4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria

Việc ông Trump tuyên bố dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trung Đông, đặc biệt khi Syria trải qua sự sụp đổ của chế độ Bashar al-Assad.

4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria - Hình 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay người đồng cấp Syria Ahmed al-Shara trước sự chứng kiến của Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman tại Riyadh ngày 14/5 (Ảnh: Reuters).

Theo TASS, ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một quyết định gây bất ngờ tại Diễn đàn Đầu tư Mỹ – Ả rập Xê út ở Riyadh, đó là dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Syria.

Quyết định này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trung Đông, đặc biệt khi Syria vừa trải qua sự sụp đổ của chế độ Bashar al-Assad vào tháng 12/2024 và lên nắm quyền của chính phủ mới do ông Ahmed al-Sharaa, một cựu thủ lĩnh có liên hệ với al-Qaeda, lãnh đạo.

Nếu quyết định trên được triển khai trên thực tế, các quốc gia vùng Vịnh giàu có như Qatar và Ả rập Xê út, những nước ủng hộ chính phủ mới ở Syria, có thể gửi viện trợ tài chính cho Damascus mà không sợ bị trừng phạt. Các công ty tư nhân từ Thổ Nhĩ Kỳ và những nơi khác có thể tìm kiếm hợp đồng xây dựng và các lĩnh vực khác tại Syria. Người Syria ở nước ngoài có thể gửi kiều hối về quê nhà nhằm giúp người thân xây dựng lại nhà cửa đã bị phá hủy hay khởi nghiệp kinh doanh.

Tuy nhiên, quyết định này không phải là hành động đơn thuần mang tính nhân đạo hay thúc đẩy kinh tế. Nó đi kèm các điều kiện cụ thể, được Tổng thống Trump và chính quyền của ông nêu ra, nhằm định hình tương lai chính trị và an ninh của Syria cũng như phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh khu vực.

Bối cảnh quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt

Để hiểu rõ các điều kiện và tính toán của ông Trump, trước tiên cần xem xét bối cảnh dẫn đến quyết định này. Syria đã chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ từ năm 1979, khi nước này bị liệt vào danh sách “các quốc gia tài trợ khủng bố”. Các lệnh trừng phạt được tăng cường vào năm 2004 và đặc biệt là năm 2011, khi cuộc nội chiến Syria nổ ra, với Đạo luật Caesar (2019) là đỉnh điểm, nhắm vào các hành động của chế độ Assad và cô lập kinh tế Syria khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Theo báo cáo từ Liên hợp quốc hồi tháng 2, các lệnh trừng phạt của Mỹ/phương Tây đã khiến hơn 90% dân số Syria sống trong nghèo đói, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nền kinh tế gần như sụp đổ hoàn toàn. Báo cáo cho biết với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Syria không thể trở lại mức sản lượng kinh tế cũ trước năm 2080.

Sự sụp đổ của chế độ Assad vào tháng 12/2024, dưới sự lãnh đạo của liên minh phe đối lập do ông Ahmed al-Sharaa đứng đầu, đã mở ra một giai đoạn mới. Ông Al-Sharaa, dù từng là thủ lĩnh của Jabhat al-Nusra (một nhánh của al-Qaeda), đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với nhóm này từ năm 2016; cam kết sẽ xây dựng một chính phủ Syria “hòa nhập, dân chủ”. Tuy nhiên, việc Tổng thống Trump quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt cũng như gặp trực tiếp ông al-Sharaa tại Riyadh đã gây bất ngờ cho cả khu vực và nội bộ chính quyền Mỹ.

Quyết định của ông được đưa ra trong bối cảnh đang tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh vùng Vịnh, đặc biệt là Ả rập Xê út, thúc đẩy các thỏa thuận kinh tế lớn. Ông Trump công khai thừa nhận quyết định này được đưa ra theo yêu cầu của Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, hai nhân vật có ảnh hưởng lớn đến Syria hậu Assad. Ngoài ra, động thái này còn phản ánh nỗ lực của ông Trump trong định hình lại chính sách Trung Đông của Mỹ, ưu tiên các giao dịch kinh tế và hòa giải hơn là đối đầu quân sự.

Các điều kiện gắn liền với việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt

Dù ông Trump tuyên bố dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt để “cho Syria cơ hội vươn tới sự vĩ đại”, các điều kiện cụ thể được nêu trong tuyên bố chính thức và các cuộc họp sau đó cho thấy quyết định này không phải là “món quà vô điều kiện”. Dựa trên nguồn tin từ Nhà Trắng và báo chí uy tín, 4 điều kiện chính đã được xác định, phản ánh các ưu tiên chiến lược của Mỹ dưới thời Trump.

