Tướng Mỹ nói gì khi Trung Quốc tăng tốc chiếm Biển Đông?
Việc Trung Quốc tăng tốc Biển Đông qua hành động khai hoang và xây dựng trái phép trên nhiều hòn đảo đang xảy ra tranh chấp chủ quyền, không chỉ khiến các nước trong khu vực mà cả Mỹ vô cùng tức giận.
Want China Times cho hay trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Samuel Locklear nhấn mạnh Trung Quốc đang đồng loạt tiến hành khai hoang và xây dựng trái phép tại 8 tiền đồn trên Biển Đông. Trong đó, hoạt động khai hoang diện rộng được Trung Quốc triển khai tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
“Hành động này có thể dẫn tới việc Trung Quốc đưa các radar tầm xa, hệ thống tên lửa quân sự hiện đại và đặt nền tảng để thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông”, ông Locklear nói.
Các tàu chiến Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận trên Biển Đông hồi năm 2013.
Trước đó, hồi tháng 11/2013, việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập “vùng nhận diện phòng không” trên biển Hoa Đông bao trùm không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đã vấp phải sự phản đối và chỉ trích mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực.
Ngay cả, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đang sử dụng “cơ bắp để bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ bé cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”.
Còn Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho rằng Trung Quốc đang xây “vạn lý trường thành” trên Biển Đông. Ông Harris nhấn mạnh hành động này sẽ chỉ làm gia tăng tình hình căng thẳng trong khu vực và khả năng dẫn tới những hiểu lầm không đáng có.
Video đang HOT
Biện minh cho hành động đơn phương sai trái, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh đã ngang nhiên cho rằng việc Trung Quốc xây dựng các công trình trên Biển Đông chỉ nhằm mục đích cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống cho những cư dân sống ở các đảo này. Và những lời chỉ trích từ các nước là “không công bằng và chỉ suy diễn”.
Thậm chí, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Cui Tiankai còn “già mồm” cho hay các công trình này sẽ giúp duy trì an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông. Ông này cũng không quên lên tiếng chỉ trích Mỹ không có quyền tiến hành các cuộc “tuần tra tầm gần và thường xuyên” trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Tuy nhiên, thông qua chiến lược an ninh quốc gia, tất cả những hành động trên của Trung Quốc đều chứng minh chúng không nằm ngoài mục đích thiết lập “vùng nhận diện phòng không” trên Biển Đông.
Gần đây, Trung Quốc còn khởi xướng một kế hoạch mang tên “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21″ bao trùm cả một vành đai rộng lớn từ tỉnh Phúc Kiến tới Biển Đông kéo dài tới Ấn Độ và châu Âu và cả khu vực Nam Thái Bình Dương.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã cho xây dựng trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương và một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu mang tên Bắc Đẩu tại khu vực tỉnh Hải Nam cũng như xây dựng các tàu sân bay và căn cứ tàu ngầm tới bảo vệ lợi ích của riêng mình tại khu vực Biển Đông, Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Nhưng trên hết, khu vực Biển Đông vẫn là tuyến đường biển và hàng không quan trọng bậc nhất bởi hơn một nửa hoạt động thương mại trên thế giới đi qua tuyến đường này. Do đó, Biển Đông sẽ đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21″ mà Trung Quốc khởi xướng. Ngoài ra, Biển Đông còn có trữ lượng khoáng chất và nguồn cá vô cùng dồi dào, chưa được khai thác.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.
Theo Infonet
Nepal chìm trong tang tóc
Trong lúc số thương vong của trận động đất ngày 25.4 không ngừng tăng, Nepal tiếp tục rung chuyển vì các đợt dư chấn.
Nhiều người dân ở thủ đô Kathmandu của Nepal hiện sống trong cảnh màn trời chiếu đất - Ảnh: AFP
AFP hôm qua 26.4 dẫn thông cáo của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết một trận dư chấn 6,7 độ Richter đã diễn ra ở khu vực gần biên giới Nepal - Trung Quốc. Các chuyên gia lo ngại dư chấn có thể làm sụp đổ thêm nhiều tòa nhà và khu dân cư, vốn đã bị hư hỏng nghiêm trọng sau trận động đất kinh hoàng ngày 25.4.
