Từng khổ sở vì có cái tên ngắn nhất Việt Nam, đến khi lớn lên người đàn ông lại cảm thấy tự hào
Vì có cái tên ngắn gọn mà nhiều người đã gặp phải tình huống dở khóc dở cười trong cuộc sống.
Đối với mỗi người, cái tên là điều rất quan trọng vì nó sẽ gắn bó với 1 người trong suốt cả cuộc đời. Vì thế nên ai cũng mong muốn bản thân sở hữu 1 cái tên thật đẹp và ấn tượng. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp phải chịu tình huống dở khóc dở cười vì những cái tên “độc lạ” do bố mẹ đặt. Nhưng vì có khổ sở thế nào, họ vẫn không thể từ bỏ cái tên của mình.
Điển hình trong đó có thể kể đến câu chuyện của người đàn ông sinh năm 1991 ở một tỉnh miền Trung Việt Nam cách đây vài năm. Theo đó, người đàn ông tên OK và được nhiều cư dân mạng cho rằng đây chính là người có cái tên “ngắn nhất Việt Nam”.
Người đàn ông có cái tên OK đầy độc đáo
Người đàn ông này tiết lộ, cha mẹ đặt tên OK cho anh với mục đích mong muốn mọi chuyện xảy ra với anh sẽ suôn sẻ, thuận lợi và làm bất cứ gì cũng sẽ được “đồng ý”. Tuy nhiên, anh Ok lớn lên với cái tên này gặp không ít phiền toái.
Theo đó, anh kể rằng ngày đi học luôn là tâm điểm gây chú ý của bạn bè cũng như thầy cô. “Các bạn nói mình tên gì chẳng giống người Việt Nam. Sau đó họ đem cái tên Ok của mình ra để bàn tán.
Video đang HOT
Còn thầy cô giáo hễ không biết gọi ai lên bảng kiểm tra bài cũ là bỏ sổ điểm ra xem ai có tên đặc biệt là gọi lên. Đương nhiên mình sẽ là người được gọi vì ở lớp chẳng có ai tên đặc biệt hơn tên Ok cả”, người đàn ông nói.
Tuy nhiên sau này, anh Ok cũng dần quen với cái tên do chính cha mẹ đặt. Anh không còn tự ti, ngược lại luôn thấy tự hào vì bản thân sở hữu cái tên “độc nhất vô nhị” như vậy.
Tương tự như anh OK, một người đàn ông ở Hưng Yên cũng có cái tên vô cùng độc đáo. Theo đó, người đàn ông tên Vũ A (40 tuổi) từng gây ấn tượng với bạn bè, đối tác làm ăn khi có cái tên vô cùng gắm gọn, lại đứng đầu danh sách bảng chữ cái Việt Nam.
Theo đó, anh A chia sẻ: “Tôi nghe bố mẹ kể rằng xưa ông nội rất trăn trở về việc đặt tên cho tôi. Anh suy xét, tìm hiểu ý nghĩa của rất nhiều cái tên hay rồi lựa chọn tên A.
Ông muốn gửi gắm ước vọng sau này tôi đi học luôn là người đứng đầu danh sách lớp cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, có nghĩa học hành giỏi giang, trở thành niềm tự hào của cả gia đình”.
Với cái tên ngắn gọn độc đáo, anh A thành thật cho biết khi đi học thường được thầy cô giáo gọi lên bảng rất nhiều. Điều đó khiến anh không mấy thích thú vì ngày nào cũng phải học bài cũ. Tuy nhiên về sau, anh nhận ra cái tên đặc biệt của mình cũng mang đến nhiều lợi ích, điều đó khiến anh cảm thấy hết sức tự hào.
“Sau này tôi nhận ra tên đặc biệt cũng có những cái lợi nhất định. Ví dụ trong chuyện làm ăn với đối tác, tên tôi thường gây ấn tượng mạnh khiến họ có cảm tình. Từ đó tôi dễ dàng ký được hợp đồng lớn, đem về khoảng tiền không nhỏ cho công ty”, anh A tâm sự.
Ngoài ra, 1 trường hợp khác cũng có cái tên ngắn độc đáo nhưng lại là 1 cô gái. Theo đó, Diệu Y (SN 2003, Đồng Nai) sở hữu nhan sắc xinh đẹp, phong cách cá tính nhưng không kém phần dịu dàng. Nhưng nhờ cái tên Y đầy ngắn gọn nên cô nàng thường gây ấn tượng với người đối diện.
Cô gái tên Y.
“Một số người cho rằng em tên Diệu Ý hoặc Diệu Uy. Em đành phải nói lại rằng bản thân tên Y – không dấu cũng chẳng có chữ nào đi kèm trước đó. Họ thấy em quả quyết như vậy mới thôi không thắc mắc”, cô gái thuộc thế hệ gen Z tâm sự.
