Tướng Iran tuyên bố chế tạo xe tăng mạnh ngang T-90
Tướng Iran bất ngờ đưa ra tuyên bố nước này đã phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt xe tăng Karrar mạnh ngang xe tăng T-90 của Nga.
Tướng Iran bất ngờ đưa ra tuyên bố nước này đã phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt xe tăng Karrar mạnh ngang xe tăng T-90 của Nga.
Tờ Army Recognition dẫn lời Chuẩn tướng Kioumars Heidari – Chỉ huy lực lượng Lục quân Iran cho hay, Iran đã đưa vào sản xuất hàng loạt dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới có tên gọi Karrar do nước này tự phát triển với các tính năng tương tự như xe tăng T-90 của Nga.
Thông tin trên được Chuẩn tướng Heidari tiết lộ với giới truyền thông Iran vào hôm 14/2 trong một cuộc họp báo tại Tehran, và những chiếc xe tăng Karrar đầu tiên đã được chuyển giao cho Lục quân Iran.
Giới tướng lĩnh Iran dường như đã không còn mặn mà với việc mua T-90 từ Nga thay vào đó là tự sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực trong nước.
Cũng theo vị tướng này, việc đưa vào trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar là một phần trong kế hoạch tái vũ trang của Quân đội Iran trong thời gian sắp tới. Ngoài Karrar Iran cũng sẽ đưa vào trang bị xe tăng Zulfiqar cũng do nước này tự phát triển dựa trên xe tăng T-72 của Liên Xô.
Khi được hỏi về thành tựu phát triển các dòng xe tăng chiến đấu thế hệ mới của Lục quân Iran, Chuẩn tướng Heidari cho biết, Iran hoàn toàn có đủ khả năng tự phát triển các dòng xe tăng cũng như các phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu cho mọi cuộc chiến.
Trước đó vào đầu tháng hai Iran cũng từng tuyên bố rằng sẽ tự sản xuất một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới với sức mạnh tương tự như những chiếc T-90 của Nga đang hoạt động Syria.
Video đang HOT
“Ngành công nghiệp quốc phòng Iran đang phát triển và chế tạo các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến dù có thể nó không có thể tốt bằng T-90 nhưng vẫn sở hữu sức mạnh chết người và Iran sẽ là một trong những nước sở hữu dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới”, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Chuẩn Tướng Hossein Dehqan cho biết.
Dù Tehran tuyên bố không muốn mua T-90 từ Nga nhưng xét cho cùng thì xe tăng do Iran tự chế tạo còn khá xa mới có thể bắt kịp công nghệ xe tăng do Nga phát triển.
Nhận xét của Bộ trưởng Dehqan được công bố ngay sau khi Tư lệnh lực lượng Lục quân Iran – Chuẩn Tướng Ahmad Reza Pourdastan tuyên bố Tehran không còn quan tâm tới việc mua xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 từ Nga và có kế hoạch tự sản xuất xe tăng riêng của nước này.
Theo Chuẩn tướng Pourdastan, Iran từng quan tâm đến việc mua các xe tăng chiến đấu mới từ Nga, nhưng kể từ khi nước này hoàn tất việc phát triển dòng xe tăng chiến đấu nội địa mới thì kế hoạch mua T-90 từ Nga bị hủy bỏ. Cũng theo ông này Iran hoàn toàn có đủ năng lực và công nghệ để tự sản xuất được một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Top 5 vũ khí chủ lực NATO đang nhắm vào Nga
Trang tin The National Interest của Mỹ vừa công bố Top 5 vũ khí chủ lực NATO đang nhắm vào Nga
Theo các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, trong hai năm gần đây, Nga đã có những động thái hiếu chiến hơn tại Ukraine, tăng cường thêm máy bay ném bom và tàu ngầm tuần tra. Còn theo Phó Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh, Clive Johnstone, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hải quân NATO, thì sự những mối đe dọa của Nga đang tại châu Âu đang một "hiển hiện" dần. Riêng các hoạt động của tàu ngầm Nga tại khu vực Bắc Đại Tây Dương ngày một sôi động. Vì vậy, để đối phó với sự trỗi dậy này của Nga, các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi ngắn là NATO có thể trông cậy vào 5 loại vũ khí chủ lực dưới đây:
1. Tàu ngầm lớp Virginia
Để đối trọng các loại tầu ngầm siêu hạng của Nga, Hải quân Mỹ hiện đã đầu tư, tạo ra hạm đội tàu ngầm lớp Virgina hùng mạnh ngự trị vùng biển Đại Tây Dương và hiện nay sức khỏe của hạm đội này liên tục được chăm sóc.
