Triều Tiên không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công
Nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un cho biết nước này sẽ sử dụng mọi lực lượng tấn công, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, nếu bị tấn công xâm phạm chủ quyền.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Đây là phát biểu của ông Kim trong chuyến thị sát một căn cứ huấn luyện của các đơn vị tác chiến đặc biệt vào đầu tuần này.
Ngày 4/10, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời ông Kim kêu gọi quân đội Triều Tiên tiếp tục bồi dưỡng sức mạnh. Ông Kim đánh giá lực lượng tác chiến đặc biệt của Triều Tiên là “lực lượng then chốt và cốt lõi” trong khả năng răn đe và tác chiến của đất nước, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu mở rộng và tăng cường lực lượng tác chiến đặc biệt thành lực lượng chiến đấu mạnh nhất của đất nước.
Video đang HOT
Những phát biểu của ông Kim Jong Un được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận hải quân tại vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên.
Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa lực lượng hải quân hai nước. Lâu nay, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, coi đây là nguy cơ đối với an ninh của nước này.
NATO thảo luận đưa vũ khí hạt nhân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này đang tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến việc triển khai thêm vũ khí hạt nhân do các mối đe dọa ngày càng tăng từ Liên bang Nga và Trung Quốc.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức ngày 19/6/2023. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, được tờ The Telegraph đăng tải hôm 16/6, Tổng thư ký NATO ông Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này đang đàm phán để triển khai thêm vũ khí hạt nhân nhằm cho thế giới thấy kho vũ khí hạt nhân của mình và đưa ra cảnh báo rõ ràng về mối đe dọa ngày càng tăng từ Liên bang Nga và Trung Quốc.
Cùng với việc kêu gọi việc sử dụng tính minh bạch để tạo sức răn đe, người đứng đầu NATO tiết lộ đã có các cuộc tham vấn trực tiếp giữa các thành viên của liên minh về việc đưa tên lửa ra khỏi kho và đặt chúng ở chế độ chờ.
Theo ông Stoltenberg, tính minh bạch về hạt nhân phải là nền tảng trong chiến lược hạt nhân của NATO nhằm chuẩn bị cho liên minh quân sự này đối phó với điều mà ông mô tả là một thế giới nguy hiểm hơn.
Ông Stoltenberg nói: "Sự minh bạch giúp truyền tải thông điệp trực tiếp rằng tất nhiên chúng ta là một liên minh hạt nhân". "Mục tiêu của NATO tất nhiên là một thế giới không có vũ khí hạt nhân, nhưng chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại, chúng ta sẽ vẫn là một liên minh hạt nhân, bởi vì một thế giới mà ở đó Liên bang Nga, Trung Quốc và Triều Tiên có vũ khí hạt nhân còn NATO thì không, là một thế giới thế giới nguy hiểm hơn".
Tổng thư ký NATO cảnh báo Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào vũ khí hiện đại, trong đó có kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, như nhận định của ông, sẽ tăng lên 1.000 đầu đạn vào đầu năm 2030.
Theo ông Stoltenberg, điều đó có nghĩa là trong một tương lai không xa, NATO có thể phải đối mặt với điều mà họ chưa từng phải đối mặt trước đây, là có tới hai đối thủ tiềm tàng sở hữu vũ khí hạt nhân, gồm Liên bang Nga và Trung Quốc.
The Telegrapph cho biết cảnh báo của ông Stoltenberg được đưa ra sau khi Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chỉ trích gay gắt Trung Quốc và Liên bang Nga trong một thông cáo đưa ra vào tuần trước mà trong đó họ kêu gọi Bắc Kinh ngừng cung cấp công nghệ vũ khí cho Moskva và phản đối hành vi "quân sự hóa" của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Cả Mỹ và Anh đều đã cam kết duy trì khả năng răn đe hạt nhân của NATO, trong khi các đồng minh châu Âu khác chia sẻ gánh nặng trách nhiệm bằng cách lưu trữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ và đầu tư phát triển hệ thống phóng.
Số lượng vũ khí hạt nhân đang hoạt động là tuyệt mật, nhưng ước tính cho thấy Vương quốc Anh có khoảng 40 trong số 225 vũ khí được triển khai cùng một lúc còn con số này của Mỹ là khoảng 1.700 trong số 3.700 vũ khí.
Pháp, cường quốc hạt nhân thứ ba của NATO, không đặt kho vũ khí nguyên tử của mình dưới sự chỉ huy của liên minh vì lâu nay vẫn giữ nguyên quyết định là duy trì sự độc lập về khả năng răn đe của chính mình.
Triều Tiên thay tướng hàng đầu quân đội Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ miễn nhiệm Tổng tham mưu trưởng quân đội Pak Su-il. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì cuộc họp Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên (Ảnh: Reuters). Hãng thông tấn KCNA ngày 10/8 đưa tin, tại cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương Triều Tiên, nhà lãnh...