Tụt hạng chỉ số tiếng Anh: Cách thức thi cử khiến học sinh không cần học
Tiếp xúc và tuyển sinh các sinh viên mới tốt nghiệp đại học, nhận thấy trình độ tiếng Anh của phần lớn các em cũng không cải thiện nhiều so với mười năm về trước.
Phổ điểm môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Quan sát phổ điểm thi tốt nghiệp môn tiếng Anh trong khoảng 20 năm qua, tôi thấy năm nào điểm trung vị cũng dao động quanh mức 4 – 5 điểm.
Chúng ta chưa thành công trong việc dạy và học tiếng Anh vì nhiều yếu tố.
Đó có thể là chất lượng nhân sự liên quan đến các chương trình tiếng Anh còn yếu. Những người làm chính sách dạy và học tiếng Anh, chỉ đạo biên soạn SGK môn tiếng Anh cũng chưa thực sự giỏi và hiểu cách dạy và học tiếng Anh.
Cách triển khai các chương trình dạy và học môn tiếng Anh vẫn tiến hành như các đề án giải ngân, nặng tính hình thức và phong trào mà ít xét đến các hiệu quả thực tế. Sách giáo khoa dạy môn tiếng Anh trong hệ thống giáo dục phổ thông còn chịu quá nhiều ràng buộc trong quá trình biên soạn nên chất lượng rất kém.
Cách thức thi cử ở phổ thông, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT và thi vào đại học, tạo điều kiện cho các học sinh không cần khá ngoại ngữ vẫn có thể thi đỗ nên không cần học. Đội ngũ giáo viên môn tiếng Anh còn thiếu và yếu. Nhiều thầy cô chỉ có thể dạy từ vựng và ngữ pháp chứ không thực sự sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và trong công việc.
Video đang HOT
Thời lượng của môn học tiếng Anh trong nhà trường còn quá ít để có thể đạt ngưỡng có thể sử dụng được tiếng Anh trong đời sống thực. Môi trường xã hội chưa thực sự khuyến khích việc sử dụng tiếng Anh trong học tập và làm việc hằng ngày. Cơ chế tưởng thưởng và thăng tiến cho nhân sự thành thạo tiếng Anh còn nặng tính hình thức và chưa rõ ràng, nên thay vì giỏi tiếng Anh, nhân sự chỉ cần trình chứng chỉ môn học là có thể được.
Vậy làm cách nào để có thể cải thiện tình trạng này? Cốt lõi vẫn cần có chiến lược và chính sách đưa tiếng Anh vào sử dụng trong học tập và làm việc hằng ngày. Nếu không, việc dạy và học tiếng Anh sẽ chỉ như dạy và học một môn học thông thường, tập trung vào việc nhớ và hiểu từ vựng, ngữ pháp, chứ không phải là một thực hành ngôn ngữ hằng ngày, trong học tập và làm việc, để đạt được sự thành thạo như mong đợi.
Hành trang học tiếng Anh và chinh phục các kỳ thi
Mới đây, chương trình Tọa đàm "Hành trang cho con học tiếng Anh và Chinh phục các kỳ thi" diễn ra tại Hà Nội thu hút đông đảo học sinh và phụ huynh quan tâm.
Tọa đảm thu hút đông đảo phụ huynh quan tâm.
Chương trình do Gamma - thương hiệu sách ngoại ngữ thuộc Alphabooks phối hợp với ULIS Middle School (UMS) / Trường THCS Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách "Let's write - Viết đoạn không khó (Tập 1 - Cơ bản)".
Trong buổi tọa đàm, các diễn giả khách mời đã có những phân tích và chia sẻ hữu ích, giúp các phụ huynh hiểu hơn về việc học tiếng Anh của con hiện nay cũng như những mẹo giúp phụ huynh đồng hành và định hướng tốt hơn trên hành trình chinh phục ngôn ngữ này của con.
Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh
Tọa đàm bắt đầu với những băn khoăn của phụ huynh về chương trình học tiếng Anh của các con đang ở độ tuổi tiểu học hiện nay. Hầu hết các phụ huynh đều có thắc mắc khi chương trình học tại các trung tâm tiếng Anh giúp rèn luyện phản xạ tiếng anh của con rất tốt. Nhưng khi vào bài tập Ngữ pháp trong các kì thi, con thường bị lúng túng và không có được kết quả thi tốt. Điều này khiến bố mẹ rất phân vân, không biết nên cho con theo học chương trình tiếng Anh như tại lớp hay tại các trung tâm.
Rất nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học tiếng Anh của con
Giải thích cho băn khoăn này, các diễn giả cho biết, việc bố mẹ cảm thấy khó khăn trong việc định hướng cho con là do chưa thực sự hiểu bản chất của chương trình học tiếng Anh theo các hệ thống khác nhau.
Chính vì vậy, ở phần 2 của chương trình, Thạc sĩ Trần Thanh Hương - Nhóm trưởng chuyên môn khối 12 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, trường ĐHNN, ĐHQG HN đã có những giải thích chi tiết về chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh bậc tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh bậc tiểu học sẽ trang bị cho các con đầy đủ: kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), giúp các con sau khi kết thúc chương trình đạt được những tiêu chuẩn cơ bản như: 600 - 700 từ vựng thuộc các chủ điểm quen thuộc, có khả năng viết đoạn văn ngắn khoảng 30 - 40 từ...
