Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Quá trình tiến hóa luôn để lại những mắt xích quan trọng, và trong số đó, có những gen vô hình đang góp phần viết lại lịch sử sinh tồn của loài người.
Một biến thể gen đặc biệt có khả năng bảo vệ con người khỏi virus HIV – căn bệnh thế kỷ – vừa được các nhà khoa học truy vết thành công, hé lộ nguồn gốc từ người cổ đại sống gần vùng Biển Đen cách đây 9.000 năm.
Phát hiện này không chỉ lật đổ nhiều giả thuyết lâu nay, mà còn mở rộng hiểu biết về quá trình tiến hóa của hệ miễn dịch con người.
“Khóa cửa” khiến HIV không thể xâm nhập
Biến thể được nhắc đến có tên CCR5 delta 32 – một đột biến khiến protein CCR5 không hoạt động. Đây vốn là “cánh cửa” mà phần lớn các chủng HIV lợi dụng để xâm nhập vào tế bào miễn dịch.
Biến thể được nhắc đến có tên CCR5 delta 32 – một đột biến khiến protein CCR5 không hoạt động (Ảnh: Getty).
Khi “cánh cửa” này bị vô hiệu hóa, virus HIV bị chặn lại từ bên ngoài, không thể nhân lên và gây bệnh.
Ở những người mang hai bản sao của đột biến CCR5 delta 32, khả năng kháng HIV gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, từ lâu, giới khoa học vẫn tranh cãi về nguồn gốc và cơ chế tiến hóa của biến thể đặc biệt này.
Một số giả thuyết từng cho rằng nó xuất hiện từ các trận đại dịch thời Trung cổ, như bệnh dịch hạch , hoặc là kết quả của áp lực sinh tồn từ các cuộc chiến tranh, giao thương do người Viking gây ra.
Song tất cả những phỏng đoán đó đều chưa có bằng chứng di truyền xác thực – cho đến khi công trình nghiên cứu quy mô lớn do Đại học Copenhagen (Đan Mạch) chủ trì được công bố trên tạp chí Cell vừa qua.
Vén màn lịch sử di truyền: Manh mối từ người cổ 9.000 năm trước
Nhóm nghiên cứu quốc tế đã phân tích hơn 3.400 bộ gen, bao gồm 2.504 người hiện đại và 934 người cổ đại trải dài từ thời kỳ Đồ đá giữa đến thời đại Viking (8.000 TCN-1.000 SCN).
Từ kho dữ liệu di truyền khổng lồ này, họ lần theo dấu vết của CCR5 delta 32 và phát hiện ra người đầu tiên mang biến thể này sống gần vùng Biển Đen (Tây Á ngày nay) vào khoảng năm 7.000 TCN.
Video đang HOT
Virus HIV (Ảnh: Getty).
Đây là giai đoạn con người bắt đầu từ bỏ lối sống du mục, chuyển sang định cư và làm nông nghiệp. Cùng với đó là sự gia tăng mật độ dân cư và tiếp xúc thường xuyên hơn với động vật – yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm.
Biến thể CCR5 delta 32 dần lan rộng khi tổ tiên loài người di cư sang châu Âu. Đặc biệt, từ khoảng 8.000 đến 2.000 năm trước, tần suất xuất hiện của đột biến này tăng vọt – trùng khớp với thời kỳ mở rộng lãnh thổ và tiếp xúc với nhiều mầm bệnh mới.
Bác bỏ giả thuyết “Viking” và dịch hạch
Trái với giả định trước đó cho rằng CCR5 delta 32 chỉ xuất hiện vài nghìn năm trở lại đây như một phản ứng tức thời với các đại dịch, nghiên cứu mới khẳng định biến thể này đã tồn tại từ thời kỳ đồ đá. Sự phổ biến của nó là kết quả của chọn lọc tự nhiên kéo dài hàng thiên niên kỷ, chứ không phải phản ứng cấp kỳ trước chiến tranh hay bệnh tật.
Theo nhà di truyền học Kirstine Ravn – đồng tác giả công trình – việc truy ngược thời điểm và địa điểm xuất hiện của biến thể không chỉ dựa trên giả định, mà được xác nhận qua chuỗi đột biến di truyền có hệ thống trong hàng nghìn bộ gen khảo cổ.
Tại sao con người có gen chống HIV trước khi HIV xuất hiện?
Câu hỏi tưởng chừng mâu thuẫn này lại chính là chìa khóa mở rộng hiểu biết về hệ miễn dịch. Theo nhóm nghiên cứu, CCR5 không chỉ liên quan đến HIV, mà còn đóng vai trò điều phối hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tiếp nhận tín hiệu từ chemokine – chất dẫn đường cho tế bào miễn dịch đến vùng viêm nhiễm.
