Vụ hai bảo mẫu hành hạ trẻ em: Có nên xét xử lưu động?
Việc hai bảo mẫu ở quận Thủ Đức (TP.HCM) hành hạ trẻ dã man không chỉ khiến dư luận bức xúc mà đáng ngại hơn cả là khiến các bé bị sang chấn tâm lý.
Chân dung 2 bảo mẫu đày đọa trẻ gây phẫn nộ dư luận
Khi clip hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý hành hạ trẻ mầm non bị phanh phui, ông Trương Văn Thống – Bí thư Quận ủy Thủ Đức (TP.HCM) thông tin trên tờ Tuổi trẻ, sẽ cho xét xử lưu động vụ hành hạ trẻ em và dự kiến sẽ tổ chức tại Trung tâm Nhà thiếu nhi Q.Thủ Đức. Buổi xét xử sẽ mời hết các nhóm trẻ gia đình có phép tham dự để răn đe, giáo dục.
Thế nhưng, cũng theo nguồn trên, ông Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nêu quan điểm, phải hạn chế và cân nhắc kỹ khi quyết định xét xử lưu động và phải lường hết các tác động nhiều chiều của biện pháp này.
Ông Nghĩa cho biết sẽ chuyển ý kiến này đến những người có trách nhiệm ở TAND TP.HCM và TAND quận Thủ Đức để họ xem xét kỹ hơn.
Theo ông Nghĩa, để việc xét xử có tác dụng giáo dục và răn đe phải chú ý và tôn trọng ý kiến của đa số nhân dân. Nhưng cũng không nên vì vậy mà bị dư luận chi phối hay xử theo dư luận. Việc xét xử phải dựa vào chứng cứ và pháp luật hiện hành.
Video đang HOT
Có thể thấy, clip 2 bảo mẫu này hành xác trẻ đã khiến hầu hết những ai xem đều rớt nước mắt và thắt lòng vì thương xót các bé. Tuy nhiên, về việc xét xử lưu động 2 bảo mẫu, có cả ý kiến đồng tình và chưa đồng tình. Chia sẻ với chúng tôi, độc giả Nguyễn Hoàng Hải (Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Việc định tội nghiêm sẽ răn đe các bảo mẫu “ác thú” này. Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên đưa ra xét xử lưu động. Dù sao họ cũng đã nhận ra sai lầm, hãy để cho họ và người thân một con đướng để sống”.
Tuy nhiên, cùng trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội và truyền thông đại chúng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) đưa ra quan điểm khác. Theo ông Bình, vụ hai bảo mẫu đày đọa trẻ em nên xét xử lưu động. Nhìn rộng ra, việc này sẽ có ý nghĩa với cộng đồng. Xét xử lưu động không phải là chấm hết cuộc đời của hai bảo mẫu, bởi cùng với thời gian, tên tuổi con người sẽ mờ nhạt đi. Chỉ một thời gian ngắn, sẽ chẳng ai quan tâm cặn kẽ về hai bảo mẫu. Còn sang chấn mà các cháu bé phải chịu đựng mới là đáng lo.
“Chừng nào chúng ta không xét xử lưu động thì khi đó sự công bằng trong xã hội vẫn còn tù mù, các vụ bạo hành trẻ tương tự sẽ còn xảy ra”, ông Bình nhấn mạnh.
Theo Khampha
Bé trai chết vì chấn thương sọ não tại nhà trẻ tư
Đến đón Long tại nhà trẻ tư nhân, người dì hốt hoảng khi thấy bảo mẫu bế cháu trai chạy thốc ra, nói đưa đi cấp cứu. Sau nửa tháng nằm viện vì bị cho là tự ngã cầu thang, cậu bé 13 tháng tuổi tử vong.
Nhà trọ của vợ chồng chị Phượng khóa trái sau cái chết của con trai. Ảnh: Nguyễn Loan
Chiều 1/12, sau khi nhận xác con từ bệnh viện, vợ chồng chị Cao Thị Hồng Phượng đã đưa thi thể cháu Đỗ Doãn Long (13 tháng tuổi) về quê mai táng. Căn phòng trọ ọp ẹp của đôi vợ chồng nghèo trong con hẻm nhỏ trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TP HCM, khóa cửa im lìm.
Trước đó, chiều 14/11, em gái chị Phượng đến đón cháu tại điểm trông giữ trẻ tư nhân của bà Vũ Thị Bích Vân trong khu phố thì thấy bà Vân hớt hải bồng Long ra, bảo phải đưa đi cấp cứu. Đang bán hàng ở chợ, nghe em gái báo tin, chị Phượng sấp ngửa chạy đến Bệnh viện Chợ Rẫy. "Con tôi lúc đó nằm ở phòng cấp cứu, mặt và đầu sưng tấy. Đêm đó bác sĩ bảo phải mổ gấp, không có tiền, tôi chạy về xóm đập cửa từng nhà mượn được 10 triệu đồng làm phẫu thuật cho con. Mấy ngày sau thằng bé tỉnh, chúng tôi tưởng con đã qua được cơn nguy kịch. Vậy mà...", người mẹ khóc ngất.
