Tưởng trĩ, đi khám mới biết ung thư: Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu cần đến viện ngay
Qua kiểm tra, các bác sĩ cho biết người phụ nữ 37 tuổi (Thanh Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh) bị tổn thương tiền ung thư.
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận N.T.H (sinh năm 1985, trú tại Thanh Sơn – Uông Bí) đến khám vì đi ngoài ra máu. Vài tháng trước, chị H xuất hiện khối sa lồi hậu môn khi đi đại tiện, nghĩ là bị trĩ nên chủ quan không đi khám, chỉ khi thấy dấu hiệu nặng hơn mới đi khám.
Chị H được bác sĩ thăm khám và chỉ định nội soi trực tràng để tìm nguyên nhân. Khi nội soi bác sĩ phát hiện ngay sát rìa hậu môn có tổn thương là polyp kích thước gần 1,5 cm, cuống lớn, bề mặt đang rỉ máu. Bác sĩ bấm sinh thiết một vài vị trí của tổn thương để làm giải phẫu bệnh, kết quả tổn thương tiền ung thư. Can thiệp cắt polyp gửi làm xét nghiệm mô bệnh học, cho thấy chị bị ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa, chân diện cắt không còn u.
Bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K Hà Nội.
Theo TS Phạm Văn Bình – Phó giám đốc Bệnh viện K trung ương, trước đây người mắc ung thư đại trực tràng thường gặp ở độ tuổi trên 50 thì giờ đây căn bệnh này xu hướng trẻ hóa. Tại Bệnh viện K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 người mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt có bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng khi 12,13 tuổi….
Ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như các nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, trong đó béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá… là những yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Video đang HOT
Ở giai đoạn sớm, người bệnh chủ quan, lầm tưởng với nhiều bệnh lý đường tiêu hoá khác.
Bác sĩ chỉ ra dấu hiệu người bệnh không được bỏ qua. Thứ nhất, rối loạn tiêu hoá, ban đầu có thể là ợ chua, sau là đau tức vùng bụng, co thắt dạ dày trước hoặc sau khi ăn. Nếu bạn đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần thì cần chú ý theo dõi.
Thứ hai, đi ngoài phân nhỏ, phân dẹt, người bệnh có nguy cơ ruột gặp phải những vật cản như các khối u, polyp to khiến hình dạng và kích thước phân thay đổi.
Thứ ba, đi ngoài ra máu, đây là triệu chứng khá phổ biến ở các bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân, khối u trong lòng ruột gây chảy máu.
Thứ tư, các dấu hiệu toàn thân như bạn giảm cân bất thường, mệt mỏi. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư đều có dấu hiệu giảm cân nhanh và nhiều trong thời gian ngắn dù không ăn kiêng hay tập luyện gì gắng sức.
Thấy những dấu hiệu trên, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa y tế để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời. Việc khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.
Bạn nên bắt đầu quá trình sàng lọc sớm hoặc sàng lọc với tần suất thường xuyên hơn nếu có yếu tố như tiền sử mắc ung thư đại trực tràng hoặc polyp lành tính, tiền sử mắc viêm đại tràng mãn tính, tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng hoặc polyp, tiền sử gia đình mắc hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền.
Cảnh báo: Sử dụng đồ uống quá nóng làm tăng 90% nguy cơ bị mắc ung thư thực quản
Theo các nghiên cứu, việc sử dụng đồ uống với nhiệt độ quá nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, bất kể đó là đồ uống gì. Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất. Tuy nhiên, may mắn rằng, các nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm qua chỉ ra rằng, thay đổi thói quen sống có thể là yếu tố tiên quyết giúp bạn có thể thoát khỏi nguy cơ mắc căn bệnh chết người này.
Một trong những phát hiện nổi bật nhất được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế vào năm 2019. Nghiên cứu tại Iran cho thấy, đồ uống quá nóng có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản lên đến 90%.
Ung thư thực quản là khi các tế bào bất thường trong ống dẫn thức ăn (thực quản) phát triển một cách mất kiểm soát. Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ tăng lên nếu bạn uống trà, cà phê hoặc đồ uống khác ở nhiệt độ cao.
Theo nghiên cứu, uống khoảng 700ml trà ở nhiệt độ 60C hoặc cao hơn "có liên quan nhất quán" đến việc tăng nguy cơ ung thư thực quản so với uống nước ở nhiệt độ thấp hơn.
Các nhà khoa học theo dõi thói quen uống rượu của 50.045 người từ 40 - 75 tuổi, sống ở phía đông bắc Iran. Khoảng 317 trường hợp ung thư mới đã được phát hiện trong thời gian theo dõi từ năm 2004 đến năm 2017.
Tác giả chính nghiên cứu, TS Farhad Islam, thuộc Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khuyến cáo, nên đợi cho đến khi đồ uống nóng nguội bớt ở mức vừa phải rồi mới uống để đảm bảo sức khỏe.
" Nếu bạn để trà nguội một chút trước khi uống hoặc pha thêm sữa lạnh, bạn sẽ không lo tăng nguy cơ ung thư", TS Farhad cho biết.
Nghiên cứu lặp lại những phát hiện trước đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2016, cho biết đồ uống trên 65C là một yếu tố có thể gây ung thư. Nghiên cứu của WHO đã nghiên cứu trên loại trà mate - một loại trà truyền thống được uống rất nóng, chủ yếu ở Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Nghiên cứu này kết luận rằng, nhiệt độ của đồ uống quan trọng hơn bạn uống loại gì.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư thực quản có thể kể đến như:
Tuổi tác: Ung thư thực quản thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi, phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi 50, 60.Thừa cân hoặc béo phì: Thừa cân và béo phí làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.Hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn khoảng 8 - 10 lần so với người bình thường. Thời gian hút càng lâu, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.Lạm dụng bia rượu: Vừa hút thuốc vừa uống nhiều loại đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Các biểu hiện của bệnh ung thư thực quản:
Nuốt nghẹn, khó nuốt, kể cả với thức ăn lỏngThường chảy nước bọt kèm theo hơi thở mùi hôi khó chịuỢ hơi, sặc khi ăn uốngGiảm cân rõ rệtSuy nhược cơ thể do không ăn và nuốt đượcThường xuyên bị đau lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vaiRát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máuNôn và buồn nôn.
Các dấu hiệu khác có thể bắt gặp khi khối u phát triển đó là tức ngực nặng, cảm giác vướng vùng họng, khó thở, khạc đờm, khàn giọng,...
Khi có những bất thường xuất hiện, dù với nguy cơ ít hay nhiều, bạn đều nên đi khám để theo dõi càng sớm càng tốt.
Khó nuốt, da thay đổi - dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư ở phụ nữ Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở phụ nữ. Đôi khi những thay đổi bất thường trên cơ thể người phụ nữ lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Thay đổi trên da Trên da xuất hiện nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc thì có thể là dấu...