Khi CCR5 bị “vô hiệu hóa” do đột biến delta 32, phản ứng viêm có thể bị làm chậm hoặc giảm bớt. Nghe có vẻ bất lợi, nhưng trong bối cảnh hàng nghìn năm trước, điều này lại giúp cơ thể tránh được các phản ứng miễn dịch quá mức, ví dụ như sốc nhiễm trùng, vốn có thể gây tử vong nhanh chóng.
“Ở những cộng đồng nông nghiệp sơ khai, nơi bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, một hệ miễn dịch ‘ôn hòa’ đôi khi lại mang tính sinh tồn cao hơn so với hệ miễn dịch phản ứng mạnh”, nhà nghiên cứu Leonardo Cobuccio chia sẻ.
Phát hiện mới không chỉ viết lại lịch sử biến thể CCR5 delta 32, mà còn là một bước tiến quan trọng trong di truyền học, y học tiến hóa và điều trị HIV.
Ngày nay, một số bệnh nhân HIV đã được chữa khỏi hoàn toàn nhờ liệu pháp cấy ghép tế bào gốc từ người mang biến thể CCR5 delta 32. Có thể nói, chính di sản di truyền từ người cổ đại sống bên bờ Biển Đen cách đây 9.000 năm đã trở thành hy vọng sống còn cho bệnh nhân thế kỷ 21.
Ai tìm ra dịch hạch bệnh dịch quái ác cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người?
Bệnh dịch hạch đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người và được xếp là một trong những dịch bệnh quái ác nhất trong lịch sử nhân loại.
Vào thế kỷ 14, bệnh dịch hạch bắt đầu lây lan đến châu Âu. Năm 1347, khi 12 con tàu từ Biển Đen cập cảng Messina của Sicilia. Mọi người có mặt ở bến cảng lúc đó gặp phải điều kinh hoàng, hầu hết các thủy thủ trên những con tàu này đã chết, những người còn sống thì cũng đang bệnh nặng, toàn thân bao phủ bởi những nhọt đen rỉ máu và mủ.
Bệnh dịch hạch - nỗi ám ảnh về cái chết đen
Chính quyền Sicilia nhanh chóng đưa hạm đồi tàu tử thần ra khỏi cảng, nhưng đã quá muộn. Căn bệnh chết người đó đã lấy đi sinh mạng của hơn 20 triệu người ở châu Âu.
Bệnh dịch hạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người, nó chỉ đứng sau bệnh đậu mùa. Trong hàng trăm năm, nguyên nhân gây ra bệnh dịch hạch vẫn là điều bí ẩn và thậm chí nó bị che giấu trong những điều mê tín dị đoan. Nhưng dưới sự phát triển của khoa học, sự ra đời của kính hiển vi cuối cùng đã làm tiết lộ thủ phạm thực sử của căn bệnh chết người này.
Bệnh dịch hạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người.
Yersinia pestis là một loại vi khuẩn hình que cực kỳ độc hại, nó vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch của vật chủ bằng cách tiêm chất độc vào trong các tế bào miễn dịch như đại thực bào, có nhiệm vụ phát hiện vi khuẩn xâm nhập. Một khi các tế bào này bị loại bỏ, vi khuẩn có thể nhân lên một cách nhanh chóng mà không bị cản trở.
Nhiều loài động vật có vú nhỏ đóng vai trò là vật chủ của loại vi khuẩn này, gồm: Chuột, sóc, sóc chuột, chó thảo nguyên, và thỏ. Trong một chu kỳ, Yersinia pestis có thể lưu hành với tốc độ thấp trong quần thể động vật gặm nhấm, hầu như nó không bị phát hiện vì không tạo ra dịch.
Từ lâu, chuột được coi là véc tơ chính của dịch hạch, vì nó có mối liên hệ mật thiết với con người. Các nhà khoa học phát hiện ra một con bọ chét sống trên chuột có tên Xenopsylla cheopis, là nguyên nhân chủ yếu gây ra các trường hợp mắc bệnh dịch hạch ở người. Khi loài gặm nhấm bị chết vì bệnh dịch hạch, bọ chét sẽ nhảy sang một vật chủ mới, có thể là con người và nó truyền vi khuẩn Yersinia pestis cho họ. Sự lây truyền bệnh cũng có thể xảy ra qua việc xử lý mô hoặc máu của động vật bị nhiễm bệnh dịch hạch hoặc hít phải những giọt dịch tiết bị nhiễm bệnh trong không khí.
Bệnh dịch hạch đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người trên thế giới.
Bệnh dịch hạch đặc trưng bởi các hạch bạch huyết bị sưng đau, nổi nhiều ở quanh háng, nách hoặc cổ. Các vết loét trên da trở nên đen, do đó đại dịch hạch ở châu Âu được gọi là "Cái chết đen". Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dịch hạch có chuyển sang viêm phổi và nhiễm trùng máu gây tử vong với tỷ lệ rất cao.
