Từng trượt đại học, 9X Hà Nội tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc ở Canada
Nữ sinh trường chuyên vượt mọi rào cản để tốt nghiệp xuất sắc bậc thạc sĩ tại Đại học British Columbia (Canada).
Nguyễn Nguyệt Anh (SN 1994) vừa tốt nghiệp loại xuất sắc chương trình thạc sĩ tại Canada. Nữ sinh đang là chuyên viên phân tích dữ liệu lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học tại Công ty Diamond Head Consulting Ltd (Canada).
Nguyệt Anh trong ngày tốt nghiệp tại Đại học British Columbia (Canada).
Nữ sinh trường chuyên trượt đại học
Ít ai biết, nữ sinh gốc Hà Nội từng vấp ngã trong hành trình bước vào đời. Thành tích 12 năm đi học của Nguyệt Anh luôn khiến mọi người xung quanh phải ngưỡng mộ và là niềm tự hào của cả nhà, “cuộc sống trong những năm trước 18 tuổi đúng chuẩn con nhà người ta”.
Nguyệt Anh từng cựu học sinh chuyên Văn, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, lực học luôn được xếp ở top đầu trong lớp. Liên tiếp trong 2 năm lớp 11 và 12 em đều góp mặt trong đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của thành phố Hà Nội.
Ước mơ lớn nhất của Nguyệt Anh khi ấy là đỗ nguyện vọng 1 vào Đại học Sư phạm Hà Nội 1, trở thành giáo viên. Thế nhưng, may mắn không mỉm cười, em thiếu nửa điểm, trượt nguyện vọng 1 trong tiếc nuối và ngỡ ngàng. Em cũng là một trong số ít học sinh lớp chuyên năm đó trượt đại học ở nguyện vọng đầu tiên. “Trượt nguyện vọng 1 khi đó giống như chuyện sống – chết vậy. Từ một học sinh chưa bao giờ biết thế nào thất bại đã ở đó chịu đựng tất cả”, Nguyệt Anh nói.
“Còn nhớ như in ngày biết kết quả hụt điểm đỗ vào nguyện vọng 1, bà thương em đến mức cùng bắt xe buýt ra tận trường, cầm theo giấy chứng nhận giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia để hỏi xem có được cộng điểm ưu tiên không”, Nguyệt Anh tâm sự.
Sau cú vấp ngã đầu đời, nữ sinh chuyên Văn quyết định cho mình cơ hội nuôi dưỡng ước mơ mới, khởi tạo chặng đường mới bằng cách chọn theo học ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Lâm Nghiệp.
“Thất bại tại một thời điểm không có nghĩa năng lực của bản thân kém. Sự thất bại, nhìn theo hướng tích cực là cơ hội để chúng ta mở ra cho mình chân trời mới, cách nghĩ mới.”
Nguyệt Anh
Bước chân vào đại học, em xây dựng những kế hoạch và mục tiêu mới để phát triển bản thân như cải thiện ngoại ngữ, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa song song với không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn ngành học, tham gia làm nghiên cứu khoa học từ sớm để có cơ hội tiếp cận với nhiều chương trình học bổng toàn phần.
Nguyệt Anh khẳng định: “Bài học lớn nhất em rút ra khi trượt đại học chính là học ở đâu không quan trọng, quan trọng là cách mình học và vận dụng kiến thức thế nào”.
Video đang HOT
Chia sẻ về thành tích học tập trong hơn 4 năm học tại Đại học Lâm Nghiệp, Nguyệt Anh cho biết: “Em đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học, học bổng cho sinh viên xuất sắc của tất cả các kỳ học, nhiều học bổng khóa học/đào tạo ngắn và dài hạn tại Mỹ và Canada”.
Nữ sinh cũng từng là cựu chủ tịch câu lạc bộ Green For Future – câu lạc bộ đầu tiên của đại học Lâm Nghiệp nhận được tài trợ của tổ chức GIZ (Đức), từng điều hành các hoạt động hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nhằm nâng cao nhận thức về thiên nhiên và môi trường cho sinh viên.
Tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc
Tháng 3/2017, sau khi tốt nghiệp đại học Nguyệt Anh nhận tin vui giành học bổng thạc sĩ toàn phần tại Đại học British Columbia (Canada). Đây trường đại học nằm trong top 30 của thế giới, top 3 tại Canada. Học bổng chi trả toàn bộ 100% học phí, chi phí bảo hiểm và sinh hoạt phí cho 2 năm học thạc sĩ tại Đại học Columbia.