Một là thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Israel thông qua Hiệp định Abraham. Một trong những điều kiện quan trọng nhất mà ông Trump đặt ra cho chính phủ Syria mới là tham gia Hiệp định Abraham, một sáng kiến ngoại giao từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Ả rập. Trong cuộc gặp với ông al-Sharaa tại Riyadh, Tổng thống Trump đã thúc giục Syria thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, một bước đi mang tính biểu tượng nhưng đầy thách thức, đặc biệt khi Israel đang chiếm đóng Cao nguyên Golan và tiến hành các cuộc không kích liên tục trên lãnh thổ Syria.

Điều kiện này không chỉ phản ánh mong muốn của ông Trump trong việc mở rộng ảnh hưởng của Hiệp định Abraham mà còn là một nỗ lực nhằm “làm hài lòng” các đồng minh khu vực như Ả rập Xê út, những nước đang tìm cách cân bằng quan hệ với Israel và các quốc gia Ả rập khác. Tuy nhiên, yêu cầu này đặt ông al-Sharaa vào tình thế khó khăn. Syria là một quốc gia tuyến đầu với Israel, bất kỳ động thái bình thường hóa nào cũng có thể gây phản ứng dữ dội từ người dân Syria, đặc biệt khi các cuộc không kích của Israel vẫn tiếp diễn.

Hai là trục xuất các lực lượng khủng bố nước ngoài, chống lại Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Tổng thống Trump yêu cầu ông al-Sharaa trục xuất các phần tử khủng bố nước ngoài khỏi Syria, hỗ trợ Mỹ trong ngăn chặn sự trỗi dậy của ISIS. Điều kiện nhấn mạnh mối lo ngại của Mỹ về sự hiện diện của các nhóm cực đoan tại Syria, đặc biệt khi ông al-Sharaa từng có liên hệ với al-Qaeda.

Ngoài ra, ông Trump kêu gọi Syria tiếp quản các “trung tâm giam giữ” phần tử ISIS ở đông bắc Syria, hiện do lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn quản lý. Yêu cầu này phản ánh ưu tiên an ninh của Mỹ trong việc đảm bảo Syria không trở thành nơi trú ẩn cho các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, việc thực hiện điều kiện này đòi hỏi ông al-Sharaa phải cân bằng giữa việc trấn áp các nhóm vũ trang trong nước, duy trì sự ổn định chính trị, đặc biệt khi nhiều nhóm phiến quân từng là đồng minh của ông trong cuộc chiến chống Assad.

Ba là loại bỏ ảnh hưởng của Iran tại Syria. Một mục tiêu chiến lược quan trọng khác của ông Trump là giảm thiểu ảnh hưởng của Iran tại Syria, một đồng minh lâu năm của chế độ Assad. Trong bài phát biểu tại Riyadh, ông Trump đã đề cập đến việc “Iran rời khỏi Syria” như một cơ hội lớn cho sự ổn định khu vực. Yêu cầu này phù hợp với mục tiêu rộng lớn hơn của Mỹ và các đồng minh như Ả rập Xê út và Israel trong việc kiềm chế tham vọng địa chính trị của Iran ở Trung Đông.

Việc yêu cầu Syria loại bỏ ảnh hưởng của Iran là một thách thức lớn đối với ông al-Sharaa, khi các lực lượng thân Iran vẫn hiện diện tại Syria, dù đã suy yếu sau sự sụp đổ của chính quyền Assad. Điều này cũng cho thấy ý đồ của ông Trump trong việc sử dụng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt như một đòn bẩy để định hình lại cán cân quyền lực khu vực, ưu tiên các đồng minh như Ả rập Xê út và Israel.

Bốn là cam kết xây dựng một chính phủ ổn định và hòa nhập. Ông Trump nhấn mạnh rằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm hỗ trợ một chính phủ Syria mới “có khả năng ổn định đất nước và giữ gìn hòa bình”; yêu cầu ông al-Sharaa chứng minh chính phủ của ông không chỉ là chế độ Hồi giáo cực đoan mà có thể đại diện cho tất cả các nhóm sắc tộc, tôn giáo tại Syria, bao gồm cả người Kurd, Druze và Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, điều kiện này mang tính mơ hồ và khó đo lường, khi ông al-Sharaa đang phải đối mặt với cáo buộc về việc không kiểm soát được các cuộc tấn công nhằm vào các nhóm thiểu số trong nước. Việc yêu cầu một chính phủ hòa nhập có thể là cách Tổng thống Trump đặt ra một tiêu chuẩn để duy trì áp lực lên ông al-Sharaa, đồng thời tạo cơ hội để Mỹ can thiệp nếu Syria không đáp ứng được kỳ vọng.