Phần lớn dân cư thủ đô Kathmandu - cách tâm chấn khoảng 80 km - phải qua đêm ngoài phố hoặc tạm lánh ở sân bãi của các doanh trại quân đội vì lo ngại nhà có thể sập bất cứ lúc nào, theo tờ Le Figaro. Tính đến tối 26.4, trận động đất đã làm hơn 2.500 người thiệt mạng và hơn 4.600 người bị thương. Số lượng thương vong có thể sẽ tiếp tục tăng cao vì còn rất nhiều nạn nhân mắc kẹt trong các đống đổ nát mà lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận.
Không kịp trở tay
Hầu như không có tỉnh thành nào của Nepal không bị ảnh hưởng bởi động đất. Tổng giám đốc Tổ chức Hành động chống đói nghèo (ACF - Pháp) Mike Penrose cho biết trong vùng bán kính 100 km quanh tâm chấn có khoảng 6 triệu người sinh sống. Nhiều công trình tại thủ đô Nepal được UNESCO công nhận là di sản thế giới như tòa tháp Dharahara hay khu Kathmandu Durbar Square chỉ còn là đống đổ nát sau trận động đất.
Các nhân viên cứu hộ di chuyển người bị thương trong vụ lở tuyết ở đỉnh Everest - Ảnh: AFP
Hiện lực lượng cứu hộ, cảnh sát và toàn bộ hệ thống y tế của Nepal đã rơi vào tình trạng "không kịp trở tay" bởi hậu quả khủng khiếp của trận động đất. Việc cứu hộ gặp rất nhiều trở ngại: dư chấn xảy ra liên tiếp, thiếu thốn trang thiết bị, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng, giao thông tắc nghẽn, thông tin liên lạc bị gián đoạn...
Bệnh viện ở Kathmandu và các khu vực lân cận đều bị quá tải. Phần lớn các cơ sở y tế này đều phải lập một trạm tiếp nhận ngay cửa ra vào để sơ cấp cứu cho các nạn nhân trước khi chuyển vào các khoa thích hợp.
Sau khi động đất diễn ra, chính phủ Nepal đã kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Các cơ quan của LHQ và nhiều tổ chức nhân đạo đã họp khẩn để triển khai kế hoạch gửi bác sĩ, tình nguyện viên cùng nước sạch, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế đến các khu vực bị động đất tàn phá.
Ngân hàng máu của Tổ chức Chữ thập đỏ và Lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Nepal đã hỗ trợ cho nhiều bệnh viện ở Kathmandu nhưng do lượng máu dự trữ không nhiều, tổ chức này có thể sẽ phải cầu viện từ các chi nhánh ở Malaysia và UAE.
Nhiều nước cũng đã cam kết hỗ trợ: Mỹ sẽ viện trợ đợt đầu tiên 1 triệu USD và gửi 1 đội cứu hộ sang Nepal; Ấn Độ gửi một số máy bay quân sự, lực lượng cứu hộ và trang thiết bị y tế; Na Uy viện trợ 3,5 triệu euro... Trung Quốc, Nhật, Singapore cũng đều thông báo sẽ gửi các đội cứu hộ.
Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á thông báo sẽ phối hợp để giúp Nepal đánh giá thiệt hại của thảm họa nhằm đề xuất biện pháp hỗ trợ thích hợp.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Tướng Mỹ: Trung Quốc xây đảo để lập ADIZ ở biển Đông Trung Quôc cuối cùng cũng sẽ triển khai trạm radar và tên lửa đến các tiền đồn mà nước này đang xây tại biển Đông, qua đó thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại đây, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nhận định hôm 15.4. Tàu hút cát của Trung Quôc hoạt động trái phép tại bờ...