Đại dịch cái chết đen hoành hành ở châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới đã chấm dứt vào năm 1350, tuy nhiên bệnh dịch hạch vẫn xuất hiện trở lại sau một vài thế hệ trong nhiều thế kỷ. Việc vệ sinh sạch sẽ và thực hành y tế công cộng đã giúp làm giảm thiểu tác động của bệnh rất nhiều nhưng vẫn không thể loại trừ được.
Người đầu tiên tìm ra cách ngăn chặn dịch hạch
Alexandre Yersin (1863 - 1943, sinh ra ở Thụy Sỹ) là người phát hiện ra loài vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. Năm 1894, bệnh dịch hạch lan tràn trên khắp miền Đông Trung Quốc, gây ra nhiều cái chết và trở thành mối đe dọa cho tất cả cảng biển có giao dịch thương mại với Trung Hoa, trong đó có cảng Hải Phòng. Khi đó Albert Calmette (1863 - 1933) là bác sĩ, nhà vi khuẩn học, miễn dịch học người Pháp đã đề nghị Yersin sang nước này để nghiên cứu tại chỗ bệnh dịch hạch.
Alexandre Yersin (1863 - 1943) là người đã phát hiện ra loài vi khuẩn gây bệnh dịch hạch.
Ngày 15/6/1894, Yersin đặt chân đến Hồng Kông, chứng kiến xác người chết vì dịch hạch trên đường phố, giữa những vũng nước, trong các khu vườn, trên ghe thuyền đang cắm neo. Yersin liền ghi lại quan sát ban đầu của mình thấy có rất nhiều chuột chết trên mặt đất.
Với sự trợ giúp của Vigano, một người Ý sống ở Hồng Kông, Yersin làm việc trong lán bằng tre phủ rơm với vài xác chết được lấy từ nhà xác. Nhờ đó Yersin xác định được nguyên nhân của bệnh dịch.
Yersin là người đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, nhờ đó ông đã lý giải được phương thức truyền bệnh. Cũng trong năm ấy, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong (Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).
Năm 1895 ông trở lại Viện Pasteur ở Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên.
Năm 1896, ông lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang (Khánh Hòa) để sản xuất huyết thanh (năm 1905 viện này trở thành một chi nhánh của Viện Pasteur).
Những đóng góp to lớn của bác sĩ Alexandre Yersin đã giúp nhân loại thoát khỏi bệnh dịch hạch.
Cũng trong năm 1896, bác sĩ Yersin đến Quảng Châu (Trung Quốc), được phép tiêm huyết thanh được điều chế tại Nha Trang cho một chủng sinh đang mắc bệnh tại đây và mau chóng thu được kết quả. Ông trở thành người thầy thuốc đầu tiên cứu sống một bệnh nhân dịch hạch. Bác sĩ Yersin trở thành ân nhân của nhân loại khi ngăn chặn được bệnh dịch hạch thời đó.
Đại dịch COVID-19 xuất hiện cũng đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người trên thế giới. Điều này khiến chúng ta nhớ lại đại nạn dịch hạch, một trong những căn bệnh khủng khiếp trong lịch sử loài người. Bác sĩ Yersin đã không quản ngại hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh vì khoa học, lên đường sang Hồng Kông - trung tâm của dịch bệnh.
Trong điều kiện thiếu thốn thiết bị y tế, cũng như không được sự giúp đỡ của chính quyền sở tại, bác sỹ Yersin đã miệt mài nghiên cứu và chỉ trong thời gian ngắn, ông đã phát hiện ra trực khuẩn dịch hạch, sau đó tiến hành điều chế vaccine trị bệnh và chữa trị thành công.
Để ghi nhớ công lao của ông, vi khuẩn được đặt theo tên ông là "Yersinia pestis".
Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc Sau khi cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên sau 3 năm giữa Nga và Ukraine kết thúc trong bế tắc, Mỹ đã nối lại hoạt động do thám ở Biển Đen dù nhiều lần bị Nga phản đối. Một máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ (Ảnh minh họa: Wikipedia). Bộ Quốc phòng Mỹ đã tái triển khai một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quan chức Iran: Tổng thống Trump có thể dễ dàng kết thúc cuộc chiến Iran - Israel

