Tục mua con: Một đứa trẻ = 1 trâu + 2 gà
Đứa trẻ mập mạp trên lưng chị Bàn Thị Nghến vừa trong 1 năm tuổi. Chồng chị đã mua nó về lúc còn đỏ hỏn với giá 1 con trâu, 2 con gà.
19 tuổi lấy chồng, đứa con đầu lòng sinh non đã mất ngay khi vừa ra đời. Thấy vợ sau khi mất con cứ ra vào lầm lũi, chồng Nghến đã mua đứa con mới sinh của một gia đình người Thái về cho vợ.
Hiện nay, ở Nậm Mười, gia đình bà Đặng Thị Phan (thôn Bó Sưu, xã Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái) đang giữ kỷ lục về số “con mua” với 8 người. Người phụ nữ già nua, khắc khổ ngượng ngùng kể về những đứa con, mà mình đi mua về.
Bàn Thị Nghến và đứa con mua vừa tròn 1 năm tuổi
“Tao lấy chồng từ năm 15 tuổi. Đứa con đầu tiên tao mua về là sau khi cưới chồng tao một thời gian mà không đẻ được đứa con nào. Mua con về chồng nó lại bảo “con nó bé thế này khó nuôi lắm rồi cũng chết mất thôi” thế là tao mua thêm 7 đứa nữa về nuôi.
Tổng cộng chúng tao mua 8 đứa (7 trai, 1 gái) những nghèo quá, đói quá, mà đứa nào cũng còn đỏ hỏn không có sữa cho chúng nó ăn chỉ có nước cơm và cháo nên chết mất 4 rồi chỉ còn sống bốn đứa thôi. Bốn đứa lớn của tao cũng lấy vợ, lấy chồng, mỗi đứa chúng nó cũng mua một đứa con người Thái về nuôi rồi đấy!”.
Bà Đặng Thị Phan
Không giống bà Phan, nhưng đứa con mua của Bàn Thị Mụi lại có một số phận éo le khác. Bà chỉ vào đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi tên Páo gầy gò, đen nhẻm đang thập thò ngoài sân kể: “Tao mãi mà cũng không đẻ được cho chồng đứa con nên xuống núi tìm nhà người Thái mua một đứa về nuôi cho chồng đỡ buồn.
Bố mẹ đẻ nó bỏ nhau, có 2 đứa con chia mỗi người một đứa. Bố nó nghiện thuốc phiện nên bán con đi hút thuốc. “Tao” đến trả cho bố nó 1 trâu với cái vòng bạc nhưng nó không chịu, chỉ đòi lấy tiền để mua thuốc. Nhà tao cũng nghèo mà nhưng bây giờ thỉnh thoảng bố nó lại lên thăm mỗi lần đều phải có ngô, gạo, hoặc gà cho bố nó làm quà mang về”.
Video đang HOT
Không chỉ riêng bà Phan, bà Mụi, mà trong một xã có khoảng hơn 3.000 nhân khẩu, người Dao chiếm 95% dân số, còn lại là người Kinh và người Thái như Nậm Mười thì hầu như gia đình người Dao nào cũng có “con mua”.
Bà Phan và những đứa “cháu mua” của mình
Khi được phóng viên hỏi tại sao nghèo thế, đói thế, khổ thế sao cứ đi mua nhiều con về thì làm sao mà nuôi được. Bà Mụi nói: “Ở đây, nhà nào người dân tộc tao (người Dao) cũng có “con mua”, tao mới mua có 1 đứa nhưng chúng nó mua 3, 4, 5 đứa cơ mà. Có nhà vì không sinh được, có nhà nhiều con trai nó muốn con gái, có nhà nhiều con gái nó muốn con trai, phải mua nhiều về vì khó nuôi lắm, đói quá, rét quá chúng nó cũng chết nhiều mà”.
