Tưởng con 3 tháng đã biết đứng là phát triển vượt trội, bố mẹ không ngờ bé mắc bệnh nặng
Con gái mới 3 tháng tuổi đã có thể đứng khiến vợ chồng anh Kin vô cùng ngạc nhiên và vui mừng, nhưng sự thật phía sau khiến ai nấy xót xa.
Việc sinh con thiếu ngày hoặc thiếu tháng sẽ khiến cho các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng về sức khỏe cũng như cách chăm sóc bé sao cho phù hợp. Hành trình nuôi con trở nên khó khăn hơn nhiều khi trẻ sinh non càng sớm càng có nguy cơ bị các bệnh bại não, khuyết tật phát triển, khiếm thính, khiếm thị, thậm chí là tử vong.
Câu chuyện về cặp vợ chồng ở Thâm Quyến, Trung Quốc chưa kịp mừng vì được đón thêm thành viên mới lại sớm đối mặt với việc con sinh non, gặp biến chứng lạ khiến nhiều người vô cùng xúc động.
Giống như các cặp vợ chồng khác, anh Kin và vợ luôn mong chờ khoảnh khắc được đón cô con gái đầu chào đời. Cả hai đều không thể ngờ rằng thời khắc đó đến sớm, vợ anh sinh non trước ngày dự sinh 20 ngày.
Cô bé được chẩn đoán mắc chứng bại não khi mới 3 tháng tuổi. (Ảnh Sohu)
Một điều may mắn là sinh non song cô công chúa nhỏ rất ngoan ngoãn, hiếm khi khóc. Tới 3 tháng tuổi, cô bé còn biết đứng sớm hơn các bạn cùng trang lứa. Điều này đã khiến cho cha mẹ cô không chỉ ngạc nhiên mà còn vui mừng trước khả năng vượt trội của con gái.
Anh Kin nói rằng: ” Cô con gái đáng yêu của chúng tôi sau này sẽ rất thông minh và hứa hẹn đạt nhiều thành công trong tương lai”.
Thấy con gái khỏe mạnh lại nhanh nhẹn, ông bố vui mừng muốn “khoe” với bạn bè nên đã dùng điện thoại quay đoạn video ngắn về con gái và gửi cho họ.
Một vài người bạn sau khi xem đoạn video đã nhanh chóng nhận ra sự đặc biệt, họ vui mừng gửi lời chúc và mong đứa bé sẽ thành công khi trưởng thành. Thế nhưng người bạn cùng lớp của anh Kin là 1 bác sĩ đã cho rằng cô bé bị mắc chứng bệnh bại não khiến họ vô cùng hoảng loạn.
Một đứa trẻ bình thường sẽ không thể tự đứng một mình thậm chí là đứng trong khoảng thời gian lâu khi chúng mới chỉ dưới 3 tháng tuổi. Người bạn khuyên cặp vợ chồng nên đưa bé đến bệnh viện khám để biết rõ nguyên nhân.
Video đang HOT
Sau khi nghe lời khuyên từ một người bạn vợ chồng anh Kin đưa con gái tới bệnh viện kiểm tra. (Ảnh Sohu)
Sau khi khám xét, bác sĩ đưa ra chẩn đoán cô bé bị bại não. Bác sĩ vừa dứt lời, vợ chồng anh vô cùng sốc, họ không tin vào tai mình. Cả hai không giấu nổi những giọt nước mắt và nói: ” Thật khó có thể chấp nhận được bi kịch này, làm sao một đứa trẻ đáng yêu lại có thể mắc chứng bại não. Nó giống như tiếng sét đánh ngang tai vậy”.
Theo bác sĩ, bại não là căn bệnh thường mắc ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ mắc bệnh này xuất hiện các triệu chứng rối loạn chức năng vận động của các bộ phận do bị tổn thương não hoặc não không phát triển trong 1 tháng sau khi sinh. Các chi của bé không thể hoạt động bình thường bởi nó không được não bộ kiểm soát, bé có nguy cơ mắc chứng động kinh, rối loạn thị giác và nói ngọng.
Thậm chí trẻ còn trở nên cứng cáp hơn ngay khi mới được vài tháng tuổi. Trẻ bị bại não thường luôn có một tư thế nhất định trong khoảng thời gian dài hoặc là co người hoặc là nằm úp.
Đặc biệt là đầu và cổ bé rất mềm nhưng khó nhấc lên, thậm chí khi bế trẻ tay và chân của chúng rủ xuống và ít khi chúng di chuyển linh hoạt. Ngoài ra ở những đứa trẻ bình thường khác khi vui chơi hay học tập chúng chỉ sử dụng các chi cố định như tay, chân tùy thuộc vào chức năng nhưng với trẻ bị bại não các bộ phận đó hoạt động vô ý thức, không được kiểm soát.
Với trẻ sơ sinh bị bại não còn trở nên biếng ăn, nuốt kém, lưỡi thường đẩy sữa và thức ăn ra ngoài, miệng không đóng lại được. Bên cạnh đó, trẻ còn có một số biểu hiện như ngủ kém, ngủ quá nhiều, khóc quá nhiều hay không cười nói trong 3 tháng đầu.
Bác sĩ cũng cho biết, chứng bệnh này nếu phát hiện kịp thời trước 3 tháng tuổi và tích cực điều trị thì khả năng hồi phục là rất khả quan, còn nếu phát hiện muộn thì hi vọng chữa khỏi là rất mong manh.
