Tựu trường, khai giảng ra sao?
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong khi chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến ngày tựu trường năm học mới. Ngành GD-ĐT đã tính đến phương án ngày 5.9 sẽ có nơi tổ chức khai giảng ‘đúng hẹn’, nơi sẽ phải tạm lui…
Học sinh trường ngoài công lập ở TP.HCM đã bắt đầu tựu trường – ẢNH: ĐỘC LẬP
Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, ngày tựu trường sớm nhất là 1.9, khai giảng vào ngày 5.9.
Chưa thể có “kịch bản” cụ thể
Đại diện sở GD-ĐT ở những địa phương có “ổ dịch” đều có chung chia sẻ năm học mới dù chỉ còn hơn 10 ngày nhưng chưa thể có một “kịch bản” nào cụ thể cho ngày tựu trường.
Hải Dương, địa phương có 11 ca bệnh và hơn 1.000 trường hợp F1, UBND tỉnh này yêu cầu ngành GD-ĐT cần có phương án phù hợp trong việc chuẩn bị năm học 2020 – 2021. Ngày 18.8, ông Lương Văn Việt, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, cho biết về tuyển sinh các lớp đầu cấp, Sở này yêu cầu không tổ chức tập trung học sinh (HS) các lớp 1, lớp 6, lớp 10 trước ngày 31.8. Đối với các trường THPT công lập, việc tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 chỉ thực hiện sau ngày 31.8. Đối với việc trả giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, học bạ, các loại giấy chứng nhận và các hồ sơ khác của HS thực hiện qua dịch vụ bưu chính.
Sở GD-ĐT Hải Dương cũng yêu cầu các cuộc họp để chuẩn bị cho năm học mới của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
TP.HCM khai giảng vào ngày 5.9
Theo kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021 do UBND TP.HCM công bố trước đó, các bậc học sẽ tựu trường ngày 1.9 và khai giảng ngày 5.9. Riêng với bậc mầm non sẽ khai giảng và tựu trường cùng ngày 5.9.
Video đang HOT
Tuy vậy, hiện một số trường phổ thông ngoài công lập ở TP.HCM đã cho học sinh tập trung và bắt đầu chương trình sinh hoạt hè trước 2 – 3 tuần. Trong đó, các trường chủ yếu dành thời gian để HS ôn tập kiến thức cũ; HS đầu cấp học thêm các kỹ năng và làm quen với trường lớp mới.
Nguyễn Loan
Buộc học sinh đi học bất chấp lệnh cấm vì Covid-19
Ngày 18.8, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa (Đồng Nai), cho biết vừa đến Trường tiểu học – THCS Nguyễn Khuyến (trường tư thục, thuộc KP.5, P.Trảng Dài) để ghi nhận và lập biên bản sự việc hơn 800 HS bị buộc đi học trở lại bất chấp lệnh cấm của UBND tỉnh Đồng Nai.
Về lý do buộc HS đi học, nhà trường nói nhằm mục đích tập trung HS để chuẩn bị năm học mới, hướng dẫn học phương pháp trực tuyến…
Theo văn bản thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 mà UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 3.8, đã yêu cầu tạm ngưng hoạt động các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn TP.Biên Hòa.
Lê Lâm
Tại Hà Nội, đến ngày 18.8, UBND TP chưa ban hành quyết định về khung kế hoạch thời gian năm học, trong đó có lịch tựu trường và khai giảng. Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay dự kiến việc khai giảng năm học mới của Hà Nội sẽ diễn ra ngày 5.9. Tất cả trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn TP được yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Tùy diễn biến của dịch bệnh sẽ có hướng dẫn khai giảng, tựu trường.
