Tương lai chiến lược ‘không Covid’ Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Chiến lược “không Covid” gặp nhiều thách thức trước chủng Delta, song dường như vẫn là công cụ hữu hiệu giúp Trung Quốc hạn chế dịch lây lan.

Khi vaccine Covid-19 nội địa được phê duyệt ở Trung Quốc hồi đầu năm, người dân nước này cảm thấy tràn trề hy vọng về một tương lai thoát đại dịch. Họ tin rằng khi đủ số người được tiêm chủng, miễn dịch trong cộng đồng sẽ đủ mạnh để hạn chế đà bùng phát dịch và đất nước sẽ tự do mở cửa trở lại, hòa nhập với thế giới.

Nhưng đó chỉ là hy vọng. Giờ đây, khi 76% trong số 1,4 tỷ dân Trung Quốc đã được tiêm chủng đầy đủ, miễn dịch cộng đồng cùng kỳ vọng về việc nới lỏng các biện pháp chống dịch và mở cửa biên giới, vẫn nằm ngoài tầm với.

Chung Nam Sơn, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, hôm 1/11 khẳng định nước này vẫn theo đuổi chiến lược “không Covid”, tuyên bố cách tiếp cận này ít tốn kém hơn sống chung với virus và tái áp đặt hạn chế mỗi khi dịch bùng phát.

Tương lai chiến lược không Covid Trung Quốc - Hình 1

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở quận Cám Châu, thành phố Trương Dịch, tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc ngày 29/10. Ảnh: AFP.

Khi chủng Delta dễ lây lan và nguy hiểm hơn bùng phát, Trung Quốc đã mở rộng chiến dịch tiêm chủng cho các nhóm dân số trẻ t.uổi hơn. Giới chức cũng cho phép tiêm liều tăng cường nhằm bù đắp khả năng bảo vệ của vaccine, được cho là bị suy giảm sau 6 tháng.

Những biện pháp chống dịch cứng rắn như phong tỏa nghiêm ngặt, xét nghiệm diện rộng hay truy vết tiếp xúc triệt để vẫn được Trung Quốc áp dụng một cách chóng vánh ngay khi xuất hiện dấu hiệu bùng phát dịch tại các địa phương.

Trung Quốc chưa đặt ra mốc tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng, dù một số chuyên gia chính phủ từng nói rằng cần 80-85% dân số tiêm vaccine đủ phác đồ mới có thể đạt được điều này.

“Do đặc tính dễ lây lan của biến chủng Delta, tôi không nghĩ chúng ta có khả năng đạt miễn dịch cộng đồng bằng chiến dịch tiêm chủng hiện nay”, tiến sĩ Jeff Kwong, chuyên gia dịch tễ từ Đại học Toronto, Canada, nhận xét. “Những người đã tiêm vẫn có thể bị nhiễm và mục tiêu đặt ra là hầu hết mọi người chỉ bị nhiễm ở mức nhẹ mà không tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế”.

Miễn dịch của cộng đồng chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó sẽ đạt được khi có đủ số người phát triển khả năng miễn dịch, thông qua tiêm chủng hoặc nhiễm virus trước đó.

Video đang HOT

Ngưỡng này đối với chủng nCoV gốc được ước tính là khoảng 70%. Tuy nhiên, các biến chủng mới như Delta đã thay đổi những tính toán ban đầu của các chuyên gia dịch tễ.

Delta, hiện là chủng trội toàn cầu, có thể lây nhiễm cho nhiều người hơn chủng ban đầu. Nếu một người bị nhiễm chủng ban đầu có thể lây cho ba người khác thì với chủng Delta, hệ lệ lây nhiễm lên đến ít nhất là 6. Điều này có nghĩa cần tiêm chủng nhiều hơn cho những người dễ bị tổn thương, nâng cao ngưỡng miễn dịch của cộng đồng.

Ashley St John, phó giáo sư Trường Y Duke, Đại học Quốc gia Singapore, cho hay chương trình tiêm chủng có thể phát huy tác dụng mạnh mẽ trong việc làm chậm đà lây lan của virus, vì mức độ tiêm chủng cao có thể hạn chế ca nhiễm mới.

Tuy nhiên, trên thực tế, sự kết hợp của một biến chủng dễ lây lan hơn và khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian đang làm cho việc đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng trở nên khó khăn hơn, theo Penelope Ward, giáo sư thỉnh giảng về y dược tại Đại học Kings London.

