu nhưng chúng tôi đang phải cân nhắc. Bởi lẽ, theo quy định, ngành Giáo dục, trong đó, có huyện Tân Kỳ mỗi năm phải tinh giản 10% giáo viên (tương đương mỗi năm khoảng 45 người). Tuy nhiên, nếu số tinh giản không đủ, sẽ tác động đến định mức biên chế chung và chúng tôi chỉ tuyển dụng trong số định mức biên chế cho phép. Nếu tuyển dụng quá theo quy định, nguồn chi trả lương gặp nhiều khó khăn.
Đến thời điểm này, Kỳ Sơn là huyện đã hoàn thành khá sớm việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng biên chế theo chỉ tiêu mà UBND tỉnh vừa bổ sung cho huyện. Tuy vậy, sau khi thông qua huyện và chuyển xuống Sở Nội vụ, kế hoạch tuyển dụng đang yêu cầu được điều chỉnh lại để phù hợp với định biên chung của huyện.
Qua trao đổi, ông Lầu Bá Thái - Phó Phòng Nội vụ huyện cho biết: Toàn huyện Kỳ Sơn có gần 1.900 giáo viên và từ nay đến năm 2026 huyện cần tinh giản 208 người, trung bình mỗi năm gần 50 người. Qua rà soát bước đầu, năm 2023, số giáo viên về hưu hoặc nghỉ theo Nghị định 108 chỉ khoảng 10 người. Thế nên, nếu tuyển mới, chúng tôi sẽ thừa định biên và không có ngân sách để chi trả lương.
Việc thiếu giáo viên đặc thù đang diễn ra tại nhiều địa phương. Trong ảnh: Giờ học Âm nhạc của học sinh Trường THCS Hà Huy Tập (TP. Vinh). Ảnh: Mỹ Hà
Ngoài khó khăn trên, huyện Kỳ Sơn cũng đang gặp những đặc thù riêng như dù được bổ sung 23 biên chế giáo viên tiểu học và huyện đã dự kiến tuyển dụng giáo viên Tin học và Tiếng Anh, nhưng cơ hội rất khó vì không có hồ sơ đăng ký. Giáo viên mầm non diện 06, 09 có 22 người, nhưng chỉ có 3 người đủ bằng cấp theo quy định. 19 người còn lại hiện đang học và cuối năm 2023 mới có bằng. Trước thực tế này, Phó phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn nói thêm: Chúng tôi sẽ giữ chỉ tiêu giáo viên mầm non cho các giáo viên 06,09 và không tuyển mới. Nhưng các giáo viên còn lại, chúng tôi mong có những cơ chế riêng, vì hiện nay nếu theo đúng quy định sẽ không có ứng viên lên Kỳ Sơn. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Tin Học, Tiếng Anh trên địa bàn còn nhiều, nhưng lại chưa có bằng đại học theo như quy định mới.
Với những khó khăn trên, rõ ràng dù đã có biên chế nhưng việc tuyển dụng sẽ không thể thực hiện sớm mà cần phải rà soát, sắp xếp để phù hợp với từng địa phương và phù hợp với các quy định theo các văn bản hướng dẫn. Việc cân nhắc này cũng là cần thiết để đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Tâm lý thích chọn giáo viên có IELTS cho con học tiếng Anh Dù không luyện thi IELTS, nhiều phụ huynh coi chứng chỉ IELTS của giáo viên là yếu tố quyết định việc cho con theo học. Theo các chuyên gia, điều này là không cần thiết. Nhiều phụ huynh coi chứng chỉ IELTS là tiêu chí đánh giá trình độ giáo viên. Ảnh: Pro Docs Express. Câu chuyện lựa chọn trung tâm hoặc giáo...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân có "gương mặt kim cương" đẹp hoàn hảo nhất Hàn Quốc: Nhan sắc phong thần, mọi khung hình đều tuyệt đối điện ảnh
Hậu trường phim
23:37:27 11/04/2025
10 mỹ nam đẹp nhất Hàn Quốc 2025: Lee Min Ho chỉ xếp thứ 7, hạng 1 không ai dám phản đối
Sao châu á
23:33:38 11/04/2025
Việt Trinh nói về tin ở biệt thự 3.000m2: Tôi không giàu có, chỉ đủ sống!
Sao việt
23:17:38 11/04/2025
Thanh Hà - Phương Uyên bước qua mất mát, tự 'chữa lành' nỗi đau
Nhạc việt
23:11:14 11/04/2025
Kanye West xin lỗi, vợ chồng Jay-Z và Beyoncé xem xét cách xử lý
Sao âu mỹ
22:56:16 11/04/2025
Hồng Vân thích thú khi chàng trai trẻ quyết tâm 'cưa đổ' cô vợ xinh đẹp
Tv show
22:50:56 11/04/2025
Trước ngày cưới, bạn thân vay 200 triệu nhưng cuộc gọi điện thoại sau đó đã lộ bản chất của cô ta
Góc tâm tình
22:46:42 11/04/2025
Bộ Công an cảnh báo 4 phương thức lừa đảo núp bóng shipper
Pháp luật
22:38:42 11/04/2025
Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m
Tin nổi bật
22:30:20 11/04/2025
Tháng 4 nên hạn chế thịt gà, thịt bò, ưu tiên 3 loại thịt bổ dưỡng cho cơ thể: Đây là lý do
Ẩm thực
22:09:56 11/04/2025