Đầu tháng Hai vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho hay, khoản ngân sách Mỹ dành để đóng mới tàu ngầm Virginia trị giá tới 8,1 tỷ $ vào năm 2017 và tăng tiếp lên 40 tỷ $ vào 5 năm tới, đưa Mỹ trở thành siêu cường tàu ngầm, kể cả số lượng lẫn tính năng tác chiến.
Tàu ngầm lớp Virginia
" Chúng tôi không chỉ mua thêm 9 tàu ngầm tấn công lớp Virginia trong vòng 5 năm tới, mà còn trang bị cho những chiếc tàu này hệ nạp đạn thẳng đứng, để nâng khả năng tấn công lên gấp ba so với thiết kế nguyên thủy. Tức, tăng số lượng tên lửa Tomahawk từ 12 lên 40 đơn vị", Carter khoe.
Tầu ngầm lớp Virginia, còn được gọi là lớp SSN-774, thế hệ tàu ngầm tấn công nhanh năng lượng hạt nhân hiện đang trong bên chế trong Hải quân Mỹ (ký hiệu phân loại ghi trên thân tàu là SSN). Các tàu ngầm này được thiết kế hoạt động cho một phổ rộng mở đại dương và vùng ven biển.
Đây là sản phẩm thay thế cho lớp tàu ít tốn kém hơn, tàu lớp Seawolf, ra đời từ thời Chiến tranh Lạnh. Và đang thay thế các tàu ngầm lớp Los Angeles cũ đã, đang nghỉ hưu. Tàu ngầm lớp Virginia sẽ được mua thông qua các hợp đồng đến năm 2043, và dự kiến sẽ "tại ngũ" đến tận năm 2060 hay 2070.
2. Tiêm kích tấn công F-35
Tiêm kích tấn công F-35 hay chiến đấu cơ đa năng F-35 là sản phẩm của Tập đoàn Lockheed Martin chế tạo, tuy rất hiện đại, nhưng lại có quá nhiều nhược điểm, kể cả lỗi kỹ thuật, chi phí, và không thỏa mãn nhu cầu của không quân Mỹ. Nhưng công bằng, nó vẫn là siêu chiến đấu cơ tàng hình, vũ khí đáng sợ được NATO coi là bùa hộ mệnh để chống lại Nga.
F-35 không phải là chiến đấu cơ siêu thanh, hiện đại nhất hay được trang bị vũ khí tối tân nhất hành tinh. Thậm chí, một số tính năng còn kém hơn cả thế hệ đi trước, song F-35 vẫn có những ưu điểm nổi trội riêng. Đó là khả năng tàng hình và hệ cảm biến hiện đại cho phép có thể tấn công và hạ gục nhanh các chiến đấu cơ thông thường. Và nhờ vào hệ cảm biến đời mới, F-35 có thể giúp thu thập rất nhiều thông tin dạng hình ảnh rất chi tiết về đối phương, mục tiêu nên hiệu quả tấn công đạt mức gần như tuyệt đối.
Tiêm kích tấn công kết hợp F-35
Và do chưa hoàn hảo, Mỹ chưa muốn trang bị cho không quân nhưng lại muốn xuất ngoại, trong đó nhu cầu của NATO đã giúp cho Mỹ yên tâm đầu tư và chế tạo, một hòn đá "trúng hai chim", điều mà chính Mỹ chưa bao giờ ngờ tới, nhất là trong bối cảnh chiến tranh lạnh đã kết thúc, mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy trở lại.
3. Máy bay ném bom tầm xa
Nga đang tập trung phát triển hệ thống phòng không, đặc biệt là radar tần số thấp để phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình, và để đối phó, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu, phát triển các loại máy bay ném bom tầm xa (LRS-B) để không kích các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Chương trình LRS-B hiện đang triển khai bí mật, nên có cả những phản đối, tuy nhiên theo nguồn tin mở thì LRS-B có khả năng thâm nhập vào những vùng bố trí hệ thống phòng không dày đặc, thậm chí cả các khu vực được triển khai thêm radar tần số thấp. Nhiều nguồn tin đồn đoán, rất có thể LRS-B sẽ có thiết kế cánh bay, đồng thời có thể tích hợp khả năng tác chiến điện tử và tác chiến mạng nhằm vô hiệu hóa các radar VHF tần số thấp nhất mà nó không thể qua mặt nếu chỉ dựa vào tính năng tàng hình.
Theo_Báo Đất Việt
Infographic: Tàu tên lửa đầu tiên Việt Nam chế tạo Không phải Molniya mà BPS-500 mới là chiếc tàu tên lửa đầu tiên do Việt Nam chế tạo theo thiết kế từ phía Nga cung cấp. Không phải Molniya mà BPS-500 mới là chiếc tàu tên lửa đầu tiên do Việt Nam chế tạo theo thiết kế từ phía Nga cung cấp. Mời độc giả xem Infographic: Tuy nhiên, vì nhiều lý do...