Chiến dịch tiêm chủng ở Trung Quốc chủ yếu dựa vào hai loại vaccine bất hoạt do Sinopharm và Sinovac phát triển. Các nghiên cứu về tính hiệu quả trong thực tế cho thấy chúng vẫn có thể ngăn ngừa bệnh chuyển biến nghiêm trọng và t.ử v.ong, nhưng một hội đồng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 9, khuyến cáo những người trên 60 t.uổi được tiêm vaccine Sinovac hoặc Sinopharm nên tiêm liều thứ ba của bất kỳ hãng nào để tăng cường khả năng bảo vệ.

Trung Quốc đã triển khai tiêm mũi tăng cường cho người cao t.uổi và những người có nguy cơ cao. Các nhà khoa học cho biết nồng độ kháng thể có thể giảm tiếp 6 tháng sau liều thứ ba, nhưng hiện chưa rõ liệu Trung Quốc có cần thêm một đợt tiêm tăng cường nữa hay không.

“Tiêm thêm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với tốt hơn”, giáo sư St John từ Đại học Quốc gia Singapore, lưu ý.

Tương lai chiến lược không Covid Trung Quốc - Hình 2

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại một bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 29/10. Ảnh: AFP.

Wang Huaqing, chuyên gia tiêm chủng tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), cho biết nước này cần triển khai các loại vaccine tốt hơn để tránh lặp lại các chu kỳ tiêm chủng.

“Chúng tôi hy vọng sẽ phát triển được một loại vaccine rất hiệu quả sau khi tiêm đầy đủ phác đồ và ngay cả khi cần tiêm tăng cường sau đó, số liều nhắc lại cũng sẽ được hạn chế. Vì vậy, chúng tôi mong rằng trong tương lai sẽ có vaccine hiệu quả hơn và quy trình tiêm chủng tốt hơn nhằm củng cố khả năng bảo vệ dân số”, Wang nói tại họp báo hồi tháng trước. “Liên tục tiêm tăng cường không phải lựa chọn tối ưu của chúng tôi”.

Một số quốc gia từng áp dụng chiến lược “không Covid” giống Trung Quốc như New Zealand, Australia hay Singapore đã chọn hướng đi khác và đặt ra kế hoạch mở cửa biên giới, sống chung với đại dịch.

Nhưng ở Trung Quốc, chưa có kế hoạch nào tương tự được đưa ra. Thay vào đó, các quan chức cấp cao như Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan nhiều lần nhấn mạnh rằng cần tuân thủ nghiêm ngặt chiến lược “ngăn chặn bùng phát các ca bệnh nhập cảnh” và không được phép nới lỏng các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát.

Giám đốc CCDC Cao Phúc tháng trước cho hay bất kỳ thay đổi chính sách nào về mở cửa đều sẽ dựa trên “diễn biến của đại dịch Covid-19 và tình hình tiêm chủng”.

Một số chuyên gia tin rằng chính sách sống chung với đại dịch, coi Covid-19 như bệnh đặc hữu cần được thực hiện dựa trên việc dân số có đủ khả năng miễn dịch hay chưa. “Về cơ bản, đó là khi có đủ số người được bảo vệ trước nguy cơ bệnh chuyển biến nghiêm trọng, nhờ tiêm chủng hoặc nhiễm virus trước đó, để các dịch vụ y tế không bị quá tải”, tiến sĩ Kwong từ Đại học Toronto cho hay.

Nhưng Trung Quốc khó chấp nhận đ.ánh đổi thành quả chống dịch để thử nghiệm mở cửa như nhiều quốc gia khác, cũng như khó xác định được ngưỡng bảo vệ mà họ có thể đạt được để sống chung với Covid-19.

Zheng Zhongwei, một quan chức cấp cao Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tháng trước nói nước này sẽ không từ bỏ chính sách “không Covid” cho đến khi họ tự tin rằng vaccine có thể ngăn ngừa dịch bùng phát. Đồng thời, Bắc Kinh cũng sẽ tài trợ cho các nghiên cứu ở nước ngoài để tìm hiểu chính xác mức độ bảo vệ của vaccine.

Chiến lược “không Covid” sẽ không được áp dụng “mãi mãi”, giáo sư Leo Poon Lit-man từ Trường Y tế Công cộng Đại học Hong Kong, nhận xét. Tuy nhiên, chiến lược này có thể giúp Trung Quốc “câu giờ” trong lúc tìm cách chuyển sang giai đoạn tiếp theo của đại dịch.

“Nếu không kiểm soát virus, nó sẽ lây lan và rất nhiều người phải nhập viện rồi sau đó là chăm sóc tích cực. Điều này đồng nghĩa chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ y tế cho họ. Vậy nên, đây là một sự đ.ánh đổi”, giáo sư Poon nhấn mạnh.

