Tương lai nào cho kính áp tròng thông minh?
Kính áp tròng thông minh đang được Google nghiên cứu hoạt động như một thiết bị theo dõi lượng đường trong máu, nó cực kỳ hữu ích với những bệnh nhân tiểu đường đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường tuýp I. Ngoài ra thiết bị này còn là phiên bản lý tưởng của các thiết bị có thể mang theo trong tương lai.
Google vừa công bố trên blog rằng hãng đang nghiên cứu kính áp tròng thông minh. Dự án này được phát triển tại Google X, phòng thí nghiệm bí mật nơi ấp ủ các dự án tối mật của Google như xe hơi tự lái hay kính thông minh Google Glass.
Ý tưởng đằng sau dự án phát triển kính áp tròng thông minh này là tìm một cách kiểm tra và theo dõi lượng đường trong máu của người dùng thay cho việc phải chích kim vào đầu ngón tay liên tục để lấy máu kiểm tra thông thường. Chiếc kính áp tròng có khả năng thu thập và kiểm tra nước mắt để đo lượng đường trong máu. Phương pháp này vừa hạn chế đau đớn vừa giúp người dùng có thể kiểm tra thường xuyên hơn để có thể điều chỉnh lượng insulin cho phù hợp.
Chiếc kính áp tròng thông minh này được tạo ra bằng cách đặt con chip siêu nhỏ và các ăng-ten siêu mỏng vào giữa hai lớp vật liệu kính mềm. Google cho biết, họ đang nghiên cứu cách để kính áp tròng cảnh báo cho người dùng khi lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao, có thể hãng sẽ sử dụng các đèn LED siêu nhỏ.
Đây không phải là một ý tưởng mới, thực tế dự án kính áp tròng thông minh mà Google đang thực hiện đã được khởi xướng từ Đại học Washington và Microsoft Research Connections. Microsoft đã công bố chi tiết các khía cạnh của dự án vào tháng 12/2011, bao gồm cả trích dẫn của Babak Parviz, lúc đó đang là nhà nghiên cứu của Đại học Washington. Parviz hiện là đồng sáng lập của dự án này tại Google.
Dự án kính áp tròng thông minh này đã được chuyển tới Google khoảng 18 tháng trước. “Chúng tôi chỉ có thể đưa dự án này tới một cấp độ nhất định trong môi trường nghiên cứu ở học viện, nhưng ở Google, chúng tôi có thể đầu tư nhiều hơn cho dự án này”. Brian Otis, một đồng sáng lập khác của dự án, chia sẻ với hãng tin AP.
Theo Google, các kính áp tròng thông minh hiện tại đang được kiểm nghiệm đã được xây dựng lại từ đầu tại Google X. Thách thức mà các nhà khoa học cần giải quyết đó là tìm ra vật liệu nào đó phù hợp để có thể chế tạo kính giúp người dùng có thể gắn kính vào mắt một cách an toàn.
Tương lai nào cho kính áp tròng thông minh?
Hiện tại, kính áp tròng thông minh của Google có xu hướng tập trung vào mục đích y học, cụ thể ở đây là một cảm biến đo lượng đường. Nhưng không thái quá khi chúng ta đặt ra câu hỏi rằng liệu công nghệ này có tương thích với một thứ gì đó như Google Glass.
Video đang HOT
Thực tế, hai dự án này có chung một người quan trọng là Parviz. Ông là trưởng dự án Google Glass, một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Cũng rất thú vị khi Goole ra thông báo này ngay sau khi một số hãng khác cũng vừa công bố nhiều sáng kiến khác nhau trong lĩnh vực kính áp tròng thông minh. Tại CES 2014, chúng ta đã được thấy hệ thống iOptik của Innovega, một hệ thống kết hợp của một chiếc kính thông minh và cặp kính áp tròng đặc biệt để tăng cường thực tại ảo và trải nghiệm tương tự Google Glass.
