Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ
Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) – viện nghiên cứu chính sách độc lập của Mỹ đưa ra những phân tích, nhận định về tác động của bầu cử Mỹ tới tình hình bán đảo Triều Tiên.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ có xu hướng lập trường và chính sách khác biệt trong xử lý quan hệ với Hàn Quốc và Triều Tiên. (Nguồn: BBC)
CSIS khẳng định, không nơi nào tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ có thể tạo ra tác động lớn như ở bán đảo Triều Tiên, vốn có thể dẫn tới những thay đổi mang tính chiến lược trong toàn khu vực.
Chia rẽ tiềm ẩn
Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump thường có thành kiến với những đối tác có thặng dư thương mại với Mỹ nhưng lại chi tiêu quốc phòng thấp hơn, mà ông coi đây hành động “ăn bám” khi lệ thuộc vào “chiếc ô an ninh” của Washington. Nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng, Hàn Quốc có thể rơi vào tầm ngắm chỉ trích vì hai lý do.
Thứ nhất, Seoul có thặng dư thương mại 44,5 tỷ USD với Washington, con số dự kiến tăng kỷ lục vào năm 2024. Thứ hai, mặc dù Hàn Quốc chi 2,8% GDP cho quốc phòng, nhưng theo quan điểm của ông Trump, lượng ngân sách này vẫn chưa đủ, khi nước này chỉ cung cấp khoảng 1 tỷ USD hằng năm cho chi phí đồn trú của 28.500 binh sĩ Mỹ tại xứ sở kim chi.
Trong thời gian tại nhiệm, ông Trump từng yêu cầu Seoul tăng gấp 5 lần khoản đóng góp, khơi mào cho một khủng hoảng nội bộ liên minh. Do đó, hoàn toàn để ngỏ khả năng cựu Tổng thống Mỹ áp đặt chính sách tương tự nếu tái đắc cử.
Video đang HOT
Theo dữ liệu do Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc công bố, trong 3 năm qua, các công ty nước này đã đầu tư ít nhất 79 tỷ USD vào các ngành công nghiệp quan trọng với Mỹ, chẳng hạn như chip cao cấp và chuyển đổi năng lượng sạch. Hơn nữa, Seoul còn góp công xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất của Washington ở nước ngoài, chi trả gần 90% trong tổng mức phí 10,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông Trump vẫn coi Hàn Quốc là đối thủ cạnh tranh thương mại và là kẻ “ăn bám” trong lĩnh vực an ninh. Theo đó, ứng viên đảng Dân chủ có thể áp dụng mức thuế từ 10-20% đối với Hàn Quốc và thậm chí chấm dứt hiệp định thương mại tự do song phương (KORUS).
Mặt khác, nếu Phó Tổng thống Kamala Harris đắc cử, bà có thể sẽ kế thừa nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm nhằm củng cố năng lực răn đe hạt nhân, đồng thời tìm cách đẩy mạnh quan hệ ba bên với Nhật Bản theo tinh thần nêu tại Hội nghị thượng đỉnh Trại David năm 2023. Bên cạnh đó, ứng viên đảng Dân chủ có thể muốn thắt chặt mạng lưới liên minh khu vực Đông Bắc Á thông qua mở rộng hoạt động tập trận quân sự, đồng thời nâng cao vai trò của Seoul trong chương trình nghị sự về Ukraine, Đài Loan (Trung Quốc), NATO, AUKUS và G7. Ngược lại, ông Trump sẽ ít lưu tâm tới các cuộc tập trận quân sự vốn bị coi là tốn kém, trừ khi các đối tác tài trợ chi phí tham gia cho quân đội Mỹ.
Chính sách an ninh kinh tế được dự báo tiếp tục là trọng tâm trong nhiệm kỳ của chính quyền tới. Các cựu quan chức dưới thời ông Trump không phản đối biện pháp an ninh kinh tế của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden trong giảm rủi ro và bảo vệ chuỗi cung ứng đất nước. Dễ hiểu vì ông Trump được xem là “kiến trúc sư” khởi xướng chính sách này thông qua các sáng kiến như Mạng lưới Điểm xanh (nhằm đối trọng Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc) và Mạng lưới Sạch (nhằm giải quyết sự xâm nhập của Trung Quốc vào hệ thống mạng 5G).
Quan hệ Mỹ-Hàn được dự báo gặp nhiều khó khăn nếu ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng. (Nguồn: Reuters)
Đối thoại hay răn đe?
