Tuổi trẻ với đam mê và khát vọng
Với khát vọng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn để khẳng định mình, nhiều bạn trẻ trên quê hương núi Ấn- sông Trà đã được biểu dương bởi thành tích học tập xuất sắc, vinh dự được nhận học bổng khuyến tài Phạm Văn Đồng năm 2021.
Vượt qua nghịch cảnh
Là sinh viên thuộc diện hộ nghèo có thành tích học tập xuất sắc 4 năm liền, Võ Thị Thu Ngoan, ở tổ 20, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) được nhiều người ngợi khen. Hiện Ngoan đang học cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh.
Em Võ Thị Thu Ngoan luôn nỗ lực để có những thành tích học tập đáng tự hào.Những năm học THPT, Ngoan đạt nhiều thành tích đáng tự hào. Năm lớp 11, em đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử. Trong Kỳ thi THPT quốc gia 2016, Ngoan có điểm thi môn Lịch sử cao nhất tỉnh với 8,5 điểm, tổng điểm 3 môn xét đại học là 23 điểm. Ngoan học chuyên ngành Lịch sử bởi luôn ao ước trở thành giáo viên truyền dạy đam mê lịch sử cho các thế hệ học trò.
Bố của Ngoan bị bệnh hiểm nghèo, cuộc sống gia đình khó khăn nên em vừa học, vừa đi làm thuê để trang trải cho việc học và sinh hoạt phí. Suốt 4 năm đại học, Ngoan nỗ lực từng ngày để vừa học, vừa phụ mẹ chăm ba, vừa đi làm thêm. Vất vả là vậy, nhưng cô sinh viên nghèo chưa một lần chùn bước, thay vào đó là tự động viên mình phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Nhờ đó, em đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng xuất sắc và được nhà trường ưu tiên bố trí công tác.
Video đang HOT
“Sau khi tốt nghiệp, em có nhiều cơ hội ở TP.Hồ Chí Minh nhưng em nghĩ không làm việc ở nơi này sẽ làm việc ở nơi khác, nhưng ba thì chỉ có một, bệnh của ba ngày càng nặng. Vậy nên em quyết định về quê, vừa dạy hợp đồng tại Trường THPT chuyên Lê Khiết, vừa có thời gian ở bên cạnh chăm sóc ba”, Ngoan chia sẻ.
Sau khi ba mất cũng là lúc Ngoan nhận được thông báo trúng tuyển cao học. Ngoan quay lại TP.Hồ Chí Minh vừa học, vừa giảng dạy tại Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, thỉnh giảng tại Trường THCS-THPT Hoa Lư. Ngoan đã khẳng định năng lực của bản thân và tràn đầy khát vọng vươn lên, mọi khó khăn rồi sẽ vượt qua bởi niềm tin và nghị lực!
Học để giúp ích cho quê hương
Đó là mơ ước của em Nguyễn Hồng Sơn, sinh viên năm 3, khoa Hóa – Sinh – Môi trường, Trường Đại học Phạm Văn Đồng. Sơn quê ở thôn Gò Da, xã Sơn Linh (Sơn Hà). Những năm tháng được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất khó, Sơn thấm thía nỗi cơ cực của người nông dân ở quê mình. Bởi thế, Sơn quyết định theo học ngành Sinh học ứng dụng để mong đem kiến thức đã học góp phần xây dựng quê hương.
Em Nguyễn Hồng Sơn (đầu tiên bên phải) đam mê tham gia các dự án nghiên cứu khoa học.Sơn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba bỏ đi khi em còn nhỏ, mẹ một mình gồng gánh nuôi dạy các con. “Cuộc sống khó khăn, túng thiếu nhưng em nghĩ mình vẫn còn may mắn vì được đến trường và làm những điều mình đam mê”, Sơn bộc bạch.
Sơn luôn đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nhận được nhiều học bổng. Mới đây, Sơn vinh dự được nhận học bổng khuyến tài Phạm Văn Đồng. Sơn cũng là sinh viên tích cực tham gia các dự án nghiên cứu khoa học. Nhóm nghiên cứu của Sơn vinh dự đoạt giải Ba trong Cuộc thi “Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo Tổ quốc” do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức.
Với các em sinh viên, được nhận học bổng khuyến tài Phạm Văn Đồng là niềm vinh dự lớn lao, là động lực để các em tiếp tục nỗ lực trong học tập và nghiên cứu khoa học, góp sức xây dựng quê hương, đất nước.
Bí quyết ôn thi của thủ khoa: Đừng lơ là các môn ngoài tổ hợp
Đa số học sinh lớp 12 đều xem nhẹ các môn ngoài tổ hợp, tuy nhiên, với Võ Lập Phúc (thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020) thì không như vậy.
