Tương lai người lao động phổ thông tại Thung lũng Silicon
Nora Morales, 57 tuổi, nhân viên bảo vệ tại trụ sở của Google, biết rõ hơn ai hết khung cảnh vắng vẻ, đìu hiu của Thung lũng Silicon những ngày này.
Trước đại dịch, luôn có nhân viên của công ty đi lại tấp nập trong khuôn viên trụ sở bất kể là ca ngày hay đêm, còn bây giờ, cô ít thấy ai, ngoài vài nhân viên dọn dẹp và bảo dưỡng thiết bị.
Mặc dù công việc ca đêm từ 20h tới 4h sáng hôm sau khiến Morales có ít thời gian ngủ, nhưng khoản lương 33.000 USD một năm là nguồn thu nhập chính cho gia đình cô. Ngoài ra, ban ngày cô vẫn có thể làm việc nhà, nấu nướng và giúp đứa cháu nhỏ đang học online tại nhà. Tuy nhiên, “chủ đề về tương lai bất ổn của công việc bảo vệ thường xuyên được chúng tôi bàn tán trong các ca làm”, Morales nói.
Khi các nhân viên khác làm việc tại nhà, nhân viên nhà ăn, lau dọn hay bảo vệ đang phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.
Cảm giác bất an về tương lai là tâm lý chung của nhiều lao động phổ thông hiện nay tại Thung lũng Silicon. Trường hợp của Morales là một trong rất nhiều câu chuyện được Silicon Valley Rising công bố hôm 12/11. Đây là một nhóm bảo trợ hoạt động lao động do tổ chức Working Partnerships, có trụ sở tại San Jose, dẫn đầu.
Báo cáo chỉ ra rằng mặc dù hầu hết các công ty công nghệ vẫn giữ lại số lượng nhân viên phổ thông khá đông, tình hình tương lai vẫn chưa chắc chắn. Một số công ty, như Verizon, Genentech hay LinkedIn, gần đây đã tạm dừng hợp đồng với các nhà thầu dịch vụ, dẫn đến hàng trăm nhân viên vệ sinh, bảo vệ bị sa thải.
Cũng theo nghiên cứu của nhóm, Thung lũng Silicon hiện có khoảng 14.000 lao động không trong công đoàn, làm các công việc như nhân viên quán ăn, nhân viên vệ sinh, nhân viên an ninh và tài xế xe buýt, cùng các vị trí khác. Trong số này gần 2/3 là người gốc Phi và La-tinh, tổng cộng họ cũng kiếm được khoảng 538 triệu USD một năm.
Thông thường, những lao động phổ thông không làm việc trực tiếp cho những công ty công nghệ mà sẽ ký hợp đồng với một công ty thứ ba. Những lao động này không có quyền lựa chọn làm việc tại nhà và cũng sớm nhận ra rằng nếu mất việc làm, họ sẽ rất khó tìm được một công việc khác.
Louise Auerhahn, giám đốc chính sách tại Working Partnerships, cho biết: “Có một sự không chắc chắn đối với những người lao động này – họ không biết công việc đó sẽ kéo dài bao lâu”.
Tuy nhiên, một điều chắc chắn là những lao động này sẽ ngày càng có ít lựa chọn công việc thay thế nếu họ thất nghiệp. Đôi vợ chồng trẻ – Madeleine và Francisco Rivera – cho biết mức lương của họ – lần lượt là 26,72 USD và 22,60 USD mỗi giờ – vẫn rất quan trọng đối với cuộc sống gia đình, đặc biệt khi họ mới chào đón thành viên thứ ba. Công việc trước kia của hai người là nhân viên pha chế và rửa bát tại trụ sở Mountain View, tuy nhiên, sau đại dịch, họ đã được điều chuyển làm lễ tân ở các tòa nhà khác trong khuôn viên rộng lớn của Google.
Madeleine Rivera nói: “Nếu không có việc làm, chúng tôi sẽ không thể đến bệnh viện, không thể chữa bệnh. Trường hợp không có việc sẽ rất tàn khốc”.
Trong khi đó, nhiều công ty ở Thung lũng Silicon vẫn tiếp tục thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ bất chấp nền kinh tế suy thoái. Tháng trước, Amazon, Apple, Alphabet và Facebook đã báo cáo lợi nhuận ròng hàng quý đạt 38 tỷ USD. Công ty mẹ của LinkedIn, Microsoft, cũng kiếm được gần 14 tỷ USD lợi nhuận trong quý III năm 2020.
Chỗ dựa tài chính
Video đang HOT
Kể từ lúc Covid-19 bùng phát đến nay, các công ty trong lĩnh vực công nghệ luôn là những doanh nghiệp tiên phong trong phong trào làm việc tại nhà. Tháng 5 vừa qua, đại diện của Facebook và Twitter cho biết công ty chưa có kế hoạch đưa nhân viên trở lại văn phòng trong tương lai gần. Google và Amazon cũng cam kết cho phép nhân viên làm việc từ xa cho tới mùa hè năm sau.