Chiến lược “không Covid” có thể “cho chúng ta thêm thời gian để tiêm chủng càng nhiều người càng tốt cũng như phát triển các loại thuốc kháng virus hiệu quả hay các chiến lược tốt hơn nhằm kiểm soát dịch bệnh”, ông lưu ý. “Rốt cuộc chúng ta cũng sẽ có một chiến lược rất hiệu quả, nhưng phải cần thêm thời gian”.

Trung Quốc: Nhiều TP tuyên bố trạng thái 't.iền chiến tranh' giám sát dịch

Trung Quốc tiếp tục siết chủ trương zero Covid, phong tỏa 3 TP, nhiều TP khác tuyên bố trạng thái t.iền chiến tranh giám sát dịch.

Khi đại dịch mới bùng phát năm ngoái, Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới đã nhanh chóng khống chế được số ca nhiễm nhờ vào cách tiếp cận "zero Covid" với chủ trương hành động mạnh tay như đóng cửa biên giới, phong tỏa, kéo dài thời gian cách ly...

Tuy nhiên thời gian này Trung Quốc đang bùng dịch lại với ít nhất 11 tỉnh có ổ dịch. Đợt bùng dịch hiện tại bắt đầu từ ngày 17-10. Tính tới ngày 28-10 đã có 3 TP ở Trung Quốc bị phong tỏa.

Trung Quốc: Nhiều TP tuyên bố trạng thái t.iền chiến tranh giám sát dịch - Hình 1

Người dân xếp hàng chờ được xét nghiệm COVID-19, tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, ngày 29-10.

Địa phương mới nhất bị phong tỏa là TP Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc) - giáp Nga, bị phong tỏa ngày 28-10 sau khi phát hiện 1 ca nhiễm. Nhà chức trách Hắc Long Giang đã cho xét nghiệm 1,6 triệu dân và truy nguồn tiếp xúc của người bị nhiễm, đồng thời yêu cầu người dân ở nhà, không được rời TP trừ trường hợp khẩn cấp.

Theo hãng tin Reuters ngày 28-10, một số TP ở tỉnh Hắc Long Giang đã tuyên bố trạng thái "tiền chiến tranh" trong cảnh giác và giám sát dịch.

Dù chưa phát hiện ca nhiễm trong đợt dịch này nhưng TP Giai Mộc Tư (tỉnh Hắc Long Giang) nằm sát biên giới với Nga đã thông báo sẽ áp dụng trạng thái cảnh giác này trong một tuần, cho tới ngày 3-11. Giai Mộc Tư yêu cầu các địa điểm du lịch không đón khách bên ngoài TP, giảm tụ tập, hạn chế viếng thăm các viện dưỡng lão.

Kê Tây và Mẫu Đơn Giang - 2 TP khác ở tỉnh Hắc Long Giang - cũng tuyên bố áp dụng trạng thái "tiền chiến tranh" trong cảnh giác và giám sát dịch, dù chưa ghi nhận ca nhiễm cộng đồng nào trong tuần qua.

TP Lan Châu (tỉnh Cam Túc) đã bị phong tỏa từ ngày 26-10, khi mới phát hiện 1 ca nhiễm. Huyện Ngạch Tễ Nạp Kỳ (khu Nội Mông) cũng bị phong tỏa trong tuần này, khi mới phát hiện 7 ca nhiễm.

Hiện khoảng sáu triệu người đang chịu cảnh phong tỏa ở khắp nước Trung Quốc, đông nhất ở TP Lan Châu (tỉnh Cam Túc, 4 triệu) và huyện Ngạch Tễ Nạp Kỳ (khu Nội Mông, 35.000 người), Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang, 1,3 triệu dân).

Nhiều TP khác cũng phong tỏa cục bộ, ảnh hưởng đến hàng chục người, trong đó có Bắc Kinh với hàng ngàn người. Tại Bắc Kinh ngày 29-10, hai sân bay chính hủy hàng trăm chuyến bay - một nửa số chuyến bay trong ngày.

Ngày 29-10 Trung Quốc ghi nhận 48 ca nhiễm nội địa. Tổng ca nhiễm Trung Quốc ghi nhận từ lúc đợt dịch hiện tại bùng phát (17-10) đến ngày 29-10 là khoảng 320. Điều này cho thấy hiện số ca nhiễm ở Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều nước khác.

Tính tới ngày 23-10 đã có 76% dân số 1,41 tỉ người của Trung Quốc được tiêm 2 mũi vaccine.

Theo nhà kinh tế cấp cao Julian Evans-Pritchard tại công ty tư vấn kinh tế độc lập Capital Economics (Anh), tỉ lệ tiêm chủng cao của Trung Quốc về nguyên tắc cho phép nước này chuyển cách tiếp cận sang sống chung với COVID-19 như với một bệnh đặc hữu. Tuy nhiên theo ông, Trung Quốc nên thận trọng và chờ ít nhất đến sau Thế vận hội mùa đông vào tháng 2 năm sau.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ Tư pháp Mỹ không truy tố Bộ trưởng Garland tội khinh thường Quốc hội
06:37:01 16/06/2024
Armenia nêu điều kiện ở lại liên minh CSTO do Nga đứng đầu
17:16:40 16/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
CH Séc xảy ra cháy lớn tại nhà máy sản xuất pháo hoa
04:55:36 16/06/2024
Kích thước cá voi xám Thái Bình Dương giảm dần do Trái Đất nóng lên
13:12:02 15/06/2024
G7 tái khẳng định cam kết ủng hộ lâu dài cho Ukraine
06:00:07 15/06/2024
Sóng nhiệt dữ dội tại Mỹ, nắng nóng gay gắt ở CH Cyprus và Hy Lạp
17:10:02 15/06/2024

Tin đang nóng

NÓNG: Xoài Non xác nhận chia tay Xemesis
20:41:14 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024
Đang cháy lớn tại ngôi nhà 6 tầng trên phố Định Công Hạ, có người mắc kẹt
21:31:27 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Nữ ca sĩ Việt t.uổi 50 viên mãn bên chồng con trong biệt thự hơn 70 tỷ đồng ở Mỹ
21:32:47 16/06/2024
Chồng nói có 1,5 tỷ làm nhà, nhưng vừa xây xong phần móng thì đã nợ đầm đìa, khi chủ nợ đến đòi, anh liền lộ âm mưu đê hèn
17:09:35 16/06/2024
Sau vụ mất hơn 170 tỷ đồng, nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị cách chức Phó Bí thư
18:09:36 16/06/2024

Tin mới nhất

Biểu tình quy mô lớn phản đối phe cựu hữu tại Pháp

20:35:24 16/06/2024
Hầu hết các cuộc tuần hành diễn ra ôn hòa, ngoại trừ một số diễn biến căng thẳng tại Rennes và Nantes ở miền Tây nước Pháp, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay để ngăn chặn một số nhà hoạt động quá khích.

Các nước nêu quan điểm về sự hiện diện của Nga trong đàm phán hòa bình cho Ukraine

20:16:33 16/06/2024
Tổng thống Zelensky bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh này sẽ đặt nền móng cho một giải pháp công bằng và lâu dài với Moskva. Tuy nhiên, ông không đề cập đến khả năng sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Idul Adha-dịp lễ của đức tin và sự chia sẻ trong xã hội Hồi giáo Indonesia

19:41:11 16/06/2024
Hằng năm, khoảng 2 tháng sau dịp lễ Idul Fitri, người Hồi giáo ở Indonesia lại cùng nhau đón dịp lễ lớn và quan trọng thứ 2 trong năm - Lễ Idul Adha, hay còn gọi là Lễ Hiến tế.

Nắng nóng tiếp tục thiêu đốt Thủ đô Ấn Độ

16:31:28 16/06/2024
Theo bà Selomi Garnaik - một trong những thành viên tham gia nghiên cứu của tổ chức Greenpeace Ấn Độ, những người làm việc ngoài trời phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Israel xác nhận 8 binh sĩ bị t.hiệt m.ạng trong vụ nổ ở Rafah

16:29:10 16/06/2024
Trong một diễn biến khác, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cùng ngày thông báo quan chức này sẽ thăm Mỹ vào cuối tháng này và thảo luận với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin về các diễn biến an ninh hiện tại.

Mỹ công bố gói viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine

16:27:04 16/06/2024
Bà Harris cũng công bố hơn 379 triệu USD từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) dành cho hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ người tị nạn và bảo đảm cung cấp lương thực, nước uống, nơi ở, dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người dân...

Singapore đóng cửa các bãi biển do sự cố tràn dầu

16:22:46 16/06/2024
Dầu loang từ bến tàu Pasir Panjang, cách hòn đảo du lịch nổi tiếng Sentossa chưa đầy 10km. Vụ việc xảy ra chiều 14/6 khi một tàu nạo vét treo cờ Hà Lan đ.âm phải một tàu chở dầu treo cờ Singapore đang neo đậu.