Hệ thống iOptik của Innovega
Tại CES, một phát ngôn viên giới thiệu iOptik đã chia sẻ với Mashable rằng, do hạn chế về phần cứng nên hiện tại họ không thể xác nhập kính và kính áp tròng thành một sản phẩm. “Nó tạo ra khoảng quan sát nhỏ. Google Glass tạo ra một màn hình tương tự một smartphone đặt ở khoảng cách 60cm trước mặt bạn. Hệ thống iOptik tạo ra một màn hình có độ phân giải gấp 6 lần và khoảng cách gấp 20 lần so với Google Glass. Nó giống như bạn đang nhìn vào một chiếc TV màn hình cực lớn, và do đó bạn có thể được thấy nhiều thứ hơn”.
Nói cách khác, thách thức không chỉ ở việc chế tạo các linh kiện không dây và chip đủ nhỏ để đặt vào kính áp tròng mà còn là tìm ra cách chiếu ra hình ảnh đủ lớn trong mắt để tạo ra giá trị sử dụng thực tiễn.
Google cho biết, ít nhất năm năm nữa kính áp tròng thông minh theo dõi lượng đường mới có thể tới tay người tiêu dùng. Và chắc chắn đây là hướng đi tự nhiên và hấp dẫn nhất cho các thiết bị thông minh có thể đeo trên mắt.
Kính áp tròng thông minh không thể tích hợp đầy đủ chức năng tương tự Google Glass trong một sớm một chiều, nhưng chẳng có lý do gì ngăn chúng ta nghĩ rằng tiếp sau theo dõi lượng đường, các loại cảm biến theo dõi nhịp tim, huyết áp, và thậm chí phát hiện các tác nhân gây bệnh hoặc gây dị ứng cụ thể sẽ được tích hợp vào kính áp tròng thông minh.
Sự kỳ diệu thực sự của dự án này – cũng như với hầu hết các dự án chúng ta từng thấy Google X phát triển – không chỉ nằm ở ý tưởng chúng ta đã biết hôm nay, mà còn nằm ở tiềm năng mà các sản phẩm và phát minh này mang lại trong tương lai.
Theo Mashable
Kính áp tròng thông minh Google hoạt động như thế nào?
Thị trường thời trang công nghệ trong năm 2013 đã tiến những bước dài, nhưng phải đến khi Google công bố "kính áp tròng thông minh" chúng ta mới thực sự hiểu được tiềm năng của mảng sản phẩm còn khá mới lạ này. Vậy, kính áp tròng thông minh của Google sẽ hoạt động như thế nào?
Brian Otis, một trong 2 nhà sáng lập của dự án kính áp tròng thông minh
Kính áp tròng thông minh của Google sẽ không đảm đương nhiệm vụ hiển thị email như người anh em Google Glass, thay vào đó sẽ tập trung một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất hiện nay: bệnh tiểu đường.
Do người tiêu dùng hiện nay vẫn chưa thực sự tin vào tính riêng tư của các thiết bị thời trang công nghệ, và do Google khá tai tiếng với các hành vi không tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, chắc chắn rất nhiều người sẽ hỏi: Google sẽ xử lý các dữ liệu thu được từ kính áp tròng này như thế nào? Liệu gã khổng lồ tìm kiếm có đang bắt đầu thu thập các thông tin y tế bí mật của con người?
Có vẻ như Google sẽ tiếp cận vấn đề này một cách hết sức cẩn thận. Joseph Lorenzo Hall, trưởng bộ phận công nghệ tại Trung tâm Dân chủ & Công nghệ, Mỹ đã gặp mặt Google trước khi hãng đưa ra mẫu kính áp tròng thông minh nói trên. Theo ông, Google đã đảm bảo rằng các thông tin y tế bí mật thu được từ kính sẽ không bị kết hợp với kho dữ liệu người dùng mà Google thu được từ các dịch vụ khác của mình.
"Dữ liệu này sẽ không bao giờ đặt chân lên máy chủ của Google. Họ đã đưa ra lời khẳng định rất tiến bộ này. Đây thực sự là một điều quan trọng".
Cấu tạo của kính áp tròng thông minh Google
Chiếc kính áp tròng mà Google tung ra sẽ chứa một cảm biến siêu nhỏ có thể đo lượng glucose có trong nước mắt. Một lỗ siêu nhỏ trong mắt kính sẽ cho phép nước mắt tiếp xúc với cảm biến đo glucose để đo đạc số liệu.