Bước đi quan trọng của Nhật Bản trong việc tích hợp UAV và AI vào hoạt động quân sự

Căng thẳng Israel Iran: Nga nêu quan điểm về vai trò trung gian hòa giải

Anh: Bắt giữ 7 người sau vụ ẩu đả trước Đại sứ quán Iran tại London

Quan chức Nga nói về 'lựa chọn tốt nhất mà Ukraine có thể nhận được hiện nay'

Quan điểm của Tổng thống Trump và tình báo Mỹ về việc Iran chế tạo vũ khí hạt nhân

Điều gì xảy ra khi những chiếc vận tải cơ C-130 của Israel đang vươn tầm về phía Đông

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về xung đột Israel - Iran

Iran phóng 25 quả tên lửa vào Israel trong đợt tấn công mới nhất

Căng thẳng Israel - Iran: Hai bên tiếp tục hành động quân sự

Iran, châu Âu chưa đạt được đột phá trong vấn đề hạt nhân

Australia thử nghiệm giải pháp 'lợi ích kép' từ pin Mặt Trời
Có thể bạn quan tâm

Trọng Tấn gây ấn tượng với ca khúc 'Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người'
Nhạc việt
13:25:24 21/06/2025
Chùm ảnh fan Việt viral ra MXH quốc tế: Bé áo hồng có kinh nghiệm đu G-Dragon từ năm 1 tuổi chiếm trọn spotlight!
Nhạc quốc tế
13:19:06 21/06/2025
Vì sao AI chưa thể vượt qua trí tuệ con người?
Thế giới số
13:08:29 21/06/2025
Khô khớp ở người trẻ do nguyên nhân gì?
Sức khỏe
13:05:45 21/06/2025
Nữ diễn viên "lùn nhất" Việt Nam bị đá xéo chỉ biết ăn bám chồng Tây
Sao việt
13:03:30 21/06/2025
Hết chối cãi: Truyền thông tung ảnh thân mật của sao nữ 18+ và mỹ nam gen Z đang bị điều tra mại dâm
Sao châu á
12:54:55 21/06/2025
Ruben Amorim mất kiên nhẫn với việc chuyển nhượng
Sao thể thao
12:46:59 21/06/2025
Xe máy điện Hàn Quốc Deux7 có số lùi chào sân thị trường Việt
Xe máy
12:06:21 21/06/2025
Bắc Kạn: Một phụ nữ đi làm thuê bị tử vong do sạt lở đất, đá
Tin nổi bật
12:03:16 21/06/2025
Thần số học: Số điện thoại đang dùng nói lên điều gì về vận mệnh của mỗi người?
Trắc nghiệm
11:07:05 21/06/2025