Không biết có từ bao giờ nhưng đến nay tại xã vùng cao Nậm Mười – Văn Chấn – Yên Bái tục mua con vẫn còn tồn tại. Trước đây có nhà mua tới 8 người, 10 người con về nuôi, đến giờ không còn nhiều như thế nhưng hầu hết gia đình người Dao nào cũng có “con mua”.
Nhiều năm trước việc mua con, bán con không âm thầm như bây giờ. Thời điểm đó. mỗi khi chợ phiên người muốn bán sẽ mang con mình đi và rao bán như… bất kỳ một món hàng nào. Còn người muốn mua thì sẵn sàng cò kè, trả giá bớt 1 trâu, thêm một lợn hay thêm bao nhiêu tiền để mua đứa trẻ về nuôi. Nay hoạt động mua bán không còn lộ liễu nữa người nào muốn mua con thì phải tìm tới tận nhà những gia đình người Thái đông con để mua…
Hầu như gia đình người Dao nào ở Nậm Mười cũng mua con về nuôi
Thông thường “giá” của một đứa trẻ là 1 con trâu 3-4 tuổi và 2 con gà. Chỉ cần mang đủ số trâu và gà thì có thể mang đứa trẻ về nuôi.
Theo tục lệ của người Dao, khi mới mang đứa trẻ về đều phải đặt cùng một tên là Páo. Khi đứa con nuôi được 12-13 tuổi, cha mẹ nuôi cúng “ma nhập” rồi sau đó mới có tên chính thức. Khi đứa “con mua” lớn lên, cha mẹ nuôi đều phải nói rõ thân phận cho chúng nghe. Thế nhưng hầu như chẳng đứa nào trở về nhà, đến chơi hay thăm bố mẹ đẻ của mình.
Ông Bàn Thừa Phúc, chủ tịch xã Nậm Mười ngập ngừng khi trả lời phóng viên: “Mua con về nuôi đã có từ nhiều đời nay và trở thành cái lệ khó bỏ của người Dao rồi. Mặc dù cuộc sống khó khăn, nghèo đói, khắc nghiệt nhưng khi cần họ vẫn sẵn sàng tìm và mua vài đứa con về nuôi. Hầu hết các gia đình này không có con gái, con trai hoặc không sinh được con nên tìm mọi cách mua con về nuôi cho bằng được.
Lãnh đạo xã, thôn bản cũng cố gắng vận động, tuyên truyền rất nhiều nhưng không thay đổi gì nhiều. Cấm thì họ lén lút đi mua, họ thỏa thuận với nhau rồi nên chính quyền cũng bó tay không làm gì được”.
Theo 24h
Mất cả cơ nghiệp vì một tin nhắn
Bản Hoàng Liên Sơn 1, xã Nậm Xe (Phong Thổ, Lai Châu) xảy ra những câu chuyện đau lòng. Chỉ vì một tin nhắn trúng thưởng mà có người mất cả gia tài hoặc một bếp gas kém chất lượng nhưng bỏ ra 3 triệu đồng để mua...
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số bà con dân tộc vùng cao Tây Bắc, nhiều kẻ lừa đảo biến họ đã thành "miếng mồi" ngon. Chúng giở đủ chiêu trò để vét cạn túi của bà con, nào là dụ dỗ mua hàng chất lượng cao, mua một tặng hai, tin nhắn trúng thưởng... Từ những chiêu lừa này, không ít người đã mất tiền triệu.
Cách đây ít ngày, ông Giàng A Sang, Bí thư Chi bộ bản Hoàng Liên Sơn 1, đã mất một con trâu và chiếc xe máy vì tin nhắn trúng thưởng. Ông Sang kể, hôm 6/11, điện thoại của con trai ông là anh Giàng A Sà nhận được tin nhắn của một số điện thoại lạ thông báo như sau: Thuê bao của bạn trúng thưởng 238 triệu đồng. Cả gia đình ông Sang rất vui vì đó là số tiền chưa bao giờ ông được nhìn thấy. Một lát sau, Sà điện lại hỏi về giải thưởng, phía bên kia một người tự xưng là Văn Sĩ Hùng là nhân viên của tổng đài Viettel. Người này liền hướng dẫn Sà cách nhận giải thưởng.