Cô Ngô Hà Thu - Giám đốc Gamma cho rằng: "Các phụ huynh thường lo lắng nếu chỉ học theo chương trình phổ thông, con sẽ bị chậm so với các bạn. Nhưng nếu xét trên phương diện chương trình quốc dân thì các con không hề bị chậm chút nào. Vấn đề chỉ là các trường và nhiều kì thi hiện nay đẩy mức chuẩn lên quá cao khiến cho bố mẹ cảm thấy không biết con mình học như vậy có đủ không. Do vậy nếu con không đạt được điểm cao của các kì thi này thì cha mẹ cũng không nên lo lắng."
Phân tích cấu trúc một số đề thi phổ biến
Các diễn giả chia sẻ về kỹ năng học tiếng Anh cho con
Bằng việc so sánh các đề thi tiếng Anh phổ biến hiện nay theo chứng chỉ TOEFL primary và Key English Test (KET), cũng như đề thi vào các trường THCS chất lượng cao như UMS và THPT Chuyên Hanoi-Amsterdam, Thạc sĩ Trần Hoàng Oanh - Giảng viên khoa SPTA, trường ĐHNN, ĐHQGHN và Thạc sĩ Phạm Minh Huệ - Tổ trưởng tổ ngoại ngữ trường THCS Ngoại ngữ, trường ĐHNN, ĐHQG HN đã giúp phụ huynh có cái nhìn rõ ràng hơn về định hướng đào tạo tiếng Anh cho trẻ bậc tiểu học.
Về cơ bản, đề thi TOEFL sẽ khó hơn nhiều khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. Do cách tiếp cận của bài thi TOEFL và bản thân môn English trong hệ thống giáo dục Mỹ cũng khác so với khung châu Âu và Việt Nam. Ở Mỹ, English là môn tổng thể.
Bài TOEFL mang tính tổng hợp rất cao và khó, không thể cày tủ giống như bài thi hệ Cambridge. Nếu bố mẹ muốn hướng cho con cách tư duy một cách tổng hợp thì việc đọc và học các sách của TOEFL sẽ là lựa chọn nên cân nhắc. Các bài đọc và viết trong đề thi TOEFL thường yêu cầu rất cao sự suy luận và tư duy.
Trong khi đó, khung năng lực ngoại ngữ của ta bám rất sát với khung châu Âu. Vì vậy, ta có thể thấy sự tương đồng rất lớn giữa giáo dục tiếng Anh của Việt Nam và bài thi KET. Các bài thi thể hiện tính xã hội cao hơn rất nhiều, với độ khó tăng dần.
Ví dụ như trình độ A2 của KET chỉ yêu cầu một bài viết khoảng 25 - 30 từ, giống như yêu cầu của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Bài thi chỉ kiểm tra về kỹ năng giao tiếp chứ không yêu cầu cao về ngôn ngữ học thuật như TOEFL. Vì vậy, nếu các bậc cha mẹ muốn cho con tham gia các kì thi quốc tế để làm quen với môi trường thi cử thì lựa chọn hệ Cambridge như bài thi KET sẽ rất phù hợp.
Có rất nhiều phương pháp giúp con học và luyện thi tiếng Anh. Tuy nhiên để tìm ra phương pháp phù hợp nhất, chúng ta cần quan sát con có thế mạnh gì. Nếu cha mẹ chưa đủ khả năng quan sát, định hướng, hãy cứ đồng hành và động viên để con thấy răng môn thi này không có gì đáng sợ. Đặc biệt, nếu có thể tạo được môi trường khiến con cảm thấy mình có những thành tựu nhất định trong tiếng Anh, áp lực phải tham gia một kì thi khó hơn khả năng của con cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
Là một khách mời tại tọa đàm, cô Nguyễn Thu Lệ Hằng - Trưởng bộ môn chất lượng cao của khoa Sư phạm tiếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có nhiều chia sẻ, giúp các phụ huynh có thêm lựa chọn tham khảo khi đồng hành cùng con học tiếng Anh: "Phụ huynh không nên quá căng thẳng và thúc ép các con, hãy tạo cho con môi trường học tiếng Anh một cách thoải mái, tự nhiên nhất như môi trường bản ngữ bằng cách: thường xuyên mở các chương trình tiếng Anh, giao tiếp với con bằng tiếng Anh...
Đừng ngại nói chuyện với con do phát âm của mình không tốt, hãy nhờ con sửa giúp mình nếu các bé biết để con cảm thấy mình có được những thành tựu nhất định trong môn tiếng Anh. Bên cạnh đó, đừng quá lo lắng về các bài thi của con, đôi khi các bé làm bài viết tiếng Anh không tốt do chưa có đủ kiến thức nền về xã hội và thế giới xung quanh, cũng như chưa rèn luyện đủ về kiến thức ngữ pháp. Hãy cho con thời gian và luôn khích lệ để con cảm thấy tự tin chinh phục bộ môn này."
20/11 chẳng cần tặng quà cầu kỳ, teen khiến thầy cô bật cười với những lời chúc "bá đạo" 20/11 luôn là ngày lễ đặc biệt và ý nghĩa để gửi những lời tri ân tới các thầy cô, cũng là dịp để hội "nhất quỷ nhì ma" bày tỏ tình cảm của mình theo những cách vô cùng độc đáo, sáng tạo, đầy tinh nghịch. Mỗi khi đến dịp 20/11, các teen lại phải dày công nghĩ kế tạo cho thầy...