Hiện tại, theo công ty, chiếc kính áp tròng này chỉ có thể đọc được một lần trong mỗi giây. Mắt kính cũng có một ăng-ten siêu nhỏ, một tụ điện và một bộ điều khiển nhằm chuyển dữ liệu thu được từ cảm biến lên một thiết bị khác (ví dụ như smartphone) nhằm đọc và phân tích dữ liệu.
Chiếc kính áp tròng này sẽ nạp điện và liên lạc với các thiết bị khác thông qua một công nghệ không dây có tên RFID (công nghệ Nhận diện bằng Sóng Vô tuyến).
Do dữ liệu được chiếc kính áp tròng này thu thập là tối quan trọng, ông Hall khẳng định Google đã cam kết rằng dữ liệu truyền tải từ mắt kính sẽ không thể bị thay đổi. Điều này là tối quan trọng, do nếu bệnh nhân tiêm quá nhiều insulin, họ có thể tử vong. Google cũng đã tích hợp thêm các công nghệ phòng vệ khác nhằm tránh các vấn đề phát sinh, ví dụ như một cầu dao siêu nhỏ để tránh cho kính bị tỏa nhiệt quá nhiều.
Hiện tại, trên toàn thế giới có 382 triệu người bị bệnh tiểu đường. Điều này có nghĩa rằng có tới hơn 5% dân số thế giới phải thử máu mỗi ngày. "Quá trình thử máu rất tốn thời gian và gây đau đớn", hai nhà sáng lập dự án kính áp tròng Brian Otis và Babak Parviz khẳng định trong một bài viết trên blog, "Do đó, có quá nhiều người bị tiểu đường kiểm tra lượng glucose trong máu không đủ thường xuyên".
Các bác sĩ và các nhà nghiên cứu y khoa đã liên tục tìm cách đo glucose thông qua dung dịch trong mắt trong hàng năm liền, nhưng việc thu thập và phân tích nước mắt của con người là không hề đơn giản. Một vài công ty, ví dụ như EyeSense, đã phát triển ra sản phẩm riêng để tích hợp cảm biến vào mắt, trong khi các công ty khác, ví dụ như Freedom Meditech, đã tìm cách dùng ánh sáng để đo glucose trong mắt người.
Hai nhà sáng lập của dự án kính áp tròng thông minh, Parviz, người từng lãnh đạo đội ngũ Google Glass, và Otis đã từng là đồng nghiệp tại Đại học Washington trước khi chuyển đến làm việc cho Google X, nơi Google phát triển những dự án tân tiến nhất. Hiện nay, dự án kính áp tròng của Google vẫn đang trong giai đoạn thai nghén, song các quan chức của Google cho biết hiện công ty đã đang đàm phán với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc của Hoa Kỳ (FDA) để đem sản phẩm ra thị trường trong tương lai.
Ông Hall cho rằng nếu sản phẩm kính áp tròng của Google tương tác với các ứng dụng trên các thiết bị của các công ty khác, người tiêu dùng cũng sẽ phải tin tưởng rằng họ sẽ được đảm bảo quyền riêng tư.
"Một điều làm tôi lo ngại là về tính bảo mật trên thiết bị di động. Bảo mật di động vẫn còn rất yếu kém, và rất có thể ứng dụng được sử dụng cùng chiếc kính áp tròng này sẽ là do bên thứ 3 phát triển. Những người phát triển các ứng dụng này sẽ phải trả lời câu hỏi về bảo mật. Nhưng cho tới giờ những câu hỏi này vẫn chưa được trả lời, đơn giản là bởi vì dự án này vẫn còn chưa tiến xa đến mức đó".
Theo Washington Post
Dự án kính áp tròng thông minh của Google là học hỏi từ Microsoft? Có vẻ như để sáng tạo nên chiếc kính áp tròng thông minh phục vụ cho người dùng sắp tới, Google cũng đã phải "học hỏi" ý tưởng từ đối thủ Microsoft. Trong một bài viết trên blog của Microsoft có kèm video được phát hiện bởi trangNeowin từ tháng 12/2011 cho thấy, gã khổng lồ phần mềm đã cùng với các nhà...