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.

Tổng thống Putin tiết lộ số binh sĩ tham gia xung đột tại Ukraine

14:32:38 16/06/2024
Đến tháng 5, tạp chí Mỹ Financial Times đưa tin làn sóng tuyển quân hàng loạt lần hai ở Nga sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một lần nữa, người phát ngôn Peskov bác bỏ tuyên bố.

Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh

14:31:48 16/06/2024
Trooping the Colour năm nay là lễ diễu hành mừng sinh nhật Vua Charles III lần thứ hai kể từ khi ông lên ngôi và lần đầu tiên kể từ khi ông được chẩn đoán mắc ung thư.

Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đ.ánh thuế giới siêu giàu

14:19:04 16/06/2024
Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, nhấn mạnh liên minh toàn cầu này sẽ là chìa khóa để chấm dứt đói nghèo, vấn đề mà hiện tại vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

Tác động với Nga từ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ

14:18:22 16/06/2024
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ buộc chấm dứt giao dịch đồng USD và đồng euro trên sàn giao dịch chính của Nga, gây rối loạn thị trường tài chính và có thể thúc đẩy nước này dạng hóa sang thị trường châu Á.

Có thể bạn quan tâm

Hương Tràm ra nhạc, khán giả chê nghe chán, bảo trả lại thời Em gái mưa

Nhạc việt

23:41:21 16/06/2024
Ngày 15-6, Hương Tràm cùng lúc tung ra EP Sweet home cùng MV Chỉ mình anh đi xa. Tuy nhiên có một số khán giả nhận xét giọng của Hương Tràm không hay như trước.

Thuram: 'Tôi đẹp trai hơn Mbappe, không giống Ninja Rùa'

Sao thể thao

23:40:36 16/06/2024
Marcus Thuram gây chú ý khi có lời trêu đùa hài hước trong lúc bị nhầm lẫn bản thân với người đồng đội Kylian Mbappe.

Tông vào ô tô đậu trên vỉa hè, người đi xe máy t.ử v.ong

Tin nổi bật

23:27:10 16/06/2024
Tối 16-6, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp các cơ quan chức năng điều tra vụ tai nạn làm một người đàn ông t.ử v.ong.

Xử phạt lái xe 17 triệu đồng vì đi ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Pháp luật

23:23:01 16/06/2024
Tại cơ quan Công an, lái xe thừa nhận hành vi vi phạm của mình có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Cách muối cà pháo giòn ngon, không bị thâm

Ẩm thực

23:01:24 16/06/2024
Nhiều bà nội trợ mong muốn làm được hũ cà muối trắng, giòn cho những bữa cơm gia đình, hãy thử tham khảo bí kíp dưới đây.

Sốc với bữa ăn "thời thượng" 4.000 năm t.uổi ở Syria

Lạ vui

22:18:10 16/06/2024
Dấu vết thực phẩm cổ đại từ một phế tích ở Syria giống đến kinh ngạc chế độ ăn đang được giới y học lẫn người dân từ khắp thế giới theo đuổi.

Vùng đất rực rỡ trong lành nhất châu Phi

Du lịch

21:55:46 16/06/2024
Năm 2022, Namaqualand lọt vào danh sách những khu vực có không khí trong lành nhất châu Phi. Thác nước Nieuwoudtville chỉ xuất hiện khi có mưa lớn.

NSƯT Anh Thái phim "Chị Dậu" qua đời ở t.uổi 86

Sao việt

21:53:51 16/06/2024
NSƯT Anh Thái - người nổi tiếng với vai anh Dậu trong phim Chị Dậu - qua đời ở t.uổi 86 vì tai nạn giao thông khi đi nhận lương hưu.

Dàn diễn viên chính của 'Móng vuốt' tung bộ ảnh tặng khán giả, 'diễn sâu' từ trong phim đến hình

Hậu trường phim

21:50:44 16/06/2024
Vừa qua, làng phim Việt mùa hè này đã có một màu sắc mới về đề tài sinh tồn, kinh dị hài mang tên Móng vuốt. Bộ phim được công chiếu đã gây ấn tượng về kỹ xảo phim được đầu tư và nội dung sinh tồn ly kỳ.

Những điều kiêng kị trong phong thủy nhà ở mà bạn cần phải biết trước khi trang trí

Trắc nghiệm

21:13:22 16/06/2024
Nếu sắp xếp không gian hợp lý sẽ giúp cuộc sống và tài lộc của gia đình tốt hơn.Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về phong thủy nhà ở, thì lời khuyên là bạn nên tham khảo ngay những điều cấm kỵ