Mục đích thực sự của Tổng thống Trump

Quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt và các điều kiện đi kèm không chỉ đơn thuần là một hành động ngoại giao mà còn phản ánh một chiến lược đa chiều của ông Trump, kết hợp giữa lợi ích kinh tế, địa chính trị và an ninh.

Thứ nhất, thúc đẩy lợi ích kinh tế và đầu tư từ vùng Vịnh. Ông chủ Nhà Trắng đã công khai thừa nhận quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt được đưa ra theo yêu cầu của Thái tử Mohammed bin Salman, người đang thúc đẩy sự tái hòa nhập của Syria vào nền kinh tế khu vực. Trong chuyến thăm Riyadh, ông đã đạt được cam kết đầu tư 600 tỷ USD từ Ả rập Xê út vào Mỹ, bao gồm một thỏa thuận quốc phòng trị giá 142 tỷ USD. Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria được xem là “món quà” nhằm củng cố quan hệ với Ả rập Xê út và mở đường cho các khoản đầu tư từ các quốc gia vùng Vịnh khác như Qatar và UAE vào Syria.

Ngoài ra, ông Trump cũng nhắm đến cơ hội kinh tế cho các doanh nghiệp Mỹ tại Syria, với những lời đồn về dự án “Trump Tower ở Damascus”. Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ cho phép các công ty Mỹ tham gia sâu vào quá trình tái thiết Syria, một dự án được ước tính trị giá 400 tỷ USD.

Thứ hai, định hình lại trật tự khu vực chống lại Iran. Việc yêu cầu Syria loại bỏ ảnh hưởng của Iran, bình thường hóa quan hệ với Israel cho thấy ý đồ của Mỹ trong việc tái cấu trúc trật tự địa chính trị ở Trung Đông. Bằng cách hỗ trợ chính phủ al-Sharaa, gắn các điều kiện liên quan đến Israel, Iran, ông Trump đang cố gắng tạo ra liên minh khu vực mạnh mẽ hơn chống lại Iran, gồm Ả rập Xê út, Israel và các quốc gia vùng Vịnh khác. Điều này giải thích tại sao ông chọn không đến thăm Israel trong chuyến công du này, một động thái gây “bất mãn” cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhưng lại phù hợp với mục tiêu ưu tiên quan hệ với Ả rập Xê út.

Thứ ba, tạo dựng hình ảnh “người kiến tạo hòa bình”. Tổng thống Trump nhiều lần nhấn mạnh muốn chấm dứt các cuộc xung đột và xây dựng các mối quan hệ đối tác mới. Quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria, kết hợp với lời kêu gọi đàm phán với Iran và thúc đẩy hòa bình giữa Nga và Ukraine, là một phần trong nỗ lực xây dựng hình ảnh ông Trump như một “nhà lãnh đạo toàn cầu có khả năng giải quyết các vấn đề nan giải”. Việc gặp gỡ ông al-Sharaa, một cựu thủ lĩnh al-Qaeda và gọi ông là “người trẻ, hấp dẫn, cứng rắn” càng củng cố hình ảnh Tổng thống Trump như một nhà lãnh đạo táo bạo, sẵn sàng phá vỡ các quy tắc ngoại giao truyền thống.

Thứ tư, tạo áp lực, đòn bẩy đối với Syria. Dù dỡ bỏ lệnh trừng phạt được báo chí đề cập như hành động hào phóng, các điều kiện đi kèm cho thấy ông Trump đang sử dụng động thái này như một “đòn bẩy” để kiểm soát chính phủ Syria mới. Bằng cách đặt ra các yêu cầu như bình thường hóa với Israel, trục xuất khủng bố, xây dựng một chính phủ hòa nhập, Tổng thống Trump không chỉ định hình chính sách của Syria mà còn giữ lại khả năng tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu ông al-Sharaa không đáp ứng được kỳ vọng.