“Không phải ngẫu nhiên mà em lựa chọn ngôi trường này để theo học. Năm 2016, em từng được học bổng toàn phần của tổ chức Mitacs Canada cho khóa thực tập sinh nghiên cứu 3 tháng tại Đại học British Columbia. Chính cơ hội trải nghiệm quý báu thôi thúc em quyết tâm giành học bổng toàn phần để quay trở lại trường học cao học bậc thạc sĩ”, 9x chia sẻ.
Hai năm ở Canada, Nguyệt Anh tập trung vào chương trình học quản lý thực vật xâm lấn trong không gian xanh của thành phố. Ngoài ra, nữ sinh cũng tập trung nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản lý không gian xanh và nâng cao nhận thức cộng đồng. Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vừa qua, nữ sinh nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc.
Nguyệt Anh cũng đi qua hơn 20 thành phố, tỉnh và bang tại Mỹ, Canada, Nga với những chuyến đi 0 đồng vì tất cả đều là trải nghiệm mang tính trải nghiệm chuyên môn phục vụ cho học tập. “Em thấy may mắn khi được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa ở cả Mỹ và Canada. Em thực hiện những chuyến đi thực địa, hội thảo, và các khóa thực tập/đào tạo. Đây là những trải nghiệm sống cực kỳ quý giá không thể có được qua sách vở”, nữ nói và chia sẻ, chính sự đa dạng về văn hóa, lối sống qua những nơi từng đi qua giúp em phần nào trưởng thành hơn về cách nhìn nhận trong cuộc sống.
Em rất thích khái niệm “unlearning an idea”, nghĩa là học cách từ bỏ những suy nghĩ cũ không tốt, những khái niệm mà trước giờ chúng ta mặc định đúng nhưng thực ra không phải. Thay vào đó, hãy tập rèn luyện cách suy nghĩ và đón nhận kiến thức và góc nhìn mới về mọi thứ một cách cởi mở hơn, đa chiều hơn.
Thời gian tới, Nguyệt Anh sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm việc tại Canada, luôn luôn hướng tới việc phát triển và hoàn thiện bản thân mỗi ngày, làm việc và cống hiến để tạo ra những thay đổi tích cực cho thế giới nói chung.
Ngoài ra, nữ sinh cũng dành nhiều thời gian hơn để giúp đỡ các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam về mặt kiến thức chuyên ngành về giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo vệ thiên nhiên và kỹ năng mềm online thông qua kênh blog (Moon in Loonie Land) hoàn toàn miễn phí.
Trớ trêu chuyện du học mùa dịch
Việc gặp phải muôn vàn khó khăn khi du học vào đúng mùa dịch đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch và dự định của nhiều du học sinh Việt Nam.
Du học "online"
Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, du học sinh tại các nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc trở về Việt Nam vì nhiều lý do, như không có chuyến bay, một số nước có lệnh phong tỏa, phải cách ly tập trung... Nếu hoàn thành được thủ tục, thì bạn trẻ đều sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và may mắn. Tuy nhiên, việc học tập vẫn tiếp tục diễn ra dưới hình thức trực tuyến khiến cho nhiều du học sinh gặp phải những khó khăn nhất định.
Bạn Nguyễn Quốc Trung, du học sinh năm thứ 2 tại Canada chia sẻ: "Canada và Việt Nam cách nhau 12 tiếng, nên thời gian học thường ngày của mình sẽ bắt đầu từ 12h đêm đến rạng sáng hôm sau. Vì chênh lệch múi giờ quá nhiều, lúc mọi người ngủ thì mình lại học, cộng thêm việc ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính nên không thể tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, chán nản hay mất tập trung trong lớp học. Thực sự nó ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe của mình".
Có lẽ đây là tình trạng chung đối với tất cả các bạn du học sinh khi học trực tuyến.
Bạn Nguyễn Quốc Trung, du học sinh Canada chia sẻ những khó khăn trong quá trình học trực tuyến tại Việt Nam (Ảnh: NVCC).