Y kể rằng ban đầu, cô được bà đặt cho cái tên Khổng Uy nhưng cha lại thấy giống tên con trai. Bà cố liền đổi thành Khổng Y cho nữ tính, lại có phần độc lạ. Song cha cô vẫn chưa ưng, liền đề xuất tên đệm là Diệu – thể hiện sự dịu dàng, nhẹ nhàng, còn vẫn giữa nguyên tên Y để sau này lớn lên không trùng với bất cứ ai.
Vì sao người xưa không đặt tên con trai có chữ "Thiên", không đặt tên con gái có chữ "Tiên"?
Người xưa quan niệm nam thường không đặt tên có chữ "Thiên", còn tên của nữ thì không thể có chữ "Tiên". Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Có nhiều phương pháp để đặt tên cho một đứa trẻ mới chào đời. Từ xưa, người ta đã quan niệm cái tên đóng vai trò lớn trong cuộc đời của người đó từ lúc người ấy chào đời cho đến khi trưởng thành và mất đi.
Nhiều gia đình thời phong kiến thường có thói quen tìm đến những thầy dạy chữ hoặc thầy bói trong vùng để nhờ họ chọn một cái tên hay, ý nghĩa tốt đẹp cho đứa trẻ. Những gia đình nghèo hơn thì có thể nhờ những chú bác lớn trong nhà chọn ra cái tên cho đứa trẻ.
Trong vùng nông thôn Trung Quốc, có rất nhiều tập tục liên quan đến việc đặt tên, và những quy định này được coi là quan trọng và cần phải tuân theo. Đặc biệt, khi đặt tên cho con trai, họ thường tránh sử dụng chữ "Thiên", trong khi đối với con gái, họ không sử dụng chữ "Tiên ". Tại sao lại có những quy định này?
Người xưa xem trọng việc đặt tên cho con cái
Trong thời cổ đại, việc đặt tên có thể được coi là một việc đơn giản hơn. Nhưng ngày nay, việc này lại trở thành một thách thức lớn đối với nhiều bậc cha mẹ. Họ mong muốn tên con mình không chỉ độc đáo và khác biệt, mà còn phải mang đậm nét đẹp, tinh tế. Họ thường sẽ tìm kiếm từ điển, khám phá những bài thơ cổ để lấy cảm hứng, thậm chí tham khảo tên của những nhân vật trong phim để đặt cho con mình.
Người xưa thường quan niệm đặt tên cho con trai không được có chữ "Thiên", còn con gái phải né chữ "Tiên". Trong thực tế, đây biện pháp tránh né việc phạm húy của thời cổ đại. Ví dụ như vua lập quốc thời Đường tại Trung Quốc, tên là Lý Uyên. Trùng hợp rằng có một thanh kiếm trong đó mang tên Long Uyên. Để tránh việc phạm húy với chữ "Uyên", họ đã thay đổi thành Long Tuyền. Ngoài ra, trong thời cổ đại, có nhiều trường hợp tương tự như vậy.
Đặt tên cho con gái thường kiêng kỵ chữ "Tiên"
Trong ngôn ngữ cổ đại, chữ "Thiên" thường chỉ đến vị hoàng đế, được xem là kỵ trọng nếu người bình thường sử dụng chữ này để đặt tên. Vì vậy, khi đặt tên cho con trai, việc sử dụng chữ "Thiên" bị coi là điều không nên làm. Tương tự, trong thần thoại cổ đại của Trung Quốc, "Tiên" thường chỉ về thần tiên hoặc tiên nữ. Đặt tên con mang chữ "Tiên" có thể coi là xúc phạm đến thần tiên, là một điều đại kỵ.
Một số vùng cũng mang tư tưởng chữ "Thiên" và chữ "Tiên" gắn liền với những điều quá lớn lao. Nếu áp đặt cái tên lớn lao đó cho đứa trẻ mà tương lai của đứa trẻ lại không gánh vác nổi trọng trách của cái tên này thì sẽ vô cùng gây hại cho đứa trẻ đó. Chính vì vậy thay vì những từ ngữ mang ý nghĩa to tát, người xưa lại chuộng đặt tên có ý nghĩa bình dị, thậm chí là tên xấu để đứa trẻ dễ nuôi, dễ phát triển và trưởng thành bình an.
Chàng trai Cà Mau được bố mẹ đặt tên nghe "tế nhị", 90% người đọc sai ai cũng cười, gọi đúng ra nghĩa đặc biệt Một chàng trai ở Cà Mau được gia đình đặt tên "tế nhị" hiếm người đọc đúng, ai gặp anh cũng ngỡ ngàng và thẹn thùng khi cất tiếng gọi. Việc đặt tên cho con được xem như một trách nhiệm quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa và tương lai của đứa trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh...