Từng bước loại bỏ cơ sở, ngành đào tạo yếu kém
Năm 2023, Bộ GD&ĐT dự kiến không ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.
Một lớp học của Trường THCS&THPT Bá Thước. Ảnh: NTCC
Cơ bản ổn định tuyển sinh
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố Quy chế tuyển sinh đại học năm 2023. Quy chế này được trường áp dụng với các khóa tuyển sinh từ ngày 1/1/2023. Quy chế nêu rõ: Hàng năm trong Đề án tuyển sinh, trường công bố quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển/xét tuyển kết hợp hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả trường hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) – cho hay: Trong thời gian tới, nhà trường sẽ giữ chỉ tiêu tuyển sinh ổn định ở mức như hiện nay với phương thức xét tuyển chủ yếu là xét tuyển kết hợp, tinh giản theo hướng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM hoặc của các trung tâm khảo thí độc lập (nếu có) kết hợp Chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, IELTS…).
Với mỗi phương thức tuyển sinh, nhà trường quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng. Đồng thời xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh và tăng số đợt thi đánh giá tư duy. Tại buổi tổng kết công tác tuyển sinh năm học 2022 – 2023, đại diện đơn vị này cho biết: Dự kiến năm 2023 giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển tài năng; xét điểm kỳ thi đánh giá tư duy và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Riêng Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến gồm 3 đợt: Tháng 5, 6 và 7 năm 2023, tăng 2 đợt so với năm 2022.
Video đang HOT
Thí sinh tham dự Ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: NTCC
Đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
ThS Phạm Văn Thuận – Trưởng phòng Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Tây Nguyên – thông tin, nhà trường đang xây dựng Quy chế tuyển sinh đại học năm 2023. Dự kiến, công tác tuyển sinh của trường cơ bản ổn định như năm 2022. Các phương thức tuyển sinh và tổng chỉ tiêu tuyển sinh cũng không thay đổi. Tuy nhiên, một số ngành sẽ không tổ chức tuyển sinh.
Trước thông tin về công tác tuyển sinh năm 2023, các trường THPT đã và đang đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh. Cô Hà Thị Thu – Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Bá Thước (Thanh Hóa) – cho biết, trước mắt nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm tư vấn, hướng dẫn học sinh lớp 12 chọn ngành, nghề, chọn trường. Hoạt động này được lồng ghép qua buổi sinh hoạt lớp, tập thể.
Theo dự kiến, công tác tuyển sinh năm 2023 cơ bản ổn định như năm nay. “Do đó, chúng tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nghiên cứu Quy chế năm 2022 để nắm rõ phương thức tuyển sinh. Từ đó cân nhắc, lựa chọn nguyện vọng đăng ký xét tuyển phù hợp khả năng, sở thích, sở trường và mong muốn của mình” – cô Thu tư vấn.
Cô Nguyễn Phương Lan – Hiệu trưởng Trường THPT Lục Nam (Bắc Giang) – khuyến cáo, học sinh nên nghiên cứu thật kỹ cơ sở giáo dục đại học mình dự kiến đăng ký xét tuyển. Tra cứu thông tin trên website của trường đại học để tìm hiểu về Đề án tuyển sinh, quy chế tuyển sinh trường đó. Qua đó, cập nhật thông tin mới và chính thống nhất của nhà trường. “Những thông tin về chủ trương, chính sách trong tuyển sinh, chúng tôi nhắc nhở học sinh nắm bắt từ thông báo của nhà trường hoặc tìm hiểu trên website của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT” – cô Lan chia sẻ, đồng thời lưu ý: Các em không nên tra cứu lan man trên mạng, tránh bị nhiễu thông tin.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) – nhấn mạnh, Bộ đề nghị các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện Đề án tuyển sinh năm 2023. Lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh. Đồng thời, định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Mặt khác, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo về thẩm quyền và điều kiện khi mở ngành; xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là điều kiện bảo đảm chất lượng. Bộ sẽ xử lý nghiêm cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt năng lực, vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch trong tuyển sinh buộc các cơ sở đào tạo phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ người học, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo. Qua đó, giúp toàn hệ thống giáo dục đại học loại bỏ những cơ sở đào tạo, ngành đào tạo yếu kém, nâng cao chất lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo đại học từng bước được nâng cao.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, Bộ sẽ hoàn thiện quy chế tuyển sinh, các phương thức tuyển sinh và hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung cho toàn hệ thống. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Từ đó, tạo ra sự chuyển biến lớn và từng bước ổn định công tác tuyển sinh đại học trong thời gian tới.
Ngành Y học cổ truyền sẽ có chuẩn đào tạo mới
Bộ GD&ĐT, Y tế cùng các trường y dược đang gấp rút nghiên cứu, xây dựng chuẩn chương trình, chuẩn đào tạo trình độ đại học mới với ngành y học cổ truyền.
Theo kế hoạch, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được giao nhiệm vụ là đầu mối liên kết, tổ chức nghiên cứu xây dựng chuẩn chương trình đào tạo mới.
TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngày 22/6/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 17 quy chuẩn về chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Thông tư là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ.
Điều này góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng báo cáo tham chiếu khung trình độ quốc gia Việt Nam và khung tham chiếu trình độ ASEAN. Với tiếp cận quản lý chất lượng đầu ra, Thông tư số 17 được xem như một công cụ quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo.
Sinh viên y dược cổ truyền thực hành lâm sàng. (Ảnh minh họa)
Theo PGS.TS Phạm Quốc Bình, Chủ tịch Hội đồng Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, chuẩn chương trình đào tạo mới sẽ là căn cứ để Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình.
Đồng thời, đây là cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo, xây dựng các quy định về tuyển sinh. Mặt khác, đây là căn cứ để thanh tra, kiểm tra chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo.
PGS Bình cho biết, Bộ Y tế phân công cho các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc làm đầu mối xây dựng, cập nhật 11 chuẩn năng lực nghề nghiệp, đồng thời là đầu mối xây dựng 11 chuẩn chương trình đào tạo. Trong quá trình xây dựng, Học viện đã phối hợp chặt chẽ với 11 trường đại học có đào tạo ngành y học cổ truyền trên toàn quốc.
Học viện đã bám sát Thông tư số 17 để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại học, gồm 8 mục: Mục tiêu của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo, khối lượng học tập, cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ, cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu.
Liên quan việc xây dựng chuẩn mới, TS Phạm Văn Tác, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế lưu ý Học viện Y dược học cổ truyền cùng nhóm xây dựng cần bám sát các cơ sở pháp lý, các cơ sở khoa học. Chương trình đào tạo cần bám theo hệ thống y học cổ truyền.
Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ sớm có buổi làm việc để thống nhất một số nội dung, nhằm giúp nhóm xây dựng sớm hoàn thiện chương trình.
Đề xuất quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học. Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa để định hướng cho người học Theo dự thảo, đào tạo từ xa là hình thức đào...