Võ Lập Phúc, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020 - NVCC
Vì theo Phúc các môn ngoài tổ hợp sẽ mở rộng hơn con đường vào giảng đường ĐH của mỗi thí sinh.
Từng lựa chọn cả 2 hình thức là xét tuyển và thi tuyển, Phúc cho rằng việc xác định rõ ràng mục tiêu đạt điểm cao đối với các môn trong tổ hợp và cố gắng để đạt điểm cao ở các bộ môn này là không sai. Tuy nhiên, cũng cần dành ra lượng thời gian tương đối cho các môn ngoài tổ hợp thay vì chăm chú một cách phiến diện vào các môn trong tổ hợp.
Theo Phúc, các môn ngoài tổ hợp bảo đảm để điểm trung bình môn tại học kỳ đó được duy trì ở mức ổn định. Chính vì thế, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM khuyên: "Hãy phân bổ một cách rạch ròi ở giai đoạn học kỳ 2 sau tết: 40% thời gian dành cho các môn tổ hợp, 30% thời gian cho các môn ngoài tổ hợp, 20% cho việc nghỉ ngơi và vui chơi (6 - 8 tiếng) và 10% cho việc dung nạp các kiến thức ngoại vi phù hợp và nâng cao cho bài thi của chúng ta. Ở giai đoạn ôn thi cuối cùng, dành 80% cho các môn tổ hợp, 15% cho việc nghỉ ngơi và 5% cho việc xem xét dung nạp thêm các kiến thức ngoại vi".
Với kinh nghiệm ôn thi ở tổ hợp D14 (lịch sử 9,75 điểm, ngữ văn 9,75 điểm và tiếng Anh là 9,6 điểm), Phúc cho biết với môn lịch sử thì tính chất cơ bản nhất là sự đòi hỏi mức độ liên tục của tư duy, tức là phải thực hiện việc đọc - học - nhớ một cách xuyên suốt theo chu kỳ để đảm bảo sẽ không quên đi các sự kiện và mối quan hệ của chúng.
Đối với môn ngữ văn, Phúc khuyên nên chia ra các phần cơ bản trong đề thi để dễ định hướng phương thức "tác chiến" trong giai đoạn sau tết.
Ở phần làm văn nghị luận xã hội, Phúc khuyên nên phác thảo tiến trình làm bài riêng cho dạng nghị luận mang tính triết lý (các tư tưởng, nhận định) và dạng mang tính thời sự (các vấn đề xã hội, các thực trạng diễn ra). Ở phần làm văn nghị luận văn học, bên cạnh việc học các tác phẩm ở học kỳ 2 mà toàn bộ là văn xuôi, nên đọc lại các kiến thức trọng tâm ở học kỳ 1.
Đối với môn tiếng Anh, Phúc cho rằng không phân bố theo học kỳ, nội dung kiến thức của môn này là vô tận. Do đó, bí quyết chinh phục bài thi tiếng Anh của Phúc là tích hợp vào những quyển sổ, thực hiện ghi nhớ chúng một cách liên tục. Việc ghi chú là cực kỳ quan trọng vì nó giúp tích trữ lại những mảng kiến thức và là cơ sở để ôn luyện. Tuy nhiên, ghi chú phải khoa học. Cũng nên giãn cách dòng khi ghi chú, sau một nội dung, hãy cách bỏ 1 hàng để ghi nội dung kế tiếp thay vì ghi liên tục.
"Có thể đây chỉ là một yếu tố nhỏ, nhưng nó sẽ gây ra hiệu ứng tương đối trong quá trình ôn. Vì một mớ lộn xộn, liên tục từ mấy mươi trang chắc chắn sẽ là nỗi ám ảnh khi ôn luyện", Phúc nhắn gửi.
Cuối cùng, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM khuyên hãy đọc lại bất cứ khi nào rảnh, khi đi ăn với bạn, khi giờ học còn trống... "Riêng biệt đối với môn tiếng Anh, chúng ta không cần phải có khoảng thời gian thật dài để học và ghi nhớ như các môn ngữ văn hay lịch sử, mà hãy chủ động đọc lại kiến thức đã ghi để đảm bảo rằng tụi mình có thể làm chủ được nhiều nhất các câu hỏi mà đề đưa ra", Phúc gửi gắm.
Nữ sinh Việt Nam học đâu tốt nghiệp thủ khoa ở đấy Tốt nghiệp THPT nằm trong tốp một trong những thí sinh cao điểm nhất, Lan Anh sau đó lần lượt tốt nghiệp thủ khoa ở bậc đại và cao học. Hiện cô đang tiếp tục làm nghiên cứu sinh ở một trường sư phạm hàng đầu nước Pháp. Lan Anh trong buổi tuyên dương thủ khoa các ngành thạc sĩ của Trường ĐH...