Hầu hết các trường tư thục tại Hà Nội dù được phép tựu trường sớm hơn trường công lập 4 tuần (từ khoảng 1.8) nhưng đều đã quyết định lùi đến cuối tháng 8, đầu tháng 9. Một số trường thông báo chuyển sang hình thức trực tuyến…
Bắc Giang, nơi có 6 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo kế hoạch sẽ tựu trường ngày 1.9, khai giảng ngày 5.9, ngày bắt đầu dạy và học là 7.9. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, Giám đốc sở GD-ĐT sẽ báo cáo chủ tịch UBND tỉnh để quyết định thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học cụ thể sau. Ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, cho biết đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phối hợp với phụ huynh để nắm bắt tình hình sức khỏe của HS, sinh viên.
Học sinh một trường dân lập tại TP.HCM đã tựu trường bắt đầu từ tuần này – ẢNH: ĐỘC LẬP
Có thể linh động, thậm chí khai giảng trực tuyến
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết nguyên tắc là nơi nào đang thực hiện giãn cách xã hội thì nơi đó tạm dừng đón HS đến trường và không tổ chức các nghi lễ như tựu trường, khai giảng tập trung đông người. Thay vào đó, từng trường, từng lớp học ở các nơi này có thể tạo sự gắn kết, chào đón HS bằng một “lễ khai giảng trực tuyến”. “Mặc dù vậy, tôi tin rằng việc tổ chức khai giảng trực tuyến (nếu có) sẽ chỉ thực hiện ở một số ít trường học trên cả nước”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, điều quan trọng hơn mà Bộ GD-ĐT hướng đến là làm sao để đảm bảo an toàn cho HS và giáo viên bước vào năm học mới. Ông Thành nêu quan điểm: “Những nơi không giãn cách xã hội và dịch bệnh diễn biến không phức tạp, có thể đảm bảo an toàn thì tổ chức khai giảng tại trường vào ngày 5.9. Tuy nhiên, an toàn cho HS và giáo viên phải được đặt lên hàng đầu”.
Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương, nhà trường, có thể tổ chức lễ khai giảng cũng như dạy học một cách linh hoạt. Nếu tổ chức khai giảng tập trung thì phải đảm bảo giãn cách; nếu không đủ hội trường hoặc sân trường rộng thì có thể ưu tiên khai giảng tập trung cho các em HS đầu cấp, để các em có niềm vui ngày khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới.
Nếu điều kiện khó khăn hơn thì có thể tổ chức khai giảng trong từng lớp học, từng lớp tiến hành nghi lễ chào cờ, hát quốc ca, giáo viên đọc thư chúc mừng năm học mới của Chủ tịch nước; loa của nhà trường vẫn có thể giúp HS ở mỗi lớp nghe được lời phát biểu chào mừng năm học mới của hiệu trưởng… Điều quan trọng là làm sao để HS và giáo viên cảm nhận được ý nghĩa của ngày đầu tiên bước vào năm học mới.
Ông Thành thông tin thêm, những năm gần đây, lễ khai giảng đã được Bộ GD-ĐT nhắc nhở tổ chức theo tinh thần trang trọng nhưng ngắn gọn, vì HS; năm nay tinh thần ấy sẽ tiếp tục được nhấn mạnh hơn nữa, miễn sao HS cảm thấy có ý nghĩa của ngày khởi đầu năm học mới.
Sự linh hoạt thiết thực
Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo quyết định về khung kế hoạch thời gian năm học áp dụng từ năm học 2020 - 2021.
Ảnh minh họa/INT
Dự thảo dự định ngày tựu trường năm học mới sớm nhất là 1/9. Theo đó, từ ngày 1 - 5/9, các cơ sở giáo dục chuẩn bị, sắp xếp kế hoạch cho năm học, không tổ chức dạy học trước khai giảng.
Những nội dung đổi mới trong dự thảo đã và đang nhận được sự đồng tình của đông đảo giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh, học sinh.
"Trong bối cảnh năm học 2019 - 2020 kéo dài thêm gần hai tháng do dịch bệnh, việc bắt đầu năm học mới 2020 - 2021 sớm như mọi năm làm thiệt thòi quyền lợi nghỉ hè của học sinh và giáo viên.
