Tuyên án 2 bảo mẫu hành hạ trẻ dã man
Hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý cùng chịu mức án 3 năm tù giam về tội “hành hạ người khác”.
Mặc dù 8h sáng phiên xử mới bắt đầu, nhưng chỉ mới hơn 7h, hội trường Nhà thiếu nhi đã chật cứng người tới theo dõi. Bên ngoài hội trường, hàng trăm người cố gắng vào bên trong nhưng không được, đành phải theo dõi phiên xử từ xa.
7h30, xe đặc chủng chở hai bị cáo Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, ngụ quận 8) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, quê Kiên Giang) đến hội trường và nhanh chóng được lực lượng công an đưa vào bên trong phòng xử án.
7h30 sáng nay, hai bị cáo – bảo mẫu Phương, Lý được đưa đến hội trường xét xử trên xe đặc chủng.
Hai bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý bị truy tố, xét xử về tội “Hành hạ người khác” theo điểm a, b, khoản 2, điều 110 của Bộ luật Hình sự.
Theo quan sát, bị cáo Phương đến tòa với gương mặt khá bình thản còn bị cáo Lý tỏ vẻ xúc động, thỉnh thoảng lại đưa tay lên lau nước mắt trong lúc chờ phiên tòa khai mạc.
Trước lúc phiên tòa khai mạc, khác hẳn với sự bình thản của bị cáo Lê Thị Đông Phương, bị cáo Nguyễn Lê Thiên Lý thỉnh thoảng lại đưa tay lên lau nước mắt
8h15, phiên tòa bắt đầu với phần thẩm tra lý lịch, kiểm tra danh sách nhân chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
Hội trường Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức chật kín người từ sáng sớm.
8h30, Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Vũ Tất Trình tuyên bố khai mạc phiên tòa.
Tiếp đó, vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức giữ quyền công tố tại phiên tòa công bố bản cáo trạng truy tố hai bị cáo Phương, Linh.
Hai bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý trả lời phần thẩm vấn của Chủ tọa phiên tòa
Theo bản cáo trạng: Khoảng tháng 9/2012, Lê Thị Đông Phương thuê nhà tại khu phố 8, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức để mở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, nhận giữ trẻ từ 1 đến 4 tuổi mà không có giấy phép kinh doanh.
Video đang HOT
Trong tháng 11/2013, UBND phường Hiệp Bình Phước kiểm tra và nhắc nhở trường mầm non tư thục Phương Anh về việc hoạt động không có giấy phép.
Ngày 6/12/2013, UBND phường Hiệp Bình Phước tiếp tục kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính. Đến ngày 11/12/2013, UBND phường Hiệp Bình Phước ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh không phép và yêu cầu trong thời hạn 30 ngày phải làm thủ tục đăng ký hoạt động.
Cũng theo cáo trạng, thời gian đầu, Phương tự mình chăm sóc các trẻ. Đến tháng 3/2013, Phương thuê Nguyễn Thị Điều vào làm bảo mẫu. Đến tháng 9/2013, nhận thêm Nguyễn Lê Thiên Lý vào làm. Trong quá trình làm việc, một số bé có tình trạng biếng ăn nên Phương và Lý đã đưa các cháu ra khu đất trống sau nhà để cho ăn. Tại đây, hai bảo mẫu đã có nhiều hành vi hành hạ các bé như dùng tay ấn mạnh cháu Nguyễn Tấn Khang vào đùi mình, đánh mạnh lên lưng bé hay bế bổng các cháu cho vào thùng nước phía sau bếp.
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức đã đưa 16 trẻ tại nhóm trẻ mầm non tư thục Phương Anh đi giám định sang chấn tâm lý. Kết quả cho thấy trẻ không có dấu hiệu di chứng của vụ án. Tuy nhiên, nhận thấy các hành vi của Phương, Lý đã phạm vào tội “Hành hạ người khác” nên phải bị truy tố, xét xử.