Các bước được tiến hành như sau. Trước tiên, bạn phải đi mua thẻ cào điện thoại tương đương với giá tiền là 7 triệu đồng vào số điện thoại vừa gọi để Hùng lo thủ tục. Người đầu kia còn nhấn mạnh, chỉ thẻ Viettel không nhận thẻ khác. Việc lấy số tiền này phải qua nhiều cửa, bạn gửi thẻ để mình đổi ra tiền lo lót trước, giải thưởng sẽ về nhanh.
Con trâu là đầu cơ nghiệp, nhưng giờ ông Sang mất cả trâu lẫn xe máy. Chuồng trâu giờ trống rỗng. Ảnh: Nông nghiệp VN
Nghe xong, cha con ông Sang vét hết số tiền trong nhà và vay mượn anh, em một ít. Có tiền hai cha con ông đi mua thẻ điện thoại. Hôm đó, gia đình ông gom hết cả thẻ cào điện thoại của xã Nậm Xe mới đủ số tiền tương đương. Thấy mua nhiều thẻ mọi người hỏi mua làm gì nhưng ông Sang chẳng cho ai biết. Chuyện nhận được tin nhắn trúng thưởng ông cũng giấu mọi người trong bản. Đêm hôm đó, hai cha con ông, người cào, người nộp hết số thẻ thì phía bên kia hướng dẫn ông đốt hết. Hai cha con ông Sang cứ hì hục làm theo.
Nắm bắt được "mỏ" tiền dễ khai thác, sáng 7/11, Hùng gọi vào máy Sà bảo rằng: Nếu nộp thêm thẻ, số tiền thưởng sẽ tăng lên 380 triệu đồng. Cụ thể, Hùng nộp thêm 17 triệu đồng nữa cho Hùng lo tiếp thủ tục. Thẻ nộp xong sẽ có người mang giải thưởng đến.
Trước số tiền lớn, nhưng giải thưởng lớn gấp trăm lần khiến hai cha con ông Sang không khỏi phấn khởi. Người con thì bán chiếc xe máy được 10 triệu đồng, còn người cha bán một con trâu 10 triệu đồng. Có tiền cả nhà ông chia nhau mỗi người một ngả, chạy khắp huyện Phong Thổ để gom đủ thẻ cào chuyển cho Hùng.
Khi đó, ông Sang chỉ nghĩ rằng, mất 24 triệu mà được 380 triệu đồng cũng đáng. Ông nạp đủ tiền, Hùng lại gọi điện và yêu cầu ông phải đốt hết những thẻ cào vừa rồi. Lần này Hùng còn bảo, lát nữa sẽ có công an đến nhà dẫn ông xuống Kho bạc huyện lĩnh thưởng, nhớ mang theo Chứng minh thư nhân dân. Tuy nhiên, chờ đến chiều cũng không có ai đến nhà.
Sáng hôm sau có một người gọi điện cho ông và tự xưng Trương Mạnh Hải là công an, đang mang tiền đến. Hải bảo ông Sang rằng, nếu ông nộp tiếp 24 triệu đồng nữa qua điện thoại sẽ nhận thêm giải thưởng 700 triệu đồng. Đây là giải thưởng tôn vinh khách hàng, nạp thẻ càng nhiều, tiền thưởng tăng lên.
Lúc này ông Sang nghĩ số tiền nộp lần trước chưa được lĩnh thưởng, giờ chúng lại "câu" thêm? Nghi ngờ, ông Sang hỏi lại người tự xưng là Hùng hôm trước: "Sao chưa thấy giải thưởng đâu". Tay Hùng kia còn bảo: "Có người đang mang lên bản cho ông, cứ ở nhà đợi nhé".