Bản thân các trường cũng không kịp xoay hàng núi công việc như xét tốt nghiệp, tuyển sinh đầu cấp, chuẩn bị cơ sở vật chất, kế hoạch nội dung cho năm học mới, tập huấn giáo viên... Giáo viên cần có thời gian tái tạo sức lao động sau một năm học vất vả, học sinh cần có mùa hè để thư giãn và tham gia các hoạt động kỹ năng. Vì thế, điều chỉnh thời gian bắt đầu năm học mới như Bộ dự thảo là hợp lý", hiệu trưởng một trường THCS chia sẻ.
Việc điều chỉnh kế hoạch năm học 2020 - 2021 của Bộ còn giải quyết được nguyện vọng cảm xúc của nhiều người là "trả" ngày khai giảng lại đúng ý nghĩa của nó - ngày bắt đầu học tập. Lâu nay, dư luận nói chung vốn không mấy hào hứng với việc cho học sinh đi học trước, khai giảng sau. "Học trước thì khai giảng chỉ là hình thức. Trong lúc đó, giá trị của khai giảng năm học mới rất thiêng liêng, tạo hứng khởi cho thầy và trò bước vào năm học mới", một phụ huynh nêu ý kiến.
Thời gian qua, việc các địa phương có xu hướng cho học sinh học trước khai giảng, chủ yếu là do khâu "dự phòng". Khung thời gian kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT ban hành thường khá rộng, sớm nhất là ngày 1/8 tựu trường và kết thúc năm học muộn nhất vào 31/5. Thực tế có những yếu tố khách quan khác biệt giữa vùng, miền, dẫn tới việc một số địa phương sẽ phải tựu trường sớm để dành thời gian trong năm học nghỉ do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, phong tục tập quán... nên độ rộng của khung là hợp lý.
Tuy nhiên, địa phương ít bị tác động bởi thiên tai, thời tiết cũng cho học sinh học trước khai giảng để dự phòng. Bởi số đông vẫn lo lắng với khối lượng kiến thức nhiều, phương thức dạy học truyền thống, nếu chẳng may buộc phải cho học sinh nghỉ học dài ngày, nhà trường sẽ khó bảo đảm chương trình, thời gian ôn tập cho học sinh, nhất là các lớp cuối cấp.
Đợt dịch bệnh Covid-19 cho thấy dù cho học sinh học sớm trước khai giảng, quỹ thời gian dự phòng của các trường cũng không thể "kham nổi" khi dịch bệnh kéo dài. Thực tế này đòi hỏi phải có những điều chỉnh nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giảng dạy. Và đây mới là biện pháp chính giải quyết việc nghỉ học tập trung trong những trường hợp bất khả kháng, chứ không phải dự phòng thời gian cơ học đơn thuần một vài tuần như trước đây.
"Giảm tải chương trình kết hợp với phát triển dạy học trực tuyến, tích hợp... thực sự là cánh cửa mở, hóa giải vấn đề thời gian dự phòng trong năm học. Chúng ta đã làm được điều này qua mùa Covid-19 thì không có lý do gì các địa phương phải quá nặng lòng với câu chuyện cho học sinh đi học trước khai giảng. Linh hoạt điều chỉnh thời gian nghỉ hè, khai giảng năm học mới như dự thảo của Bộ là phù hợp xu hướng dạy học mới, vì quyền lợi học sinh, giáo viên, phù hợp với nguyện vọng xã hội. Nó cần thiết được áp dụng cho những năm học sau đó nữa, chứ không chỉ trong "năm Covid", hiệu trưởng một trường tiểu học tại TPHCM đề xuất.
Bộ GD-ĐT: Nơi nào giãn cách xã hội thì chưa khai giảng năm học mới Đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, cũng giống như kỳ thi tốt nghiệp THPT, nơi nào đang phải thực hiện giãn cách xã hội thì chưa thể tổ chức tựu trường và dạy học trực tiếp cho học sinh. Việc khai giảng năm học mới năm nay có thể tổ chức trong phạm vi từng lớp học để ngừa dịch Covid-19 - ẢNH...