Trong vụ án này, các cơ quan tố tụng quận Thủ Đức xác định có 4 bị hại gồm các bé B.Ng.C (2011), T.T.L (2013), L.T.K (2012), Ng.T.H (2011).
9h15, HĐXX bắt đầu phần thẩm vấn các bị cáo.
Bị cáo Đông Phương là người đầu tiên tòa gọi lên thẩm vấn.
Trả lời câu hỏi vì sao bên trong nhà trẻ lại có một khu vực ăn riêng? Bị cáo Phương trả lời để dành “chăm” các bé lười ăn hoặc ăn chậm. Khu vực này trực tiếp do Phương và Lý đảm trách. HĐXX thẩm vấn bị cáo Phương về việc có chỉ đạo Lý đút cho các bé ăn hay không? Bị cáo Phương khai chỉ dặn đút ăn từ từ còn mình thì làm việc khác.
Tòa hỏi: “Bị cáo có con không, con bị cáo mấy tuổi rồi?”. Bị cáo Phương: “Dạ, con bị cáo 8 tuổi”. “Con bị cáo có gửi đi học không?”, tòa hỏi. “Dạ có”, bị cáo Phương đáp. “Một bữa ăn, một chén cháo, một ly sữa mà các cháu đong đầy nước mắt như vậy, bị cáo thấy sao?”, “Bị cáo biết mình sai rồi” – HĐXX hỏi và bị cáo Phương trả lời.
HĐXX chuyển qua phần thẩm vấn bị cáo Lý.
Lý khai mình là cháu của bị cáo Phương, được Phương nhận vào làm việc tại nhà trẻ với công việc dọn dẹp vệ sinh, cấp dưỡng, cho trẻ ăn. Lý khai khá rành mạch về hành động đe dọa trẻ khi các bé khó ăn bằng cách bế thốc lên cao và dọa bỏ vào thùng phuy nước. Lý khai từng dọa kiểu đó với bé C., bé H.. Bị cáo này cho biết, giờ rất hối hận về hành động của mình, vì quá nóng giận nên hành động như vậy…
Trả lời về câu hỏi của hội đồng xét xử về việc chưa đăng ký kinh doanh cho nhóm trẻ của mình, bị cáo Phương cho biết, bản thân đã làm hồ sơ đăng ký lên UBND quận Thủ Đức, tuy nhiên do còn thiếu một số giấy tờ nên chưa thể đăng ký. Sau đó, mặc dù nhiều lần bị đoàn kiểm tra nhắc nhở, nhưng “vì cuộc sống khó khăn, bản thân không làm gì để có thu nhập nên đành làm liều”.
Đại diện Viện kiểm sát đặt câu hỏi cho bị cáo Phương: “Tại sao biết Nguyễn Lê Thiên Lý là người chưa có bằng cấp mà vẫn thuê để chăm sóc trẻ”, bị cáo Phương cho biết, do nhận thức còn kém, bản thân nghĩ rằng việc chăm sóc trẻ khá đơn giản nên không cần bằng cấp gì nhiều. Nghe xong câu trả lời này, nhiều người đã ồ lên ngạc nhiên và phản đối. Bày tỏ quan điểm của mình, vị công tố cho rằng, chăm sóc và bảo vệ trẻ là chăm lo cho tương lai của đất nước, không thể cho rằng đây là việc làm đơn giản, “chính vì nghĩ là nó đơn giản, nên ngày hôm nay bị cáo mới phải đứng ở đây”, vị công tố nhấn mạnh.
Bé N.T.H. ngủ thiếp đi trong vòng tay của cha tại phiên tòa
10h30, đại diện Viện KSND quận Thủ Đức giữ quyền công tố công bố bản luận tội, đồng thời đề nghị mức án dành cho 2 bị cáo. Theo vị công tố, việc truy tố, xét xử hai bị cáo Phương, Lý về tội “hành hạ người khác” là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Hai bị cáo nghe vị công tố đọc bản luận tội và đề nghị mức án dành cho mình
Tại phiên tòa hôm nay, hai bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình và phù hợp với lời khai, chứng cứ tại cơ quan điều tra.
