Tung lò mò: Đặc sản độc đáo từ… ruột bò của người Chăm
Vào đến một số khu vực ở An Giang, du khách có thể dễ dàng bắt gặp nhiều cuộn màu đỏ sẫm phơi đầy trên những cây sào hay sạp tre. Đó là tung lò mò – một đặc sản nổi tiếng và độc đáo của người Chăm.
Thực chất, tung lò mò được người Việt đọc chệch từ tiếng Chăm là “tung lamaow”, nghĩa là thịt trong ruột bò. Món ăn này trước đây được xếp vào hàng món ăn chơi của riêng người Chăm theo đạo Hồi, phổ biến ở khắp vùng Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn,… nay trở thành đặc sản.
Tung lò mò là món ăn độc đáo của đồng bào người Chăm sinh sống tại An Giang
Ít ai biết rằng, tung lò mò gắn liền với một truyền thuyết. Theo đó, vào thời hỗn mang, Thượng đế đã sai sứ thần lấy đất sét tạo thành người đàn ông đầu tiên, đặt tên là Nabi Adam. Sự xuất hiện của Adam đã làm cho ma quỷ lo sợ nên tìm đủ mọi cách hãm hại, làm nhục ông. Khi thấy thân thể Adam toàn những thứ ô uế, Thượng đế lấy nước thiên đàng tắm rửa cho Adam.
Trong quá trình tẩy rửa, những chất dơ bẩn ấy biến thành con heo, con chó. Quá tức giận, Adam có lời thề: heo và chó là kẻ thù của ta và con cháu ta sau này. Cũng từ đó, đối với người Chăm theo Hồi giáo, thịt heo hay thịt bò là thực phẩm cấm kị. Để có thể thưởng thức món lạp xưởng, họ đã dùng thịt bò thay thế.
Thịt bò để làm món này đúng điệu phải là giống bò Ấn Độ được thả rông ở ngoài đồng. Món lạp xưởng làm theo gốc của người Chăm là lấy những phần thịt “tận thu” của con bò như thịt vụn, mỡ bò và ruột bò băm nhỏ, sau đó nhồi tất cả vào ruột bò. Tuy nhiên, để có được tung lò mò ngon nhất, người ta phải lấy các phần ở đùi, bắp hoặc thịt nạc.
Tung lò mò giống lạp xưởng nhưng có một nguyên liệu vô cùng đặc biệt là ruột bò.
Các nguyên liệu được khử mùi bằng rượu và gừng, ướp một thời gian, sau đó đem băm nhuyễn cùng mỡ bò, trộn đều với một số gia vị bí truyền. Tiếp đến, người Chăm đem nhồi tất cả vào ruột bò đã được làm sạch, đem phơi ngoài nắng khoảng 3 ngày là dùng được.
Để tung lò mò trở thành món ngon độc đáo, người Chăm còn cho vào đó một nguyên liệu đặc biệt, đó là cơm nguội. Cơm nguội khi được lên men có vị chua lạ miệng cho người ăn. Nếu không hợp khẩu vị, thực khách có thể thử sang tung lò mò không chua.
Thưởng thức tung lò mò “chuẩn” nhất chính là nướng trên than hồng. Tung lò mò được cắt thành từng khoanh nhỏ để lên vỉ, nướng đến khi hương thơm tỏa ngào ngạt. Chấm món ăn với nước tương, thực khách sẽ cảm nhận được đủ vị lạ trong miệng. Từ mùi thơm của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò đến vị ngọt của nước tương hòa cùng mùi thơm của rau quế, hạt tiêu sọ. Tất cả tạo nên hương vị độc đáo và thú vị.
Với thực khách, tung là mò thật sự là một món quà quý, ngon, lạ và bổ dưỡng.
Sau khi thưởng thức tung lò mò, du khách có thể tận hưởng một ly nước thốt nốt đặc trưng mà không nơi nào có được. Thốt nốt được chẻ ra, lấy lớp cơm trắng bên trong sắc nhỏ cho vào ly, thêm ít đường cát và một ít đá xay nhuyễn nên nước ngọt dịu, thoang thoảng hương thơm tự nhiên.
Người Chăm thường làm tung lò mò để ăn chơi trong gia đình và đãi bạn bè. Vừa ngồi quanh bếp lửa nướng tung lò mò vừa trò chuyện, người ta mới cảm thấy hết dư vị của món ăn này. Tung lò mò không chỉ là món ăn quý mà còn chan chứa tình cảm của người Chăm.