Tuy nhiên, các công ty này dường như ít công bố những cam kết của mình đối với lao động phổ thông, những người làm công việc nấu ăn, lau dọn và bảo vệ cơ sở vật chất của các doanh nghiệp. Để đảm bảo công bằng, các công ty vẫn cố gắng cung cấp một số gói hỗ trợ tài chính cho người lao động phổ thông. Đại diện của Twitter, Catherine Hill, cho biết công ty vẫn duy trì “phần lớn” dịch vụ tại trụ sở của mình.
Trên một blog của Google, CEO Sundar Pichai cho biết “nhân viên bán thời gian hoặc lao động được Google thuê từ bên thứ ba – những người bị ảnh hưởng bởi thời gian làm việc bị cắt giảm – sẽ đều được đền bù”.
Đối với Facebook, người đại diện Chloe Meyere cho biết công ty vẫn tiếp tục trả lương cho tất cả nhân viên hợp đồng, cho dù họ có thể làm việc tại nhà hay không.
Đó thực sự là một cứu cánh cho những người lao động như Liliana Morales khi cô ở nhà mà vẫn được trả lương cho công việc phục vụ tại căng tin của Facebook. Morales, mẹ của ba đứa trẻ, cho biết cô đang dành nhiều thời gian hơn cho việc giúp các con làm bài tập ở trường.
“Nếu họ tiếp tục hỗ trợ chúng tôi, tôi sẽ có thể trả tiền thuê nhà và mua thực phẩm cho gia đình. Facebook đang làm điều đúng đắn. Chúa phù hộ họ, đặc biệt là thời điểm này, chúng tôi không biết mình phải chờ đợi điều gì, nhưng điều quan trọng nhất là chúng tôi vẫn có thể nuôi sống gia đình mình”, cô nói bằng tiếng Tây Ban Nha.
Trải nghiệm lẫn lộn
Ngoài việc không biết khi nào những khoản hỗ trợ tài chính này sẽ chấm dứt, hầu hết lao động phổ thông đều không hiểu tại sao một số công việc có thể tiếp tục sống sót, còn những số khác lại biến mất.
Theo Stacy Murphy, Phó chủ tịch Teamsters Local 853, một công ty đưa đón nhân viên của các công ty công nghệ lớn, cho biết: “Không khí lo lắng đang tràn ngập ngoài kia, nhưng chúng tôi luôn cố gắng lạc quan và giữ một tinh thần cởi mở nhất”.
Khác với các công ty còn lại tại Thung lũng Silicon, Genetech, chuyên nghiên cứu công nghệ sinh học, vẫn mở cửa làm việc suốt thời gian đại dịch diễn ra. Mặc dù vẫn giữ lại nguyên đội 80 tài xế xe buýt làm việc, Genetech lại là một trong những doanh nghiệp công nghệ đầu tiên giảm hàng chục nhân viên an ninh ngay từ đầu tháng 8.
Tương tự, Amazon cũng sẽ giữ nguyên, thậm chí tuyển thêm nhân viên vận chuyển số đơn hàng tăng vọt trong suốt thời gian đại dịch. Tuy nhiên, theo Teamsters Local 853, tháng 10 vừa qua, Amazon đã ngừng trả tiền cho các công ty thuê tài xế bên thứ ba.
Từ tháng 3 đến tháng 9, các công ty bao gồm LinkedIn, Salesforce, Electronic Arts và Nvidia đã chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, dẫn đến việc sa thải hàng loạt tài xế. Kenly Walker, phát ngôn viên của LinkedIn, cho biết vì LinkedIn không tuyển dụng trực tiếp tài xế đưa đón nhân viên nên công ty không thể quyết định về kế hoạch nhân sự của họ. Nhưng Walker cũng cho biết “những nhân viên bị ảnh hưởng” sẽ được công ty cấp tài khoản sử dụng dịch vụ Premium miễn phí, cũng như nhận được sự hỗ trợ từ các huấn luyện viên chuyên nghiệp của LinkedIn.
Dẫu vậy, vẫn có không ít doanh nghiệp duy trì số lượng tài xế, thậm chí là mở rộng đội ngũ này. Tracy Kelley, một nhà tổ chức của Local 853, cho biết Facebook là nhà tuyển dụng lớn nhất của Teamsters Local 853, với khoảng 500 tài xế vẫn tiếp tục được trả lương. Xếp sau là Apple, Microsoft và Twitter.
Theo Teamsters Local 853, Tesla đang tiếp tục thuê tài xế đưa công nhân đến cơ sở sản xuất ở Fremont và đang có kế hoạch mở rộng các tuyến đường mới đến Antioch, phía đông bắc Oakland và Gilroy, phía nam San Jose.
