Tướng Thái Lan lĩnh 27 năm tù giam vụ buôn người chấn động
Tướng quân đội Thái Lan bị kết án 27 năm tù giam trong vụ buôn người lớn nhất lịch sử liên quan đến cả chính trị gia và cảnh sát.
Trung tướng Manas Kongpaen.
Theo Bangkok Post, trung tướng quân đội Thái Lan Manas Kongpaen nằm trong 62 người bị kết án trong tổng số 103 bị cáo tại phiên tòa ngày 19.7.
Tướng Manas là người phụ trách việc bắt giữ những người nhập cư trái phép vào Thái Lan. Vụ án buôn người thời hiện đại gây chấn động Thái Lan còn có sự tham gia của sỹ quan quân sự, chính trị gia, cảnh sát, thương nhân.
Vụ việc được đưa ra ánh sáng khi cảnh sát Thái Lan phát hiện ngôi mộ tập thể hở miền nam nước này. Đa số nạn nhân là người người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar. Họ phải sống trong điều kiện tồi tệ trước khi được đưa vào Thái Lan qua biên giới Malaysia
Những kẻ buôn người giam giữ nạn nhân cho đến khi người thân trả tiền chuộc hoặc thậm chí bán cho người khác để làm nô lệ.
Video đang HOT
Quan tài chứa hài cốt người nhập cư trái phép đến Thái Lan năm 2015.
Sau khi vụ việc được phanh phui, Thiếu tướng cảnh sát Paween Pongsirin, người dẫn đầu cuộc điều tra, đã phải chạy sang Úc vì lo ngại tính mạng bị đe dọa vì “nhiều người quyền lực” ở Thái Lan muốn ông phải im lặng.
Tòa án Bangkok ngày 19.7 mất 12 giờ để tuyên án các bị cáo với 13 tội danh khác nhau, bao gồm tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, giam giữ người đến chết và hiếp dâm.
Người bị kết án cao nhất lên tới 94 năm tù giam. Hai chính trị gia Thái lan, từng là thị trưởng cũng bị kết án 75 và 78 năm tù giam.
Quân đội Thái Lan từng tuyên chiến với nạn buôn người, coi đây là ưu tiên hàng đầu của quốc gia. Nhưng vụ kết án tướng quân đội cấp cao nhất từ trước đến nay được coi là nỗi hổ thẹn với quân đội Thái Lan.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, cựu tướng quân đội kêu gọi người dân không nên chỉ đổ lỗi cho Trung Tướng Manas. “Có nhiều người khác trong đường dây buôn người này. Đừng đổ lỗi hoàn toàn cho quân đội”.
Tướng Manas Kongpaen khi còn đương chức.
Tất cả các bị cáo đều không nhận tội trong phiên tòa xử kín. Ở Thái Lan, quan chức chính phủ thường nhận án gấp đôi dân thường nếu vi phạm pháp luật.
Trong nhiều năm qua, Thái Lan là điểm đến phổ biến của những lao động nhập cư bất hợp pháp từ Lào, Campuchia và Myanmar. Nhiều người bị ép phải làm việc như nộ lệ hoặc trở thành gái mại dâm.
Các tổ chức nhân quyền cho rằng vụ án này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Đường dây buôn người Thái Lan vẫn tồn tại và mang lại món lợi lớn cho những kẻ tham gia.
Luật sư của tướng Manus tuyên bố thân chủ mình sẽ kháng cáo.
Theo Danviet
8 công chúa UAE bị kết án vì đối xử với người giúp việc như nô lệ
Một công chúa của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất và 7 con gái bị một tòa án ở Bỉ kết tội buôn người và ngược đãi người hầu.
Khách sạn Conrad ở Brussels, Bỉ, nơi các công chúa UAE bị cáo buộc đã ngược đãi 23 người hầu. Ảnh: AFP.
Sau khi bị kết tội buôn người và đối xử với người giúp việc như nô lệ, công chúa Shekha al-Nahyan và 7 cô con gái đến từ Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) lĩnh 15 tháng tù treo và mỗi người phải trả khoản tiền phạt 185.000 USD, Independent đưa tin.
Tuy nhiên, các công chúa đã tránh được cáo buộc nghiêm trọng hơn là việc đối xử vô nhân đạo với người giúp việc. Luật sư của các công chúa UAE, Stephen Monod, cho biết các thân chủ của ông vẫn chưa quyết định có kháng cáo hay không.
Tại tòa án, bên công tố đã chứng minh vào năm 2007-2008,các công chúa UAE đã mang 23 phụ nữ, phần lớn đến từ các quốc gia ở châu Phi, vào Bỉ bất hợp pháp, không có giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc giấy phép lao động.
Vụ việc bị phơi bày khi một trong số những người hầu chạy trốn khỏi khách sạn hạng sang Conrad ở Brussels, nơi các công chúa thuê nguyên một tầng trong suốt nhiều tháng, để đến đồn cảnh sát gần nhất cầu cứu.
Theo kết quả điều tra, những người hầu này bị ép buộc làm việc nhiều giờ liên tục với mức lương bèo bọt, không được ăn uống đủ, bị cấm rời khỏi khách sạn, phải ngủ trên sàn nhà. Các nạn nhân khai trước tòa rằng các công chúa thường xuyên mắng nhiếc và quát tháo họ.
"Tôi phải ngủ ngoài hành lang và liên tục bị mắng nhiếc. Các công chúa không thích những người hầu đến từ Morocco và Tunisia, họ dùng những từ thô tục để gọi chúng tôi", người hầu tên là Jamila kể lại.
Gần 10 năm sau khi cơ quan chức năng Bỉ vào cuộc điều tra, vụ việc mới được đưa ra tòa. "Chúng tôi rất hài lòng bởi vì tòa án đã tuyên bố rõ ràng rằng đây là một hình thức nô lệ thời hiện đại", Jean-Pierre Jacques, luật sự nguyên đơn cho biết. "Đây chính là điều chúng tôi mong muốn trong suốt 9 năm qua".
An Hồng
Theo VNE
Gần 6.000 trẻ em tị nạn mất tích ở Đức Gần 6.000 trẻ em và thiếu niên tị nạn năm ngoái mất tích ở Đức, khi quan ngại đang gia tăng về những kẻ buôn người và tội phạm lợi dụng khủng khoảng tìm nạn nhân. Trẻ tị nạn tại châu Âu. Ảnh: AFP Bộ Nội vụ Đức đầu tuần này cho biết 5.835 trẻ em tị nạn được xác định mất tích...