Ngày nay, món tung lò mò đã vượt ra ngoài khu vực Châu Đốc, An Giang và phổ biến ở nội thành Sài Gòn. Với những du khách chưa có dịp ghé thăm An Giang thì có thể tìm mua vài cân tung lò mò trên đường Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1 với giá 180.000/kg, do chính người Chăm chế biến và bày bán.
Video đang HOT
Theo Dân trí
15 năm bán chè bị chê dở hơi, mẹ 3 con làm sữa chua mít gây sốt, kiếm 300 triệu/tháng
Bỏ ngoài tai những lời xì xào của người ngoài, chị Hoàng Anh vẫn đi theo con đường kinh doanh chè của riêng mình để làm nên thành công hôm nay.
Chè là món tráng miệng quen thuộc với tất cả mọi người. Ăn chè ngày nay đã trở thành một cái thú, người ta thưởng thức chè ở mọi thời điểm quanh năm.
Phải nói Hà Nội có rất nhiều quán chè mọc lên như nấm nhưng muốn thưởng thức một bát chè ngon, mới lạ, bạn đừng quên đến quán chè của bà chủ Hoàng Anh trên phố Trần Nguyên Hãn. Đây là nơi khởi nguồn của món sữa chua mít gây sốt Hà Nội một thời trên con phố Bà Triệu.
Quán chè của chị Hoàng Anh.
Quán chè khởi nguồn món sữa chua mít - cả một bầu trời thương nhớ chợt ùa về
Chắc hẳn những ai là fan nghiền món sữa chua mít sẽ nhớ quán nhỏ tấp nập người ghé qua trên con phố Bà Triệu một thời gian dài của chị Hoàng Anh. Nhiều người yêu thích đã rất hụt hẫng khi chị nghỉ bán một thời gian để sinh con. Mới đây, chị đã mở lại quán ở đầu con phố Trần Nguyên Hãn để phục vụ mọi người.
Có thể nói khi biết tin này, không ít những người yêu thích món chè của chị vui mừng bởi cả một bầu trời thương nhớ, một thời thanh xuân của họ chợt ùa về.
Sữa chua mít, chè khúc bạch trân châu đường đen và sữa chua trân châu thạch lá nếp đang được yêu thích khi đến quán.
Quán chè của chị có diện tích khá nhỏ nằm trong một con ngõ chỉ rộng có 1,5m2 ở đầu phố Trần Nguyên Hãn, gần với đường Trần Quang Khải. Quầy làm chè được đặt ở đầu ngõ, khi đến thưởng thức bạn chỉ cần gọi món rồi đi thẳng vào sâu trong ngõ rẽ tay phải tìm cho mình một chỗ ngồi yêu thích. Bên trong quán hơi hẹp một chút nhưng cũng không quá chật chội, được bài trí tông xanh lá với những bộ bàn ghế gỗ giống như quán café, nhìn vô cùng mát mẻ.
Ở đây là nơi khởi nguồn món sữa chua mít nhưng cũng có hàng chục loại chè ngon để bạn lựa chọn thưởng thức như chè khúc bạch, chè chuối, thạch lá nếp, caramen chè chuối,... Trong đó, có 3 món khi đến quán bạn không thể bỏ qua, đó là sữa chua mít - món ăn thương hiệu của quán, chè khúc bạch trân châu đường đen và sữa chua trân châu thạch lá nếp. Đây là 3 món đang được món yêu thích nhất khi đến quán.
Chè khúc bạch thơm, ngậy, tan trong miệng thực sự rất ngon. Chưa kể, bát chè khúc bạch có rất nhiều topping, nào trân châu nhân socola độc nhất vô nhị ở Hà Nội, trân châu nhân nho, trân châu mã thầy, trân châu đường đen, thạch cá, thạch lá nếp,...
Với món sữa chua mít khỏi phải nói bởi món ăn này luôn là số 1 ở Hà Nội. Một bát sữa chua mít đầy ụ sữa chua, trân châu, thạch ngon cả về "chất" lẫn "lượng". Cứ ngỡ với từng ấy nguyên liệu thì một bát chè ở đây phải ngọt lắm nhưng món ăn lại rất thanh và mát, phảng phất vị chua và thơm dịu đặc trưng của những miếng mít nhỏ xinh. Thạch rau câu và trân châu thơm thoang thoảng mùi nho, socola bên trong, mềm và dai vừa phải, ăn vào cứ như tan dần trong miệng, rất "đúng gu" với độ dai và giòn của mít.