Những thách thức và rủi ro của chiến lược

Mặc dù quyết định của ông Trump mang lại hy vọng cho người dân Syria về một tương lai kinh tế tốt đẹp hơn, nhưng nó cũng đi kèm với nhiều rủi ro và thách thức. Trước hết là phản ứng từ Israel và nội bộ Mỹ. Phía Israel bày tỏ lo ngại về việc một cựu thủ lĩnh al-Qaeda nắm quyền tại Damascus, quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt Syria có thể làm gia tăng căng thẳng giữa ông Trump và Thủ tướng Netanyahu. Trong nội bộ Mỹ, các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính bị bất ngờ bởi quyết định này, cho thấy sự thiếu phối hợp trong chính quyền Trump. Một số nghị sĩ Quốc hội cũng có thể phản đối, đặc biệt khi ông al-Sharaa vẫn bị liệt vào danh sách khủng bố.

Các điều kiện bình thường hóa với Israel, trục xuất các lực lượng thân Iran có thể vượt quá khả năng của ông al-Sharaa, đặc biệt khi ông đang đối mặt với áp lực nội bộ từ các nhóm phiến quân, người dân Syria. Việc không đáp ứng được các điều kiện này có thể dẫn đến sự thất vọng từ phía Mỹ, các đồng minh, làm suy yếu vị thế của ông al-Sharaa. Ngoài ra, việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt có thể thúc đẩy đầu tư và tái thiết, nhưng nếu không được quản lý tốt, có thể làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế và căng thẳng sắc tộc tại Syria. Ông Al-Sharaa sẽ cần chứng minh ông có thể xây dựng một chính phủ hòa nhập, một nhiệm vụ không dễ dàng trong bối cảnh đất nước chia rẽ sâu sắc.

Quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria của Tổng thống Trump ngày 13/5 là bước đi táo bạo, phản ánh tham vọng của ông trong việc định hình lại chính sách Trung Đông của Mỹ. Các điều kiện gắn liền với quyết định này từ bình thường hóa quan hệ với Israel, trục xuất khủng bố, loại bỏ ảnh hưởng của Iran, đến xây dựng một chính phủ ổn định, cho thấy Ông chủ Nhà Trắng không chỉ tìm cách hỗ trợ Syria mà còn sử dụng động thái này như một công cụ để đạt được các mục tiêu chiến lược rộng hơn, gồm củng cố quan hệ với các đồng minh vùng Vịnh, kiềm chế Iran, mở rộng ảnh hưởng kinh tế và xây dựng hình ảnh “nhà lãnh đạo toàn cầu”.

Tuy nhiên, thành công của chiến lược này phụ thuộc vào khả năng của chính phủ Syria mới trong việc đáp ứng các điều kiện khắt khe của ông Trump, cũng như sự phối hợp giữa các đồng minh khu vực và sự chấp nhận từ các bên liên quan trong nước. Trong khi người dân Syria đang tràn đầy hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, con đường phía trước vẫn đầy rẫy thách thức, ý đồ thực sự của ông Trump, dù mang tính thực dụng hay lý tưởng, sẽ được kiểm chứng thông qua những diễn biến tiếp theo tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.

Đến Trung Đông, ông Trump hứa Mỹ không còn 'rao giảng về cách sống'

Trong chuyến công du đầu tiên đến Trung Đông trong nhiệm kỳ thứ 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố quan điểm hoàn toàn mới của Washington về khu vực này.

Trong chuyến công du Trung Đông, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến cả khán phòng vỗ tay vang dội khi tuyên bố rằng Mỹ đã đoạn tuyệt với những mưu toan can thiệp và lập chế độ ở những nước khác. Ông khẳng định Mỹ sẽ không còn "rao giảng về cách sống".

Phát biểu trên được đưa ra hôm 13.5 tại Ả Rập Xê Út, chặng đầu trong chuyến công du Trung Đông của ông. Theo tờ The New York Times, nhà lãnh đạo trên thực tế đã lên án chính sách của Mỹ ở Trung Đông trong nhiều thập niên qua, đánh trúng những bất mãn đã được bày tỏ từ lâu trong các quán cà phê và phòng khách từ Ma Rốc đến Oman.

Ông Trump bát ngờ tuyên bố Mỹ không còn 'rao giảng về cách sống'

"Rốt cuộc, những kẻ được gọi là người kiến tạo quốc gia lại đã tàn phá nhiều quốc gia hơn là xây dựng. Và những kẻ can thiệp thì lại chen vào những xã hội phức tạp mà họ thậm chí còn không hiểu", ông phát biểu tại hội nghị đầu tư ở thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út.