Theo đó, các bị cáo đã có nhiều hành vi, hành động tàn ác, ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe của trẻ. Đáng nói hơn, hành vi của các bị cáo đã lặp lại nhiều lần với nhiều cháu chứ không phải là hành động nhất thời, bộc phát vì tức giận như lời các bị cáo khai tại phiên tòa. Bản thân bị cáo Phương là người có học vấn, đã tốt nghiệp đại học, được cấp bằng về chăm sóc trẻ mầm non nhưng lại không có những hành động đúng mực với những gì mình được dạy.
Vị công tố đề nghị HĐXX tuyên phạt hai bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý cùng mức án 2-3 năm tù về tội “hành hạ người khác” sau khi xem xét, cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, hai bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi. Đồng thời đề nghị HĐXX tuyên buộc các bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần, sức khỏe của các bị hại trong vụ án.
Hai bị cáo trong vòng vây bảo vệ của công an trong lúc chờ bản án của HĐXX
Trong phần tranh luận, luật sư đại diện cho bị cáo Lê Thị Đông Phương cho rằng, ngoài tình tiết giảm nhẹ là khai báo thành khẩn, có thái độ ăn năn như đại diện Viện kiểm sát cho biết, bị cáo Phương còn có một số tình tiết giảm nhẹ khác như: Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định phạt vi phạm hành chính của đoàn kiểm tra UBND phường Hiệp Bình Chánh vào tháng 12/2013. Khi vụ việc các bị cáo hành hạ trẻ mầm non bị phát giác, trong đoạn phóng sự được truyền hình an ninh chiếu sau đó, bị cáo đã có hành động là nói lời xin lỗi đối với toàn bộ cha mẹ cũng như các bé tại trường mầm non tư thục Phương Anh.
Tại phiên tòa, bị cáo Phương cũng đồng ý đền bù thiệt hại cho gia đình người bị hại, tuy nhiên, do mức đền bù chưa được thỏa thuận nên bị cáo vẫn chưa thực hiện được. Từ 3 tình tiết này, luật sư của bị cáo Phương cho rằng, chỉ nên xử phạt bị cáo Phương ở mức 2 năm tù, mức thấp nhất so với đề nghị của viện kiểm sát.
Hai bị cáo nói lời cuối cùng trước khi HĐXX vào phần nghị án
10h50, HĐXX kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án.
Trong lời nói cuối cùng, bị cáo Phương xin lỗi các gia đình người bị hại, xin lỗi gia đình mình vì những việc sai trái mà mình gây ra. Đồng thời xin HĐXX áp dụng bản án nhẹ nhất để bản thân nhanh chóng có cơ hội làm lại cuộc đời, chuộc lỗi cho những hành động sai trái trước đây và có điều kiện chăm sóc con cái.
Bị cáo Lý nói lời cuối cùng: “Thời gian qua, bản thân suy nghĩ rất nhiều và hối hận về những hành vi của mình. Bị cáo cũng xin gia đình các nạn nhân tha thứ và mong được sự khoan hồng của pháp luật”.
11h05, HĐXX bắt đầu tuyên án. Thay mặt HĐXX, Chủ tọa Vũ Tất Trình đã đọc bản án dành cho hai bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý.