Với những fan yêu mến đi bộ trên phố Hồ Gươm dịp cuối tuần cũng có thể ghé qua thưởng thức quán chè thanh xuân của mình.
Chè ở đây ăn ngọt dịu nên rất phù hợp cho mọi người, đặc biệt những người không hảo ngọt. Tất cả những nguyên liệu kết hợp trong bát chè đều rất quyện vị, trong đó 2 thứ nguyên liệu mới gây sốt hiện nay đó là trân châu đường đen và thạch cá đều được bà chủ kết hợp ăn ý, tạo nên hương vị đặc biệt hiếm có so với nhiều quán chè khác.
Hiện nay, giá mỗi bát chè trung bình 25 nghìn/bát. Vào ngày thứ 7, quán tri ân khách hàng trong suốt 15 năm qua ủng hộ nên thực hiện đồng giá chỉ 15 nghìn/bát. Quán bán từ 9h-23h mỗi ngày.
Làm gì cũng bị chê dở hơi, mẹ 3 con tạo nên thành công bất ngờ
Chia sẻ về quán chè của mình, chị Hoàng Anh (37 tuổi, chủ quán) cho biết, quán chè của chị đã có 15 năm nay. Năm 2005, sau khi lấy chồng sinh em bé đầu xong, vì buồn muốn thêm thắt kinh tế cho gia đình nên chị đã quyết định bán chè - sở trường của chị từ những ngày còn nhỏ. Và không ngờ chị lại thành công, tạo nên được cơn sốt sữa chua mít nổi tiếng Hà Nội.
"Mình không có khiếu nấu ăn đâu, đến bây giờ công việc ấy ông xã vẫn đảm nhận. Mình chỉ làm đồ ăn tráng miệng, nấu chè, làm bánh ngọt cho trẻ. Ngày xưa mới 6 tuổi, mẹ mình cũng từng bán chè, mình rất thích ra hàng rửa cốc cho mẹ, mình thích trân châu và mọi thứ mix với nhau.
Lớn lên mình không có ý tưởng đi học đại học rồi đi làm thuê. Mình quyết định mở quán chè nhỏ bán cho vui nhưng không nhờ nó đi xa đến thế và đạt được thành công như hôm nay", chị Hoàng Anh chia sẻ.
Chị Hoàng Anh.
Chị Hoàng Anh kể, thời gian đầu chị chỉ mở quán chè nhỏ bình thường. Sau đó, chị muốn tạo sự khác biệt nên đã nghĩ ra trân châu nhân nho, socola, mã thầy cho lạ miệng thay trân châu nhân dừa phổ thông và được khách đón nhận tích cực từ đó.
Đặc biệt hơn, trong một lần tự kết hợp sữa chua, mít, thạch, trân châu khi sữa chua hoa quả hết cho khách ăn thử, chị đã tạo nên một cơn sốt đầu tiên ở Hà Nội.
"Ngày trước có một chị chỉ đến quán gọi sữa chua hoa quả, nhưng hôm đó mình hết hoa quả chỉ còn mít thôi. Mình mới bảo "Em làm cho chị ăn thử sữa chua mít thạch trân châu nhé".
Chị đồng ý, ăn lại thấy ngon, từ đó cứ đến quán gọi món đó. Mọi người thấy gọi theo và yêu thích món này. Quán đông khách nườm nượp, các kênh báo đài cũng đến nhà mình làm món ăn này",chị Hoàng Anh cười.
Trân châu nhân nho, socola đặc biệt trong bát chè nhà chị.
Thời gian đó là thời đại 4.0 bùng nổ nên thông tin lan tỏa rộng rãi. Mỗi ngày, chị phải bán hàng nghìn suất, doanh thu đạt 10 triệu/ngày, trung bình một tháng khoảng 300 triệu. Chị Hoàng Anh tâm sự, để có được thành công ấy, chị đã phải bỏ ngoài tai những lời xì xào, bàn tán của người ngoài để đi theo con đường kinh doanh với chiến lược riêng của mình.