Boardman cho biết, hầu hết công nhân lao công, bảo trì và bảo vệ đều giữ được công việc. Ông nói: “Các tòa nhà không nhỏ hơn chút nào. Chúng vẫn cần được bảo trì. Các nhân viên an ninh hầu như không bị sa thải”.
Vực thẳm thất nghiệp
Erika Sanchez, một nhân viên phục vụ lâu năm tại văn phòng Verizon Media ở Sunnyvale, California, vừa nhận được thông tin cô và hơn 120 nhân viên khác sẽ bị sa thải. Sanchez đã làm việc tại đây hơn 12 năm, kể từ thời kỳ nó còn là trụ sở chính của Yahoo. Cô kiếm được 19 USD một giờ làm việc trong quán cà phê, tương đương khoảng 38.000 USD một năm.
Sanchez đã nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp với hy vọng có thể giúp cô trang trải được chi phí gia đình trong thời gian tới. Hiện tại cô đã có thể xoay sở để trả tiền thuê nhà nhận được thức ăn miễn phí thông qua Hunger at Home, một tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương, nơi cô ấy làm tình nguyện viên.
“Tôi ổn, tôi vẫn đang cố hết sức, gần đây tôi được thuê làm vài công việc lặt vặt như dọn dẹp nhà cửa, cũng như tự đi bán trang sức và chăn với một người họ hàng”, Sanchez nói.
Khi được hỏi liệu cô có bán hàng trực tuyến hay không, cô nói rằng cô không biết làm thế nào, mặc dù cô làm việc trong ngành công nghệ.
“Nhưng đó là thứ mà tôi rất muốn học”, cô nói.
Làn sóng thất nghiệp ở thung lũng Silicon
Hàng triệu người, từ lao động phổ thông đến kỹ sư công nghệ, phải dọn đồ khỏi công ty, bỏ lại thung lũng Silicon với những hoài bão dang dở.
Tháng 5 năm ngoái, Zhang Wei quyết định nghỉ việc ở một công ty công nghệ lớn tại Đài Loan để đầu quân cho Airbnb. Đường đến thung lũng Silicon của chàng kỹ sư trẻ gốc Á được dệt lên bởi những câu chuyện tuyệt đẹp với nhiều hoài bão. Tròn một năm mặn nồng với giấc mơ Mỹ, Zhang Wei không thể ngờ: Ngày mai sẽ là ngày cuối cùng của anh ở Airbnb.
"Ở đây có nhiều kỹ sư Trung Quốc, môi trường làm việc hấp dẫn, lương cũng rất tốt, theo kế hoạch năm nay công ty sẽ IPO. Tôi nghĩ mình sẽ ở đây ít nhất vài năm", Zhang nhớ về những lý tưởng ngày đầu anh gia nhập Airbnb.
Nhưng khi dịch bệnh bùng phát, nhiều nơi phải đóng cửa, ngành du lịch bị đóng băng khiến Airbnb phải cắt giảm dần nhân sự. Trong email gửi Zhang Wei và gần 2.000 người khác, CEO của Airbnb, Brian Chesky thẳng thắn viết: "Có một số tin rất buồn, tôi xin xác nhận rằng chúng ta cần phải giảm quy mô lực lượng lao động Airbnb". Chesky sau đó đưa ra cho nhân viên các nội dung minh bạch và thông tin chi tiết, để mọi người có thể hình dung chính xác về những khó khăn mà công ty đang gặp phải.
Airbnb buộc cắt giảm 1/4 nhân sự vì Covid-19. Ảnh: Andre M Chang.
Mặc dù buộc rời đi, Zhang Wei không phàn nàn nhiều. "Mọi người đều biết là do dịch bệnh. Không chỉ kế hoạch IPO 'bốc hơi' mà hoạt động kinh doanh của công ty năm nay cũng thâm hụt nghiêm trọng. Cắt giảm là điều không thể tránh khỏi". Zhang được công ty hỗ trợ thêm 4 tháng lương kèm gói hỗ trợ của bảo hiểm y tế.
Nói về dự định sau khi rời khỏi Airbnb, Zhang Wei thở dài và nói, "dường như cả thung lũng Silicon đang trải qua một đợt sa thải khủng khiếp. Nếu có công ty nào đang tuyển dụng, chắc hẳn là Amazon hoặc Facebook. Tôi cũng không biết khi nào dịch bệnh qua đi. Tôi mới có một năm ở Silicon, không dễ để bắt đầu lại", Zhang Wei bỏ lửng câu chuyện và dường như không còn tâm trạng để tiếp tục nói về nội dung này.