Bên cạnh đó, khi đi du học, các bạn sinh viên đều mong muốn được tiếp thu những nền văn hóa mới và giao lưu với những người bạn mới. Bạn Nguyễn Hạnh Chi, du học sinh năm thứ 3 tại Hà Lan chia sẻ: "Việc giao tiếp với các bạn nước ngoài là điều vô cùng quan trọng vì nó giúp mình phát triển khả năng ngôn ngữ và cải thiện sự tự tin khi giao tiếp với người lạ".
Tuy nhiên, việc học online đã gây ra những hạn chế nhất định trong việc kết nối giữa con người với con người. Việc thảo luận và trao đổi ý kiến giữa các nhóm gặp trở ngại lớn, tư duy phản biện không được phát huy trong các lớp học.
Thêm vào đó, ngồi học một mình trước màn hình máy tính sẽ không có động lực như ở trên giảng đường, dễ gây cảm thấy uể oải, mệt mỏi dẫn tới tình trạng trì hoãn bản thân. Khi có thắc mắc, thay vì hỏi trực tiếp trong tiết thì sinh viên phải gửi email cho giảng viên và mất một khoảng thời gian mới có được câu trả lời.
Hơn vậy, do tình hình dịch bệnh tại các nước diễn biến khác nhau nên bài tập được giao cũng sẽ thiếu đi tính thực tế hơn trước.
Ngoài ra, vì học qua nền tảng internet nên không thể tránh khỏi trường hợp đường truyền trục trặc hay mất kết nối. Điều này cũng ảnh hưởng tới quá trình truyền đạt thông tin của giảng viên và quá trình tiếp thu bài giảng của sinh viên.
Bạn Nguyễn Hạnh Chi, du học sinh Hà Lan chia sẻ về những trăn trở trong thời gian học trực tuyến (Ảnh : NVCC).
Không chỉ vậy, điều khiến các bạn du học sinh trăn trở nhất chính là không được hỗ trợ học phí trong thời gian học trực tuyến này. Nếu ở Việt Nam chi phí học tập và sinh hoạt một năm sẽ rơi vào khoảng trên dưới 100 triệu đồng thì khi đi du học chi phí đó sẽ đắt đỏ hơn gấp nhiều lần.
Chỉ riêng tiền học tại các trường nổi tiếng, thuộc hạng cao bên Mỹ trung bình sẽ rơi vào khoảng 50.000 USD/năm (hơn 1 tỷ đồng), các nước châu Âu là 7.000-8.000 Euro/năm (hơn 200 triệu đồng), các nước châu Á như Nhật Bản là 700.000 yên/năm (hơn 140 triệu đồng, Hàn Quốc là 6.000 USD/năm (hơn 140 triệu đồng), Singapore là 10.000 USD/năm (hơn 160 triệu đồng)... tùy thuộc vào ngành học.
Có thể thấy, mức học phí ở các nước đều rất cao. Nhiều người cho rằng khi học trực tuyến, sinh viên không sử dụng cơ sở vật chất, điện nước,... trong khuôn viên trường, hơn nữa dịch bệnh tác động lớn tới nền kinh tế của các nước, vì vậy các trường đại học nên có những khoản hỗ trợ nhất định cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế.
Tuy nhiên, hầu hết các trường đều không có chương trình cắt giảm học phí, khiến cho sinh viên quốc tế lẫn sinh viên trong nước đều cảm thấy không hài lòng. Đặc biệt là tại các nước châu Âu như Hà Lan, Thụy Sĩ,..., sinh viên quốc tế sẽ phải đóng học phí theo năm chứ không đóng theo tháng hay theo kỳ như sinh viên trong nước.
Bên cạnh học phí, tiền nhà cũng là một khoản gây "đau đầu" trong thời gian về nước. Tại Hàn Quốc, mặc dù dịch bệnh, nhưng sinh viên vẫn được phép đi làm thêm để trang trải cuộc sống nhưng tại các nước khác mức giá thuê nhà vẫn giữ nguyên như cũ. Tại Australia, một số chủ nhà còn chuyển từ hình thức thu theo tháng sang thu theo tuần.