Chị nhớ lại, thời gian đó, món sữa chua mít làm nên cơn sốt toàn Hà Nội, nhiều người cũng học làm theo bán, chị đã hạ biển quán sữa chua mít xuống mà để biển quán chè tên mình cùng với dòng chữ "Nguồn gốc sữa chua mít". Nhiều người hàng xóm đã bảo chị là dở hơi, "người ta để chè Thái, sữa chua mít mới nổi, chè Hoàng Anh ai biết là chè gì" nhưng họ đâu biết chị đang tạo nên thương hiệu riêng của mình để khách hàng nhận diện. Dù hàng xóm xung quanh có mở 9 hàng sữa chua mít ngay bên cạnh, chị cũng không lo ngại lượng khách của mình giảm đi.
"Hàng xóm sẵn sàng mở cạnh tranh ngay bên cạnh mình và có thể đặt biển sữa chua mít nhưng không ai có thể đặt biển lấy tên mình được. Đặc biệt, họ có thể làm hình thức giống nhưng cách pha chế chưa ai làm được như mình. Nhờ đó khách có thể nhận diện giữa muôn vàn quán sữa chua mít mọc lên như nấm xung quanh. Dù họ bán 15 nghìn/bát, còn mình bán 20 nghìn/bát lượng khách vẫn không hề giảm.
Chưa kể, hàng xóm toàn người già bán, mình là người trẻ cách giao tiếp, tính cách khác nên khách nào cũng truyền tai nhau cứ vào hàng chị trẻ trẻ, xinh xinh hay mặc váy ý", chị Hoàng Anh cười.
Những nguyên liệu tạo ra sự đặc biệt trong bát chè của chị.
Chị Hoàng Anh cho biết, chị không chỉ là người đầu tiên làm món sữa chua mít mà chị còn là người đầu tiên thực hiện chế độ ship toàn Hà Nội. Chị nghĩ con ngõ nhỏ chỉ 1,5m không thể đủ phục vụ lượng khách đông đảo vài chục người đến cùng một lúc nên chị đã in card gửi đến tay khách hàng, chia sẻ về cách phục vụ tận nơi của quán mình. Thời gian ấy, chị cũng nhận không ít lời chê bai của mọi người, có người con bảo chị là "con dở hơi" bán 1-2 cốc cũng mang đến cho người ta làm gì.
"Mọi người chê mình vẫn kệ, dù hâm dở miễn thành công là được. Mình nghĩ đến lượng khách văn phòng vô cùng lớn, họ không thể gọi 1 cốc ăn riêng được mà phải 3-4 cốc trở đi. Hơn nữa diện tích quán nhỏ không thể phục vụ 20-30 người đến ăn và 20-30 người đó cũng không thể đến quán mình ăn cùng lúc được, nếu muốn phục vụ tối đa nhất mình phải phục vụ tận nơi.
Vậy là từ đó hệ thống ship của mình phát triển. Thời đó, giá 20 nghìn/bát, mỗi ngày mình bán hàng nghìn bát chè, doanh thu một ngày trung bình khoảng 10 triệu chưa trừ chi phí nguyên liệu, nhân công", chị Hoàng Anh cho hay.
Chị đang kết hợp 2 thứ nguyên liệu mới trân châu đường đen và thạch cá trong những bát chè của mình.
Sữa chua trân châu thạch lá nếp cũng được nhiều người gọi hiện nay.
Hiện nay, sau thời gian nghỉ quán để sinh em bé thứ 3, chị Hoàng Anh đã mở quán trở lại. Không ít người biết tin đã bình luận hài hước "Đây rồi! bà ấy đã trở lại", "cả một bầu trời thanh xuân đang trở lại". Đọc những bình luận đó khiến chị vui vì đã mang được món ăn ngon, chất lượng đến với mọi người.
Theo Khampha
Cách làm trà sữa thái matcha đặc biệt thơm ngon Các bạn yêu thích món trà sữa Thái mà cũng yêu thích vị matcha đặc biệt của Nhật, vậy bạn đã nghĩ đến việc kết hợp hai hương vị này với nhau hay chưa? Chắc chắn hương vị của ly trà sữa có sự kết hợp cả cả 2 loại nguyên liệu này sẽ đậm đà, hấp dẫn hơn bao giờ hết, vị...