Mấy ngày hôm đó, cả nhà ông ngồi đợi trong vô vọng, tiền thưởng không thấy đâu. Lúc này, ông Sang mới biết mình bị lừa thì đã muộn. Ông liên tục gọi điện cho mấy người đã gọi liên hệ với ông, chúng đều đã lặn mất tăm.
Trong căn nhà đất ẩm thấp đầy mùi khói của trưởng bản Hoàng Liên Sơn 1 Lìu A Phong chẳng có gì đáng giá. Ở góc bếp có một bếp gas hoen rỉ. Ông Phong kể, cách đây hơn 2 năm có mấy người miền xuôi tự xưng là nhân viên của một công ty bếp gas nổi tiếng ở Hà Nội. Họ quảng cáo vì đời sống bà con đồng bào khó khăn nên công ty mang lên tận đây bán với giá rẻ. Bán ở Hà Nội giá lên đến 10 triệu đồng nhưng ở đây bà con có hoàn cảnh khó khăn nên bán ưu đãi. Mỗi bếp giá 2,8 triệu kèm theo 10 phần thưởng gồm bát, nồi, chảo... Sau khi có bếp người dân phải bỏ ra 500.000 đồng mua bình gas.
Ông Phong tâm sự: "Hôm đầu tiên có bếp, bật bếp gas nấu, cả nhà thích lắm. Đêm nằm ngủ, vợ bảo từ nay không phải mất công lấy củi nữa. Thấy mình mua và nấu thử ai cũng thích. Nấu bằng bếp gas rất nhanh và sạch sẽ, cũng vì thế mà cả bản kéo nhau mua. Đợt đó chỉ có những hộ gia đình nghèo không mua, còn lại ai cũng sắm cho nhà mình một bếp".
Vợ trưởng bản Lìu A Phong bên chiếc bếp hoen gỉ. Ảnh: Nông nghiệp VN.
Thấy một nhà mua, nhà khác cũng đua đòi. Nhà nào không có tiền cũng vay mượn để mua bằng được. Và trong vòng hai ngày những kẻ lừa đảo đã bán cho người dân 28 bếp. Nghe câu chuyện về bếp gas thì anh Giàng A Mua, nhà cạnh trưởng bản, cũng kể: "Ngày trước tôi cũng mua một cái. Sử dụng được 2 tháng rồi tôi để xó bếp, sau đó bọn nhỏ đổi kem rồi".
Anh Mua nói thêm, tụi bán bếp nói bếp này nấu mãi mãi, bà con cứ nấu thoải mái không hết gas. Nghe vậy, có nhiều người nấu ngày, nấu đêm chỉ được một tuần thì không cháy nữa. Lúc đó muốn hỏi thì chúng đã rời khỏi bản rồi. Bà con xuống thị xã Lai Châu vào những chỗ bán bếp gas tìm hiểu. Các chủ cửa hàng gas bảo bếp đó giá chỉ 300 ngàn đồng, cộng với một bình gas 500.000 đồng. Nhà nào nấu ít được ba tháng, cứ hết gas thì đem ra đổi bình giá 300.000 đồng/bình.
"Ở đây củi trên rừng nhiều tội gì mà sử dụng gas, cái ăn còn không có, mỗi tháng nhà nào nấu tiết kiệm cũng mất 100.000 đồng. Cũng vì thế mà 28 cái bếp ở bản may còn vài cái, còn lại bán sắt vụn hết rồi", anh Mua cho hay.
Theo VNE
"Con ơi! Cha chết biển rồi!" "Cha ơi, răng cha đi luôn không về để anh em con bơ vơ thế này. Hôm trước cha nói, "mi phải nghỉ học sớm, lớn lên rồi cũng theo cha ra biển thôi con ạ", giờ cha đi rồi con biết theo ai ra biển cha ơi!..". Mấy ngày nay, người dân xóm Thọ Đồng, xã Quỳnh Thọ (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ...