Tụt dốc không phanh, DOTA 2 ghi nhận số lượng người chơi thấp nhất trong suốt hơn 3 năm qua
Với lượng người chơi thường xuyên liên tục sụt giảm, mà đặc biệt là số lượng người chơi mới không phát triển, con gà đẻ trứng vàng của Valve thực sự đã bắt đầu bước sang bên kia sườn dốc.
Theo báo cáo của chuyên trang thống kê SteamCharts, lượng người chơi cùng lúc cao nhất của DOTA 2 trong tháng 1/2018 là 778.627. Đây là con số thấp nhất từng ghi nhận được từ tháng 8/2014. Như vậy, sau hai năm phát triển thần tốc vào 2015 và 2016, DOTA 2 đang có dấu hiệu xuống dốc.
Với 778.627 người chơi cùng lúc, đây là thành tích tệ nhất của DOTA 2 tính từ tháng 8/2014
Không phải đến tận bây giờ mà từ giữa năm 2017, sự thụt lùi của DOTA 2 đã được dự báo từ trước. Với lượng người chơi thường xuyên liên tục sụt giảm, mà đặc biệt là số lượng người chơi mới không phát triển, con gà đẻ trứng vàng của Valve thực sự đã bắt đầu bước sang bên kia sườn dốc.
Không chỉ sụt giảm về số lượng người chơi, khán giả theo dõi DOTA 2 trên các kênh stream cũng đang dần trở nên thưa thớt. Theo ghi nhận của chúng tôi, vào sàng ngày 31/1/2018, lượng người xem DOTA 2 trên Twitch chỉ còn 15.274 người. Thành tích cực tệ này khiến DOTA 2 lần đầu tiên trong lịch sử bị đá bay khỏi top 10 game được xem nhiều nhất trên Twitch.
DOTA 2 lần đầu tiên trong lịch sử bị đá bay khỏi top 10 game được xem nhiều nhất trên Twitch.
Nhìn một cách khách quan, DOTA 2 cũng đã có tuổi đời khá lớn, lên đến gần 8 năm (kể từ lần đầu tiên xuất hiện tại TI1). Đây có thể coi là giới hạn thông thường của một xu hướng game. Nếu không có gì đặc biệt, chúng ta sẽ chứng kiến sự thay thế dần dần của nhiều tựa game hot khác.
Theo GameK
Video đang HOT
Có thể bạn biết thừa, cài game chính là công đoạn khiến người chơi dễ nản lòng nhất!
Chẳng biết từ bao giờ, khi hứng thú với tựa game nào đó, thứ đầu tiên mà người ta quan tâm lại chính là... cấu hình.
Đi cùng với sự phát triển công nghệ, thị trường game càng ngày càng đón nhận những sản phẩm chất lượng hơn bao giờ hết. Không còn chỉ là về nội dung, giờ đây, nền đồ họa hay hệ thống vật lý cũng được cải tiến, nâng cấp để tiến gần đến với thế giới thật. Thế nhưng, đi kèm với đó còn là một vấn đề làm phần đông game thủ, đặc biệt là ở Việt Nam rất đau đầu - khâu cài đặt.
Cài game lại là khâu khiến người ta dễ nản lòng nhất
Nhiều tựa game bây giờ đẹp đến nỗi chỉ nhìn đoạn cắt cảnh, ta còn chẳng thể nhận ra đó là ảo hay thật. Người chơi có thể cảm nhận từng giọt mưa tí tách, cơn gió nhẹ thoáng qua hay cái nắng gay gắt trên những sa mạc mênh mông, rộng lớn. Thậm chí, ngay cả game online cũng được nhờ. Xem qua trailer tổng hợp của những tựa game lớn sắp ra mắt trong năm 2018 mà rạo rực cả người.
Công nghệ thì càng ngày càng vượt trội
Nhớ lại khoảng thời gian những năm 2007, 2008, khi mà game crack tràn lan, việc cài đặt game còn khiến người ta phải "lộn ruột". Chính vì những file cài, file phá khóa đều được truyền tải trên mạng một cách công khai, chẳng ai có thể xác nhận được chúng có trong tình trạng nguyên vẹn hay không. Nào là lỗi DirectX, lỗi Ram, lỗi vi xử lý... đủ mọi loại lỗi làm con người ta nản lòng.
Ai mà chẳng từng có một lần tiết kiệm tiền ăn sáng để đạp xe đi mua bộ đĩa game, thế mà, càng nhiều đĩa thì lại càng dễ lỗi mới buồn. Bản thân người viết từng hết hồn trong quá trình trải nghiệm huyền thoại Final Fantasy 8, cài đến đĩa thứ 4 thì bị lỗi...
...mà cứ nghĩ tới lúc cài 5, 6 đĩa game thì cũng mệt lắm chứ
Một điều dễ thấy ở thị trường Việt Nam chính là cấu hình máy đều khá thấp. Thường thường, chúng ta chỉ được chiêm ngưỡng cảnh người chơi đăng tin dò hỏi cách xây dựng PC đủ dùng để chơi LMHT, Dota 2... chứ không phải là các sản phẩm tầm cỡ trên thế giới. Điều này cũng phần nào phản ánh được thị hiếu của game thủ trong nước. Họ không cần quá đẹp mà lại chú trọng vào lối chơi nhiều hơn.
Game thủ Việt hiện nay phần lớn chỉ quan tâm về 2 sản phẩm này
Chỉ cần liếc sơ qua vào loạt game online trong nước là biết, chẳng có nhiều cái tên nổi trội về hình ảnh. Các nhà phát hành rất chăm chỉ theo dõi động thái của người chơi. Chừng nào mà sự quan tâm dành cho 2 chữ "siêu phẩm" thực sự tăng lên thì khi đó họ mới cân nhắc xem có nên nhập về hay không. Chẳng đâu xa, hãy quay lại một tựa game từng gây tiếng vang lớn là VLTK 3. Đồ họa quá đẹp, cách chơi quá "khó" (nhiều người thừa nhận, khó ở đây là do không có auto) lại là thứ đã khiến sản phẩm này buộc phải đóng cửa. Cũng có thể, người chơi ở Việt Nam không muốn được nâng cấp mà chỉ 2D, dễ chơi với họ là đủ rồi chăng?
Họ lại thiên về xấu xấu, cổ cổ
...hơn là 3D "hịn" như thế này
Chẳng phải tự nhiên mà dạo gần đây, những tựa game HTML5 (H5) đang xuất hiện ngày càng nhiều. Tính đến Kiếm Ma H5 thì trên thị trường đã có tới 4 đại diện của thể loại này. Không cần cài đặt, chơi được trên đa nền tảng dù là PC, điện thoại hay máy tính bảng là lợi thế lớn nhất. Mặc dù vậy, người chơi sẽ CHỈ được hưởng gameplay đơn giản và nền đồ họa khá "hoang sơ" mà thôi.
Ấy vậy nhưng, trên thực tế, lượng người chơi trung thành của HTML5 lại không phải ít. Vẫn là Kiếm Ma H5, dù còn chưa ra mắt nhưng chỉ cần là game kiếm hiệp và đi kèm với chữ H5 là đã lôi kéo được nhiều game thủ quan tâm. Đa phần đều là giới dân văn phòng lớn tuổi, đam mê với game vẫn rất nhiều nhưng thời gian rảnh rỗi lại quá ít.
Chẳng phải tự nhiên mà Kiếm Ma H5 hay nhiều sản phẩm thuộc dòng HTML5 lại được chú ý nhiều như vậy
Nếu nói về người được lợi nhiều nhất với tình trạng này thì chỉ có thể là các hàng net. Game thủ sở hữu dàn máy không đủ cấu hình thì giải pháp khả thi nhất chính là bỏ một khoản tiền nhỏ để tận hưởng trong không gian (có vẻ) chuyên nghiệp. Họ thuê bộ PC "hịn" chỉ để chơi game mà mình thích, khỏi cần lo về đường truyền hay việc cài đặt.
Thêm vào đó còn là dòng game mobile đang nở rộ, nhỏ gọn hơn mà vẫn đủ cuốn hút. Có rất nhiều tượng đài đã remake để được xuất hiện trên hệ máy mới này đấy thôi. Và dĩ nhiên, nếu so số lượng trường hợp cài đặt game lỗi trên mobile và PC thì chắc hẳn ai ai cũng biết câu trả lời.
Hàng net hay game mobile có lẽ chính là thứ đang được lợi nhiều nhất
Vậy còn bạn thì sao? Game xấu cấu hình nhẹ hay game đẹp cấu hình cao? Liệu đã đến lúc chúng ta tạo ra một làn sóng để thay đổi phong cách cho thị trường Việt? Có vẻ như chúng ta sẽ phải chờ đợi thêm một khoảng thời gian nữa để biết được câu trả lời.
Kiếm Ma H5 là tựa game kiếm hiệp đa nền tảng sắp ra mắt trong tháng 01/2018. Được tối ưu hóa trên nền tảng webgame mobile, cùng cơ chế Auto Battle hỗ trợ người chơi, tối giản gameplay, giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn trải nghiệm đủ tinh hoa của dòng game MMORPG. Những tính năng quen thuộc như Quốc Chiến, PK Cơ Ngộ, Săn Boss, Phụ Bản... vẫn được tái hiện qua phong cách mới, dù đơn giản nhưng vẫn đủ kích thích. Hai tính năng đáng chú ý nhất là Chiến Trường Tống Liêu và Cướp Mỹ Nhân hứa hẹn sẽ đem đến cho người chơi những phút giây giải trí không thể bỏ lỡ.
Theo GameK
Gặp "trẻ trâu" phá game hay chửi bới, game thủ Việt chúng ta nên làm gì để không bực tức? Không chỉ gây khó chịu, mà bản thân những trẻ trâu như vậy cũng khiến nhiều người cảm thấy chán nản và bỏ game vì cứ mỗi lần vào find match là có nguy cơ đối mặt với chúng Việc văng tục, chửi bậy dường như đã trở thành một "nét văn hóa" không mấy đẹp đẽ trong cộng đồng game thủ. Nhiều...