Chồng chị, anh Đỗ Doãn Liêm thẫn thờ khi nhắc đến con trai. Sau nửa tháng nằm viện, đến chiều ngày 1/12 bé Long tử vong. Bác sĩ kết luận cậu bé chết do chấn thương sọ não. "Nó rất dễ thương. 13 tháng tuổi, đi còn chưa vững nhưng nó bi bô suốt ngày. Mỗi lần con khóc, cha con tôi chơi trò máy bay là nó lại cười nắc nẻ ngay. Vợ chồng tôi cũng không biết vì sao con mình bị té đến nông nỗi này", người đàn ông khắc khổ với gương mặt đen xạm nói trong nước mắt.
Về vấn đề này, lãnh đạo Công an quận 8 cho VnExpress biết, cơ quan chức năng mới xác định nguyên nhân khiến cháu Long thiệt mạng là do chấn thương sọ não. Để làm rõ vụ việc, cùng ngày, cơ quan điều tra đã triệu tập bảo mẫu Vân và những người có liên quan lên lấy lời khai. "Bà Vân rất hợp tác với cơ quan điều tra và cho rằng không biết gì về tình trạng của bé Long. Bà này cũng nói, chiều 14/11, trong lúc ngồi chơi với bé trai thì bất ngờ Long lên cơn co giật nên bà Vân vội bế bé đi cấp cứu. Chưa ra đến cửa thì bà gặp người dì của Long đến nên bảo cùng đưa bé trai đến bệnh viện", vị này cho hay.
Ngôi nhà của bảo mẫu Vân cũng đóng kín cửa. Ảnh: Nguyễn Loan
Quê ở Cần Giuộc, Long An, chị Phượng lên Sài Gòn mưu sinh hơn chục năm nay. Sau một lần đò, chị một mình nuôi con đến lớn rồi đi bước nữa với anh Liêm. Bé Long ra đời như một món quà mà ông trời ban cho vợ chồng chị. Do bận rộn buôn bán từ sáng sớm đến tối mịt ở ngoài chợ, người phụ việc vừa xin nghỉ về quê, không ai chăm sóc con trai chỉ hơn một tuổi nên chị Phượng bàn với chồng gửi con đi nhà trẻ.
Vợ chồng họ đã đi hỏi nhiều trường nhưng do Long còn quá nhỏ nên không nơi nào nhận. Có chỗ nhận thì lại rất xa nhà. Được người quen giới thiệu điểm trông trẻ của bà Vân trong khu phố, họ tìm đến nhờ cậy với chi phí 1,5 triệu đồng mỗi tháng.
"Hàng ngày, 4h sáng tôi đã phải đi chợ, có hôm đến 21h mới về đến nhà nên mọi việc đưa đón con đều nhờ vào em gái. Tôi mải buôn bán, mọi việc chăm sóc con đều nhờ cả vào bảo mẫu. Cháu nó mới gửi được có 4 ngày thì xảy ra cơ sự này. Chắc thằng bé oán trách tôi nhiều lắm", chị Phượng nấc nghẹn.
Người mẹ này kể thêm, trước hôm con nhập viện có thấy một vết đỏ và sưng trên trán Long. Nhưng khi chị xoa vào không thấy con kêu đau nên nghĩ không vấn đề gì. "Cô Vân nói với tôi là thằng bé bị té từ trên cầu thang xuống nên mới bị chấn thương sọ não. Tôi không muốn làm lớn chuyện nhưng thực sự rất muốn biết con mình vì sao mà chết", người mẹ nức nở.
Là hàng xóm lâu năm của gia đình chị Phượng, khi được hỏi về bé Long, bà Tư không ngớt miệng thương xót. "Mới 13 tháng tuổi mà nó nhanh nhẹn, thông minh lắm. Ngày nào nó cũng qua nhà tôi chơi. Hễ cứ nghe tôi bóp còi xe đi làm về là y như rằng nó ngóc đầu bò qua. Hộp bánh mua cho con tôi và bé Long ăn chung vẫn còn chưa hết", bà Tư nói và cho biết lúc chị Phượng về đập cửa mượn tiền phẫu thuật cho con bà đã lấy hết tiền dành dụm ra cho mượn.
Ông Phạm Xuân Xuyên, Tổ phó khu phố 56, nơi xảy ra sự việc cho biết, vợ chồng chị Phượng ở trọ đã gần chục năm. Còn gia đình bảo mẫu Vân được tiếng là hiền lành, sống rất tốt với bà con hàng xóm. "Có lẽ cháu bé chết là do tai nạn chứ bên nhà chị Vân cả bố mẹ, con cái đều là giáo viên. Mẹ chồng của chị Vân còn là người làm trong ban quản lý khu phố và cũng là giáo viên về hưu", ông Xuyên nói.
Theo VNE
Bé 1 tuổi tử vong tại điểm giữ trẻ: Ông ngoại nghẹn ngào xây mộ cho cháu Những tưởng tết này đứa cháu ngoại tròn 1 tuổi về thăm sẽ kêu tròn vẹn tiếng "ông", ngờ đâu một chiều cuối năm lạnh giá, cháu lại về trong chiếc quách nhỏ, chính tay ông phải xây mộ cho cháu... Chờ tiếng gọi "ông ngoại" Vượt quốc lộ 50 từ TPHCM, chúng tôi về huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An thăm gia...