Ông kêu gọi người dân trong khu vực hãy tự vạch ra "số phận của chính các bạn theo cách của riêng mình".

Phản ứng với bài phát biểu của ông nhanh chóng lan truyền trên màn hình điện thoại di động khắp Trung Đông, nơi Mỹ từng đưa quân đến Iraq, Afghanistan và gần đây hơn là sự ủng hộ đối với Israel khi nước này gia tăng chiến dịch quân sự ở Dải Gaza.

Phát biểu của ông Trump được đưa ra vào đầu chuyến công du kéo dài 4 ngày qua 3 quốc gia Ả Rập giàu có, gồm Ả Rập Xê Út, Qatar và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Ông chủ yếu tập trung vào các thỏa thuận kinh doanh, bao gồm hơn 1.000 tỉ USD đầu tư vào Mỹ được chính phủ 3 nước này cam kết.

Đến Trung Đông, ông Trump hứa Mỹ không còn rao giảng về cách sống - Hình 1

Ông Trump phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Ả Rập Xê Út - Mỹ tại Riyadh hôm 13.5 . ẢNH: REUTERS

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng bài phát biểu tại Riyadh thể hiện những tham vọng ngoại giao rộng lớn hơn. Ông bày tỏ "niềm mong muốn mãnh liệt" rằng Ả Rập Xê Út sẽ nối gót 2 nước láng giềng là UAE và Bahrain trong việc công nhận Nhà nước Israel.

Bên cạnh đó, ông cũng nói rằng mình rất mong muốn đạt một thỏa thuận với Iran về chương trình hạt nhân của nước này, và nhấn mạnh rằng ông "chưa bao giờ tin vào chuyện có kẻ thù vĩnh viễn".

Hôm 14.5, Tổng thống Trump gặp nhà lãnh đạo mới của Syria là ông Ahmad al-Sharaa, một cựu chiến binh thánh chiến từng dẫn dắt liên minh đối lập lật đổ chính quyền của ông Bashar al-Assad.

Ông Trump đã chụp ảnh cùng ông Ahmad và Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin-Salman trong một bức hình khiến cả khu vực và thế giới phải sửng sốt.

Khi được hỏi về phản ứng đối với bài phát biểu của ông Trump, phó trợ lý báo chí Nhà Trắng Anna Kelly cho biết "tổng thống đã nhận được nhiều lời khen ngợi cho bài phát biểu của mình".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tối hậu thư của ông Hun Sen cho Thái LanTối hậu thư của ông Hun Sen cho Thái Lan
23:43:33 16/06/2025
Tỉ phú Ấn Độ qua đời nghi do nuốt phải ongTỉ phú Ấn Độ qua đời nghi do nuốt phải ong
23:37:31 16/06/2025
Lý do một số đồng minh của Iran 'im ắng' trước xung đột với IsraelLý do một số đồng minh của Iran 'im ắng' trước xung đột với Israel
16:08:21 16/06/2025
Thủ tướng Thái Lan lên tiếng về 'tối hậu thư' của CampuchiaThủ tướng Thái Lan lên tiếng về 'tối hậu thư' của Campuchia
13:35:58 17/06/2025
Israel tuyên bố 'trên đường chiến thắng' Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi xuống thangIsrael tuyên bố 'trên đường chiến thắng' Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi xuống thang
00:00:51 17/06/2025
50 chiến đấu cơ Israel oanh tạc trụ sở chương trình hạt nhân Iran50 chiến đấu cơ Israel oanh tạc trụ sở chương trình hạt nhân Iran
10:05:48 16/06/2025
Ông Trump: Quân đội Mỹ sẽ trả đũa "tất tay" nếu Iran tấn côngÔng Trump: Quân đội Mỹ sẽ trả đũa "tất tay" nếu Iran tấn công
08:24:48 16/06/2025
Những diễn biến mới nhất cuộc đối đầu trực diện Israel - IranNhững diễn biến mới nhất cuộc đối đầu trực diện Israel - Iran
21:04:19 16/06/2025