Trong vòng một tuần, ba đại gia ở thung lũng Silicon - Uber, Lyft và Airbnb - lần lượt tuyên bố kế hoạch sa thải nhân sự. Bắt đầu từ 29/4, Lyft tuyên bố dừng hợp đồng với 900 người, gần 300 nhân viên khác được cho nghỉ phép tạm thời. Đến ngày 5/5, Airbnb thông báo cắt giảm 25% nhân sự. Một ngày sau đó, Uber quyết định sa thải 3.700 nhân viên trên khắp thế giới.
Wang Li, nhân viên của Uber, may mắn hơn Zhang Wei, vì cô không nằm trong số phải nghỉ việc. Tuy nhiên, cô không thấy vui vẻ gì. "Chủ yếu nhân sự ở phòng tuyển dụng và dịch vụ khách hàng bị cắt giảm. Nó không liên quan đến chúng tôi, nhưng chẳng ai biết bao giờ dịch bệnh kết thúc và bao giờ thì đến lượt mình".
Cho dù lệnh phong toả được nới lỏng, cuộc sống hậu Covid-19 cũng sẽ khác đi rất nhiều, buộc các công ty khởi nghiệp phải thích ứng để tồn tại.
Trong thông điệp gửi đi, các CEO công nghệ ở thung lũng Silicon đều miêu tả cuộc khủng hoảng như cơn ác mộng tồi tệ, không giống bất kỳ cuộc khủng hoảng nào họ từng trải qua. Đồng sáng lập Airbnb, Brian Chesky nói: "Chúng tôi không biết bao giờ thị trường du lịch mới phục hồi. Ngay cả khi phục hồi, tình hình sẽ khác xưa rất nhiều". Giám đốc điều hành của Lyft Green bi quan nói: "Ngay khi lệnh giãn cách được nơi lỏng, việc hạn chế đi lại bị huỷ bỏ, xã hội hoạt động trở lại thì hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng sẽ khác. Họ sẽ cắt giảm chi tiêu". Ảnh hưởng hậu Covid-19 cũng kinh hoàng không kém khi dịch bệnh bùng phát. Đây là lý do khiến làn sóng sa thải ở thung lũng Silicon diễn ra ồ ạt, các công ty khởi nghiệp buộc phải co cụm để có thể tồn tại trong lúc chờ thị trường hồi phục.
M Rangaswami, nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nhân nổi tiếng trong giới khởi nghiệp tại Mỹ, dự đoán trong tháng tới sẽ có thêm nhiều người bị mất việc. Đây là thời điểm tồi tệ. Điều này chưa từng xảy ra kể cả khi kinh tế rơi vào mức tồi tệ nhất vào những năm 2000 hay 2007, 2008.
Không chỉ Airbnb, Uber hay Lyft, nhiều công ty công nghệ khác ở Thung lũng Silicon đang liên tục thông báo thua lỗ và phải cắt giảm nhân sự. Theo Layoffs.fyi, trang web chuyên theo dõi sa thải của Thung lũng Silicon, cho biết: Khoảng 375 công ty khởi nghiệp đã giảm hơn 42.000 nhân viên kể từ ngày 11/3. Một số công ty quen thuộc như TripAdvisor đã cho nghỉ 1.100 người, Kayak (400 người), Expedia (3.000 người), Groupon (2.800 người), Yelp (1.000 người), GoPro (200 người)...
Ngay cả những gã khổng lồ công nghệ với nguồn tài chính dồi dào như Netflix, Google, SAP, Slack, Apple, Microsoft... thì hoạt động tuyển dụng của họ cũng tạm thời đóng băng hoặc cắt giảm một phần so với dự tính.
Amazon, Google, Facebook dường như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và có nhu cầu tuyển dụng lớn, những kỹ sư về AI và điện toán đám mây có rất nhiều cơ hội trong đại dịch.
Có vẻ Facebook, Amazon là hai công ty công nghệ duy nhất vẫn tuyển dụng trong mùa dịch. Facebook nói họ sẽ tuyển thêm khoảng 10.000 nhân viên trên toàn cầu vào cuối năm nay, chủ yếu bổ sung cho nhóm sản phẩm và kỹ thuật. Amazon dự định tuyển thêm 20.000 kiến trúc sư công nghệ bên cạnh nhân viên nhà kho.
Một số vị trí kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực điện toán đám mây, AI hầu như không bị ảnh hưởng. ServiceNow, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây ở Thung lũng Silicon gần đây còn có kế hoạch mở rộng 1.000 người.
Thung lũng Silicon sẽ thế nào dưới thời Joe Biden Biden được dự đoán sẽ khôi phục nhiều quy định thân thiện với thung lũng Silicon nhưng chính sách thuế có thể bất lợi cho các công ty công nghệ lớn. Theo thống kê của Wired, 98% khoản quyên góp chính trị từ nhân viên của các công ty Internet tại Thung lũng Silicon được chuyển đến chiến dịch của Biden. Trong đó,...