Quay trở lại trường nhưng tiếp tục học 70% trực tuyến
Sau một thời gian học bằng hình thức trực tuyến, cuối tháng 7, đầu tháng 8 là lúc các sinh viên lần lượt đáp chuyến bay đến các nước để chuẩn bị cho kỳ học mùa thu. Vì tình hình dịch bệnh tại Việt Nam vẫn diễn ra căng thẳng, đại sứ quán không thể hoạt động hết công suất nên việc xin visa cũng mất nhiều thời gian hơn trước.
Bạn Nguyễn Quỳnh Nhi, du học sinh năm thứ 3 tại Thụy Sĩ chia sẻ: "Ở Hà Nội mặc dù số lượng học sinh, sinh viên xin visa đông hơn nhưng được dán ở Hà Nội luôn nên vẫn kịp thời gian học. Còn bạn mình ở trong TPHCM phải đợi gửi sang Malaysia để dán, đến thời điểm hiện tại vào năm học rồi nhưng vẫn chưa có visa để bay sang".
Bên cạnh visa, tất cả các nước đều yêu cầu phải có giấy xét nghiệm PCR âm tính trước khi lên máy bay. Trong thời gian dịch bệnh này, các thủ tục nhập cảnh sẽ gắt gao hơn, đòi hỏi các bạn du học sinh phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng.
Các du học sinh Canada chưa tiêm vaccine phải thực hiện cách ly 2 tuần và tự chi trả phí (Ảnh : NVCC).
Tại Canada, nếu chưa tiêm vaccine, các du học sinh phải thực hiện cách ly trong khoảng thời gian 2 tuần và tự chi trả phí cách ly khoảng 15-17 triệu đồng. Việc này đòi hỏi các sinh viên phải căn chỉnh thời gian bay sang sao cho hợp lý để kịp bắt đầu năm học mới.
Còn tại châu Âu sẽ chia ra thành 3 nhóm: nhóm 1 là các nước không có nguy cơ, nhóm 2 là các nước nguy cơ và nhóm 3 là các nước nguy cơ cao. Việt Nam nằm ở nhóm 2, vì vậy sinh viên được phép cách ly tự nguyện.
Còn tại Hàn Quốc hay các nước châu Á khác, du học sinh bắt buộc phải cách ly tại nhà trong vòng 2 tuần tính từ lúc bay sang. Đối với những sinh viên gặp vấn đề chưa thể sang đúng hạn, một số trường có phương án tạo điều kiện nhưng cũng có trường từ chối giải quyết, sinh viên phải chấp nhận nghỉ học một kỳ và nhập học vào kỳ sau.
Vào kỳ học mùa thu này, các trường đã bắt đầu mở lại các học phần trực tiếp tuy nhiên vẫn chưa thực sự trở lại trạng thái bình thường. Sinh viên sẽ học khoảng 30% số tiết trực tiếp tại giảng đường, còn lại 70% vẫn tiếp tục theo hình thức trực tuyến.
Một số lớp số lượng quá đông như tại châu Âu là trên 75 người thì sẽ học hoàn toàn qua hình thức trực tuyến. Trong quá trình học tập, sinh viên cần tuân thủ nhiều quy định về tiêm chủng, cách ly, hạn chế đi lại tùy theo yêu cầu của mỗi quốc gia.
Bên cạnh những suy nghĩ, đắn đo về chất lượng học tập cũng như học phí nay lại có thêm những lo toan về chi phí sinh hoạt trong thời gian này. Đó là những trăn trở chung của tất cả các bạn sinh viên khi đi học ở một quốc gia khác.
Tuy nhiên, việc được học tập ở những môi trường tốt nhất trên thế giới vẫn mang lại rất nhiều lợi ích cho các bạn du học sinh. Các du học sinh Việt đều mong muốn những khó khăn này chỉ là tạm thời và sẽ có những giải pháp để có thể thích ứng với tình trạng này.
Ai cũng tưởng học sinh nước ngoài thảnh thơi lắm, nghe chuyên gia người Việt tiết lộ mới "sốc": Có những điều khiến bạn há hốc miệng Một quyển sách giáo khoa sinh vật lớp 12 của Việt Nam dày khoảng 200 trang, in chữ bự, thưa trên khổ giấy nhỏ. Một quyển sách sinh vật lớp 12 Canada dày hơn 600 trang, in chữ nhỏ, khổ giấy lớn. Thầy cô còn bắt học sinh đọc nhiều sách khác nữa chứ không chỉ một quyển SGK của môn đó mà...