Tin đang nóng

Chồng lén mua nhà, nhờ mẹ đứng tên vì đề phòng vợ, không ngờ bà đột quỵ qua đời không để lại di chúcChồng lén mua nhà, nhờ mẹ đứng tên vì đề phòng vợ, không ngờ bà đột quỵ qua đời không để lại di chúc
22:07:12 17/06/2025
Người đàn ông xuống ô tô đạp ngã nữ tài xế xe ôm khai gì với cơ quan công an?Người đàn ông xuống ô tô đạp ngã nữ tài xế xe ôm khai gì với cơ quan công an?
23:04:47 17/06/2025
100 ngày giông bão sau sự ra đi của Quý Bình: Mâu thuẫn gia đình, nghi vấn giả mạo chữ ký và nỗi cô đơn của người ở lại100 ngày giông bão sau sự ra đi của Quý Bình: Mâu thuẫn gia đình, nghi vấn giả mạo chữ ký và nỗi cô đơn của người ở lại
22:54:19 17/06/2025
Giữa ồn ào gia đình Quý Bình, Lê Phương chia sẻ đầy ẩn ý: "Ngày mai vẫn đến..."Giữa ồn ào gia đình Quý Bình, Lê Phương chia sẻ đầy ẩn ý: "Ngày mai vẫn đến..."
20:15:14 17/06/2025
Chia tài sản thừa kế tưởng đã xong xuôi, tôi không ngờ còn có bản di chúc thứ 2 khiến anh em tương tànChia tài sản thừa kế tưởng đã xong xuôi, tôi không ngờ còn có bản di chúc thứ 2 khiến anh em tương tàn
22:39:39 17/06/2025
Bắt 6 đối tượng hiếp dâm bé gái trong rừng cao su ở Đắk LắkBắt 6 đối tượng hiếp dâm bé gái trong rừng cao su ở Đắk Lắk
22:49:35 17/06/2025
Cận cảnh hiện trường vụ nổ khiến 2 người tử vong ở Hà NộiCận cảnh hiện trường vụ nổ khiến 2 người tử vong ở Hà Nội
23:09:10 17/06/2025
Sau tiếng nổ lớn, căn nhà bốc cháy khiến 2 người tử vong ở Hà Đông, Hà NộiSau tiếng nổ lớn, căn nhà bốc cháy khiến 2 người tử vong ở Hà Đông, Hà Nội
20:29:39 17/06/2025

Tin mới nhất

Vùng Vịnh căng mình ứng phó hệ lụy từ căng thẳng Israel - Iran

Vùng Vịnh căng mình ứng phó hệ lụy từ căng thẳng Israel - Iran

23:01:42 17/06/2025
Theo các chuyên gia, Vùng Vịnh đã xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Iran trong khoảng một năm trở lại đây, vì vậy Iran sẽ không muốn đặt mối quan hệ đó vào tình thế nguy hiểm.
Lệnh trừng phạt Nga của EU tác động đến các doanh nghiệp ở Ukraine thế nào?

Lệnh trừng phạt Nga của EU tác động đến các doanh nghiệp ở Ukraine thế nào?

22:44:03 17/06/2025
Mặc dù EU không áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp (nhắm vào bên thứ ba ngoài phạm vi quyền hạn của mình) như Mỹ, nhưng nguyên tắc không lách luật là rất rõ ràng.
Quan chức quân đội Israel cảnh báo Iran chuẩn bị đối với với giai đoạn 'đau đớn', 'bất ngờ'

Quan chức quân đội Israel cảnh báo Iran chuẩn bị đối với với giai đoạn 'đau đớn', 'bất ngờ'

22:43:06 17/06/2025
Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố rằng Không quân Israel (IAF) sắp sửa bắt đầu tấn công các nhóm mục tiêu mới và giai đoạn tiếp theo sẽ đau đớn cũng như gây bất ngờ cho Iran.
Nhiều vụ nổ ở thủ đô Kiev của Ukraine, hơn 10 người thiệt mạng

Nhiều vụ nổ ở thủ đô Kiev của Ukraine, hơn 10 người thiệt mạng

22:37:57 17/06/2025
Bộ Nội vụ Ukraine cho biết 27 địa điểm ở Kiev, trong đó có các tòa nhà, cơ sở giáo dục và cơ sở hạ tầng quan trọng đã bị tấn công. Hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm và cứu hộ tại các khu vực bị tấn công...
Nga đặt điều kiện mới với Ukraine cho các cuộc hoà đàm tiếp theo

Nga đặt điều kiện mới với Ukraine cho các cuộc hoà đàm tiếp theo

22:35:38 17/06/2025
Khi được yêu cầu bình luận về lời kêu gọi áp dụng nhiều biện pháp hạn chế chống Nga hơn từ một số nước châu Âu, ông Trump cho biết: Châu Âu đang nói vậy, nhưng họ vẫn chưa thực hiện. Chúng ta hãy xem họ thực hiện như thế nào đã .
Lý do Hezbollah 'án binh bất động' trong cuộc đối đầu Iran - Israel