Theo đó, HĐXX nhận định hành vi của hai bị cáo là nguy hiểm, cần có một bản án thích đáng. HĐXX tuyên án: Lê Thị Đông Phương chịu bản án 3 năm tù giam, Nguyễn Lê Thiên Lý 3 năm tù giam cùng về tội “hành hạ người khác”. Thời gian giam giữ tính từ ngày 17/12/2013. Tòa cũng tuyên buộc hai bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình cháu N.T.H. và L.T.K., mỗi gia đình 20 triệu đồng
Sau phần tuyên án, đông đảo phóng viên và người dân đã ra ngoài cửa đứng chờ hai bị cáo được công an dẫn ra ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho hai bị cáo trước đám đông quá khích, lực lượng an ninh đã đưa hai bị cáo ra theo một lối khác trước sự thất vọng của nhiều người…
Bị cáo Nguyễn Lê Thiên Lý bật khóc ngay khi nghe HĐXX tuyên án
Và phải nhờ một cán bộ công an đỡ ngồi xuống ghế
Lực lượng công an phải đưa hai bị cáo Phương và Lý ra về bằng đường khác nhằm tránh đám đông quá khích
Theo Khampha
Sáng nay, xét xử 2 bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non
Đến nhà trẻ Phương Anh đi học, nhưng mỗi khi không chịu ăn uống, những đứa trẻ bị bảo mẫu hành hạ bằng việc tát liên tiếp vào mặt, bịt mũi, dọa thả thùng nước...Hành động trên đã gây phẫn nộ trong dư luận.
Sáng nay (20/1), TAND quận Thủ Đức sẽ xét xử lưu động 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em gây xôn xao dư luận vào giữa tháng 12 vừa qua. Phiên tòa sẽ diễn ra tại Hội trường Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức (TP.HCM).
Hai bị cáo Lê Thị Đông Phương (32 tuổi, chủ cơ sở mầm non Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, Kiên Giang) cùng bị truy tố về tội "hành hạ người khác".
Vụ "tra tấn" trẻ mầm non của hai bảo mẫu từng gây chấn động dư luận
Theo nội dung vụ án, Lê Thị Đông Phương từng tốt nghiệp Đại học sư phạm mầm non với tấm bằng loại khá. Sau thời gian công tác tại một trường mầm non ở quận 1, Phương chuyển về xin phép mở cơ sở giữ trẻ tại số 18 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Dù chưa được cấp phép nhưng tháng 8/2012, Phương vẫn mở cơ sở giữ trẻ tại địa chỉ trên, lấy tên là nhà trẻ Phương Anh. Ngày 15/11/2012, tổ kiểm trả liên ngành phường Hiệp Bình Phước phát hiện cơ sở trên đang giữ 9 trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên nhưng không có giấy phép, đã lập biên bản xử phạt hành chính, yêu cầu dừng hoạt động.
Phớt lờ yêu cầu trên, Phương tiếp tục duy trì hoạt động cơ sở này. Sau đó, đoàn kiểm tra liên ngành lại kiểm tra những bảo mẫu này vẫn ngang nhiên giữ trẻ. Quá trình hoạt động, Phương thuê Nguyễn Lê Thiên Lý làm bảo mẫu phụ việc.
Ngày 13/12/2013, Công an quận Thủ Đức nhận được đoạn clip quay được cảnh hai bảo mẫu này hành hạ, đánh đập, đe dọa trẻ mỗi khi cho ăn hoặc uống sữa. Đoạn clip cũng được tung lên mạng gây chấn động dư luận.
Ngày 17/12/2013, Đông Phương và Thiên Lý bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra.
Trong quá trình điều tra, 2 bảo mẫu thừa nhận đã đánh đập, đe dọa, chổng ngược đầu các bé vào thùng phuy nước, dúi đầu trẻ xuống đất, bịt mũi...để cho trẻ sợ mà ăn.
Theo Vietnanet
Hai bảo mẫu hành hạ trẻ: "làm như vậy cũng vì yêu trẻ" Hai "bảo mẫu" Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý đứng trước vành móng ngựa trong trang phục áo sơ mi, thái độ khá bình thản. 8 giờ sáng nay (20-1). TAND Q.Thủ Đức (TP.HCM) đã mở phiên tòa lưu động xét xử hai bảo mẫu hành hạ trẻ em tại Cơ sở mầm non Phương Anh (Q.Thủ Đức) gây phẫn...