Cuối cùng dưới sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ cùng với tình thương của gia đình cô bé có những dấu hiệu hồi phục tích cực. Vợ chồng anh Kin rất vui mừng và không ngừng mong mỏi một ngày con gái sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
Họ cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh có con nhỏ, đừng lơ là với sức khỏe của trẻ. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường thì nên bé tới bệnh viện kiểm tra, càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Theo emdep
Xem những hình ảnh này, bố mẹ sẽ không bao giờ dám tung hứng, nựng lắc con thêm 1 lần nào nữa
Nếu bạn vẫn có thói quen tung hứng con khi vui đùa hoặc xốc lắc mạnh... thì hãy dừng ngay lại vì có thể bạn đang vô tình gây ra những tổn thương não vô cùng kinh khủng cho con.
Lý do là bởi vì thói quen này của bạn, dù chỉ là muốn chơi đùa với con, cũng sẽ gây ra một hội chứng não chết người có tên "Em bé bị lắc". Một nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (Center for Disease Control and Prevention), có đến khoảng 2.000 trẻ tử vong do hội chứng "em bé bị lắc" mỗi năm ở nước này.
Thói quen tung hứng con có thể gây ra hội chứng em bé bị lắc.
Hội chứng "Em bé bị lắc" là gì?
Hội chứng Em bé bị lắc (SBS) là tên gọi của đủ các dấu hiệu và triệu chứng của sự tổn thương não do việc lắc dữ dội một trẻ sơ sinh mà có hoặc không có sự va chạm đầu. SBS còn được gọi là Ngược đãi gây chấn thương đầu (Abusive Head Trauma). Đây là một hình thức ngược đãi trẻ em phổ biến nhất ở các em bé nhỏ hơn 1 tuổi do tính chất các em dễ bị lạm dụng.
Hành động nựng lắc con mỗi khi con khóc có thể gây nên hội chứng em bé bị lắc (Ảnh minh họa).
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh đến 8 tháng vì có liên quan đến đặc điểm cơ thể của trẻ ở độ tuổi này. Trong lứa tuổi này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Cụ thể hơn, ở trẻ em lúc mới sinh, do tốc độ phát triển xương sọ nhanh hơn bộ não nên khi mới sinh, não và xương xọ có khoảng trống. Chính vì thế, trong lúc tung hứng con, lắc mạnh, đầu của một em bé di chuyển tới lui theo chuyển động hình số tám, sự tăng tốc - giảm tốc nhanh chóng này khiến não và sọ di chuyển ở các tốc độ khác nhau với các vị trí khác nhau. Điều này khiến các mạch máu bắt đầu bị vỡ gây xuất huyết bên trong não và ở xung quanh mắt, gây tổn thương các tế bào não dẫn đến việc bị bại não vĩnh viễn. Thậm chí các tổn thương nhỏ cho não của một em bé cũng gây ra các vấn đề trong suốt cuộc đời.
Hậu quả của hội chứng "Em bé bị lắc"
Hội chứng có thể gây nên rất nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở và gặp vấn đề về hành vi. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết não, xuất huyết khoang não thất, xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, hôn mê sâu, thậm chí là gây tử vong.
Bên cạnh đó, việc rung lắc bé khiến cổ bé bị tổn thương và có thể gãy cổ. Đơn giản một điều là nếu gãy ngay cổ, từ cổ trở xuống của trẻ sẽ bị liệt vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhận biết
Tổn thương thần kinh và mạch máu do rung lắc thường khó phát hiện ngay, có khi trẻ không có biểu hiện gì dù đã bị tổn thương thật sự. Do đó, bạn cần hiểu biết những dấu hiệu báo động sau đây để kịp thời cứu đứa trẻ.
Tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà những triệu chứng xuất hiện như: nhẹ thì thấy trẻ giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, không hoặc ít khi mỉm cười. Nặng hơn, trẻ sẽ không nhìn được, dễ co giật, nôn mửa. Trường hợp trầm trọng, trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê... khi đó, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong.
Các dấu hiệu của hội chứng này rất khó để nhận biết nên nếu có nghi ngờ gì, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay (Ảnh minh họa).
Điều đáng sợ nhất là bố mẹ thường không biết trẻ bị tổn thương vì rung lắc mạnh, vì vậy, nhiều trường hợp trẻ đã bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục bị "tra tấn" bởi các lần rung lắc mạnh tiếp theo do người lớn vô tình gây ra khiến trẻ bị tổn thương ngày càng nặng.
Cách phòng tránh
Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ; không bao giờ bế thốc ngược; không xốc vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa với con; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.
Những lúc bạn quá vui, quá giận, mất bình tĩnh dễ gây những động tác xốc lắc mạnh tay, vì thế, bạn cần lưu ý kiềm chế. Không nên để người đang tức giận bế ẵm trẻ.
Nếu có gì nghi ngờ, bố mẹ nên cho trẻ nhập viện để được khám và kiểm tra ngay.
Theo Helino
Thời gian vàng để cứu người bị hóc dị vật là 3 phút Nếu không sơ cứu nhanh, kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng bệnh nhân bị thiếu dưỡng khí, dẫn đến có thể gây tổn thương não nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong do ngạt thở. Tử vong vì hóc bún mọc, suýt mất mạng chỉ vì hạt lạc Mới đây, một em bé 6 tuổi ở Đồng Nai khi đang ăn sáng...