Lý do Hezbollah 'án binh bất động' trong cuộc đối đầu Iran - Israel

22:33:17 17/06/2025
Áp lực này còn được gia tăng bởi các cường quốc quốc tế. Mỹ, các nước phương Tây và các quốc gia vùng Vịnh đang đặt điều kiện viện trợ quan trọng cho Liban với yêu cầu giải giáp Hezbollah.
Trung Quốc cảnh báo việc 'đổ thêm dầu vào lửa' trong căng thẳng Iran Israel

Trung Quốc cảnh báo việc 'đổ thêm dầu vào lửa' trong căng thẳng Iran Israel

22:29:27 17/06/2025
Trong bài viết đăng trên tài khoản WeChat chính thức, Đại sứ quán Trung Quốc yêu cầu các công dân rời khỏi Israel qua các cửa khẩu biên giới trên bộ, ưu tiên hướng về Jordan và Ai Cập, đồng thời chú ý đảm bảo an toàn cá nhân.
Căng thẳng Israel Iran: Tổng thống Mỹ nhấn mạnh giải pháp bền vững

Căng thẳng Israel Iran: Tổng thống Mỹ nhấn mạnh giải pháp bền vững

22:22:27 17/06/2025
Trước đó, quân đội Israel cũng thông báo đã tiến hành nhiều cuộc tấn công diện rộng , nhằm vào các mục tiêu quân sự ở miền Tây Iran. Israel tuyên bố chiến dịch sẽ tiếp tục cho tới khi phá huỷ hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran.
Tấn công mạng nhắm vào ngân hàng nhà nước ở Iran

Tấn công mạng nhắm vào ngân hàng nhà nước ở Iran

22:21:36 17/06/2025
Cũng theo Fars, do hệ thống trực tuyến của ngân hàng được kết nối với nhiều trạm xăng của Iran, nên cũng đã gây gián đoạn dịch vụ tại đó. Theo hãng tin này, vấn đề dự kiến sẽ được giải quyết trong vài giờ tới.
Bí ẩn nghệ thuật gốm của Picasso hé lộ sau hàng chục năm

Bí ẩn nghệ thuật gốm của Picasso hé lộ sau hàng chục năm

22:17:41 17/06/2025
Hiện toàn bộ bộ sưu tập này đang được trưng bày công khai trước thềm cuộc đấu giá, mang đến cho công chúng cơ hội hiếm hoi được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm mà Picasso đã thổi hồn nghệ thuật vào trong từng đường nét đất nung.
Pháp đóng gian hàng quốc phòng Israel tại Triển lãm Hàng không Paris

Pháp đóng gian hàng quốc phòng Israel tại Triển lãm Hàng không Paris

22:15:46 17/06/2025
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành IAI, ông Boaz Levy, cho rằng các vách ngăn gợi nhớ đến những ngày đen tối khi người Do Thái bị tách khỏi xã hội châu Âu .
Mỹ xem xét mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với 25 quốc gia châu Phi

Mỹ xem xét mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với 25 quốc gia châu Phi

22:14:13 17/06/2025
Giới chức Mỹ nêu rõ, một số quốc gia bị nhắm tới vì có tỷ lệ công dân ở Mỹ quá thời hạn thị thực cao, một số bị cáo buộc có mức độ gian lận hành chính nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Midu xứng danh chiến thần hack tuổi, một sao nữ gây sốc vì o ép vòng 1 quá đà

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Midu xứng danh chiến thần hack tuổi, một sao nữ gây sốc vì o ép vòng 1 quá đà

Hậu trường phim

23:56:20 17/06/2025
Tối ngày 17/6, sau một thời gian dài nhá hàng, khiến khán giả không khỏi tò mò, Út Lan: Oán Linh Giữ Của chính thức ra mắt những khán giả đầu tiên tại sự kiện họp báo công chiếu dự án.
Nóng: HIEUTHUHAI và bạn gái hot girl lộ cả loạt ảnh thân mật làm bùng nổ MXH!

Nóng: HIEUTHUHAI và bạn gái hot girl lộ cả loạt ảnh thân mật làm bùng nổ MXH!