Chính quyền Mỹ sắp tới sẽ phải đối diện với một Triều Tiên sở hữu năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mạnh mẽ. Theo các nghiên cứu của CSIS, Bình Nhưỡng có xu hướng hành xử quyết đoán hơn trong các năm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ, gieo rắc thử thách để răn đe đời chính quyền mới.
Song hai ứng viên tổng thống sẽ áp dụng lập trường phản ứng khác nhau trong xử lý quan hệ với Triều Tiên.
Bà Harris có thể vừa tăng cường biện pháp trừng phạt, vừa để ngỏ cơ hội đối thoại. Bà cũng sẽ tập trung củng cố liên minh ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời gây áp lực buộc Trung Quốc làm cầu nối cho các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Ngược lại, ông Trump có thể sẽ muốn xây dựng quan hệ gần gũi với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cũng như vận động Bình Nhưỡng tuân thủ lệnh cấm vĩnh viễn thử nghiệm hạt nhân và phóng ICBM.
Trước tình hình trên, trung tâm CSIS đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho Tổng thống Mỹ sắp tới.
Thứ nhất, ưu tiên phát triển năng lực răn đe cho liên minh song phương và ba bên, trong đó Washington và Seoul nên có lập trường thống nhất cao đối với vấn đề khu vực và quốc tế, đồng thời Mỹ cần nâng cao quan hệ đối tác với cả Philippines và Australia trước bối cảnh Triều Tiên và Nga ký kết thỏa thuận an ninh mới.
Thứ hai, xem xét sửa đổi chính sách thương mại, trong đó Mỹ nên có cách tiếp cận sáng tạo về thương mại, tích hợp các ưu đãi tiếp cận thị trường và biện pháp giảm rủi ro cho các nước gặp khó khăn kinh tế. Với Hàn Quốc – một trong những nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ trong số các đồng minh, Washington cần tránh phản ứng gay gắt và nên khuyến khích Seoul phát triển chuỗi cung ứng, tăng xuất khẩu và đầu tư vào các bang của Mỹ nhằm tạo công ăn việc làm và cải thiện tăng trưởng kinh tế.
Nga nói hợp tác với Triều Tiên không nhằm vào Hàn Quốc
Một quan chức của Nga ngày 21/10 tuyên bố, hợp tác giữa nước này với Triều Tiên được tiến hành theo luật pháp quốc tế và không nhằm chống lại lợi ích an ninh của bất kỳ quốc gia nào.
Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Georgy Zinoviev (Ảnh: Yonhap).
"Hợp tác Nga - Triều Tiên được tiến hành theo luật pháp quốc tế và không nhằm chống lại lợi ích an ninh của Hàn Quốc", Đại sứ quán Nga tại Hàn Quốc dẫn lời Đại sứ Georgy Zinoviev nhấn mạnh.
Hợp tác giữa Triều Tiên và Nga đã phát triển mạnh mẽ trong 2 năm qua. Trong động thái mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Triều Tiên lên Duma Quốc gia để phê chuẩn. Hiệp ước được ký tại Bình Nhưỡng vào ngày 19/6.
Hiệp ước quy định các bên duy trì và phát triển trên cơ sở lâu dài, có tính đến luật pháp quốc gia và nghĩa vụ quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, dựa trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi bên, vấn đề bình đẳng và các nguyên tắc khác của luật pháp quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
Đặc biệt, trong trường hợp một trong các bên bị một hoặc nhiều quốc gia tấn công vũ trang và do đó rơi vào tình trạng chiến tranh, bên kia sẽ ngay lập tức cung cấp hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác bằng mọi phương tiện mà mình có theo Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc và phù hợp với luật pháp của Nga, Triều Tiên.
Nga tuyên bố thỏa thuận này không nhằm chống lại Hàn Quốc hay bất cứ bên thứ 3 nào khác, mà như một lời cảnh báo tới các nước muốn dùng biện pháp quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.
f
Khó lường tình hình bán đảo Triều Tiên Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tuần này tiếp tục tăng nhiệt với thông tin CHDCND Triều Tiên xác định Hàn Quốc là 'quốc gia thù địch' trong hiến pháp mới sửa đổi. Hãng KCNA hôm qua xác nhận Triều Tiên đã cho nổ các tuyến đường nối liên Triều, với khoảng 60 m đoạn đường bộ và đường sắt bị phá...