Sao việt

23:43:37 17/06/2025
Tối 17/6, mạng xã hội bất ngờ lan truyền loạt ảnh cực tình cảm của rapper HIEUTHUHAI và bạn gái hot girl Tăng Mỹ Hàn.
Đi chợ gặp "vua của các loại rau" này mua ngay, về rim ăn với cơm vừa ngon rẻ lại đại bổ

Đi chợ gặp "vua của các loại rau" này mua ngay, về rim ăn với cơm vừa ngon rẻ lại đại bổ

Ẩm thực

23:38:01 17/06/2025
Cà tím được bán rất nhiều ngoài chợ nhưng thông thường mọi người chỉ biết mua về xào, nấu canh mà ít ai biết cà tím có nhiều chế biến hấp dẫn khác như tẩm bột chiên giòn, nướng, hấp...
Những bộ phim 18+ gây tranh cãi trên Netflix

Những bộ phim 18+ gây tranh cãi trên Netflix

Phim âu mỹ

23:18:27 17/06/2025
Đây là Top 8 tác phẩm điện ảnh người lớn 18+ trên Netflix, những bộ phim không chỉ gây sốc mà còn nhiều tranh cãi.
Công an Nam Định tiêu hủy hàng nghìn vũ khí, trong đó có nhiều súng CKC

Công an Nam Định tiêu hủy hàng nghìn vũ khí, trong đó có nhiều súng CKC

Pháp luật

23:01:03 17/06/2025
Sau khi kiểm tra, phân loại, Hội đồng thanh lý, tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ Công an tỉnh Nam Định đã quyết định tiêu hủy 1.797 vũ khí, công cụ hỗ trợ và 299 linh kiện chế tạo súng.
Diễn viên Thanh Hương: Sau ly hôn, có nhiều người để ý nhưng tôi vẫn chưa ưng

Diễn viên Thanh Hương: Sau ly hôn, có nhiều người để ý nhưng tôi vẫn chưa ưng

Sao thể thao

22:48:05 17/06/2025
Sau khi trở lại cuộc sống độc thân, Thanh Hương thừa nhận có nhiều ong bướm vây quanh mình nhưng cô chưa cảm thấy ai là người phù hợp để bắt đầu mối quan hệ tình cảm.
Mỹ Linh: Mong được sống đúng là chính mình, không cần nhập vai diễn nào khác

Mỹ Linh: Mong được sống đúng là chính mình, không cần nhập vai diễn nào khác

Nhạc việt

22:45:29 17/06/2025
Hơn 30 năm theo đuổi âm nhạc, Mỹ Linh chia sẻ hình ảnh chân thực cùng sự chân thành là điều mình luôn giữ và theo đuổi.
Chị chồng gửi đồ quê, tôi định vứt đi nhưng vô tình phát hiện bí mật khiến cả nhà chồng "á khẩu"

Chị chồng gửi đồ quê, tôi định vứt đi nhưng vô tình phát hiện bí mật khiến cả nhà chồng "á khẩu"

Góc tâm tình

22:38:40 17/06/2025
Tim tôi đập mạnh. Tự dưng cảm thấy mình cầm thứ không nên cầm. Là dâu mới, tôi luôn cố gắng giữ ý, nhất là trong một gia đình đông người
Katy Perry tháo nhẫn đính hôn giữa tin đồn chia tay Orlando Bloom

Katy Perry tháo nhẫn đính hôn giữa tin đồn chia tay Orlando Bloom

Sao âu mỹ

22:35:24 17/06/2025
Mirror đưa tin ngày 16.6, Katy Perry đã khiến dư luận xôn xao khi được nhìn thấy không đeo chiếc nhẫn đính hôn quen thuộc
Kỹ sư điện U.40 vỡ òa khi chinh phục được cô gái xinh đẹp

Kỹ sư điện U.40 vỡ òa khi chinh phục được cô gái xinh đẹp

Tv show

22:22:39 17/06/2025
Dù chưa gặp mặt, nhưng kỹ sư điện và nữ nhân viên dược xinh đẹp đều bày tỏ mong muốn sớm kết hôn khiến hai MC thích thú.
'Tiểu Yến Tử' Huỳnh Dịch bị chỉ trích 'có EQ thấp'

'Tiểu Yến Tử' Huỳnh Dịch bị chỉ trích 'có EQ thấp'

Sao châu á

22:19:24 17/06/2025
Huỳnh Dịch mới đây đã vấp phải làn sóng chỉ trích từ khán giả Trung Quốc sau khi chia sẻ về giai đoạn sự nghiệp bị tụt dốc, dẫu vậy cô vẫn có thu nhập cao và cuộc sống xa hoa hơn nhiều người.