Tuần lễ chống bắt nạt
Hàng năm, tại vùng Flanders (nói tiếng Hà Lan, thuộc Bỉ) đều tổ chức Tuần lễ chống bắt nạt từ 22-2 đến 1-3. Không chỉ trường học mà các hội cha mẹ học sinh, tổ chức thanh thiếu niên, câu lạc bộ thể thao, cơ quan truyền thông… cũng vào cuộc.
Ảnh minh họa
Trong Tuần lễ chống bắt nạt 2019, các con tôi về nhà với bốn chấm tròn nhỏ vẽ đối xứng trên mu bàn tay. Chỉ 4 chấm nhỏ làm sao chống lại bắt nạt? Con trai 8 tuổi của tôi giải thích: “Đó là 4 thông điệp chống bắt nạt: Tôi nhận thấy bắt nạt là không tốt và sẽ chẳng bao giờ làm điều này; Tôi sẽ nói ra điều này nếu cảm thấy buồn tủi hoặc sợ hãi vì bị bắt nạt; Tôi không tẩy chay ai, đối với tôi mọi người nên bên nhau; Tôi sẽ cố gắng đứng lên bảo vệ người bị bắt nạt”. Khi đến trường mẫu giáo và tiểu học, lúc giơ tay ra để vẽ 4 chấm nhỏ, các bạn trẻ cùng lúc được giáo dục ý thức: không bắt nạt ai và cũng cố gắng để không bị ai bắt nạt. Còn ở cấp trung học, các poster dán khắp hành lang mang thông điệp “Nếu cảm thấy bị bắt nạt, hãy nói chuyện với thầy cô hoặc chuyên gia tâm lý. Họ luôn có mặt nếu các em cần”.
Nhưng thế nào là bắt nạt? Tôi nghĩ không nên để khi thành to chuyện (bị đánh hội đồng, tung clip lên mạng, trẻ phẫn uất tự tử…) mới biết, mới phẫn nộ, mới rầm rộ lên án. Lúc đó đã quá muộn.
Một cô gái 21 tuổi ở vùng này từng kể ra những trải nghiệm thời đi học để bổ sung nhận thức về bắt nạt. Những câu nói tưởng vô hại, cái nhìn khinh miệt, cử chỉ dè bỉu… cũng làm những tổn thương tích tụ và ảnh hưởng tâm lý trẻ em. “Tôi bị bắt nạt từ lớp Một đến lớp Bảy. Trời ơi, 7 năm cơ đấy, tức là 1/3 quãng đời tôi đã sống. Bắt đầu là những câu nói bâng quơ nhằm vào tôi như đồ nhát như cáy, yếu như sên, con cận lòi kìa… Theo năm tháng, mọi chuyện càng nặng nề hơn, những câu nói này cứ vang tiếp trong đầu tôi. Khi tôi kể với thầy cô, chúng chửi tôi là đồ hóng hớt, mách lẻo. Học cao lên thì bắt nạt cũng tinh vi và xoáy vào thân thể hơn. Chúng bảo tôi xấu và bẩn vì lông măng ở tay và chân sẫm màu, răng tôi giống răng ma cà rồng…”.
1, 2, 3… Hành động! Đó là khẩu hiệu thường trực của “Mạng lưới Người Flanders chống nạn bắt nạt” do 3 tổ chức đầu não gồm Go!Ourders, KOOGO và VCOV (chuyên về giáo dục, phụ huynh học sinh, trường học) nêu ra và quảng bá hàng năm. Mạng lưới này cung cấp kinh nghiệm chống bắt nạt, hỏi – đáp miễn phí, tổ chức các cuộc thảo luận về đề tài này cho cha mẹ học sinh trong Tuần lễ chống bắt nạt. Theo những cuộc thăm dò, khảo sát liên tục từ hàng ngàn học sinh ở nhiều lứa tuổi, người ta đưa ra con số trung bình, cứ 5 đứa trẻ ở Flanders thì có 1 trẻ bị bắt nạt. Cứ 20 trẻ thì có 1 trẻ bị bắt nạt hàng ngày. Bắt nạt ở trường học tiếp tục diễn ra và là vấn đề cần cảnh tỉnh, giải quyết thường xuyên, lâu dài.
Từ 2012 đến 2016, các nạn nhân của tệ bắt nạt đã giảm từ 25% xuống 20%. Nhưng các chuyên gia vẫn nhắc nhở trên tờ Klasse: Cần tiếp tục cảnh giác, chú ý. Trường học phải tiếp tục tham gia chiến dịch chống bắt nạt hàng năm. Kênh truyền hình chiếu phim, cung cấp clip chống bắt nạt, các đường dây nóng, các trang web… sẵn sàng nghe tâm sự của trẻ em, hướng dẫn cha mẹ cách nhận ra dấu hiệu con bị bắt nạt và trợ giúp biện pháp giúp con vượt qua sang chấn tâm lý. Nếu muốn, tôi cũng có thể vào các trang web này để tải poster miễn phí, in ra và dán trước cửa nhà, góp một chấm nhỏ nâng cao nhận thức về chống bắt nạt.
Video đang HOT
MAI KHANH
Theo sggp
'Hội phụ huynh' được đề xuất loại khỏi luật Giáo dục sửa đổi
Việc có ban đại diện cha mẹ học sinh hay không là sự tự nguyện, không nên thuộc nhóm đối tượng quản lý của Bộ Giáo dục.
TS Thái Thị Tuyết Dung. Ảnh: Mạnh Tùng.
Ngày 16/1, góp ý các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi), TS Thái Thị Tuyết Dung (trưởng môn Luật Hành chính, Đại học Luật TP HCM) cho rằng, nên bỏ quy định về việc "ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh" tại khoản 2 Điều 102. Bởi các cơ sở giáo dục tư thục hiện nay không có ban đại diện cha mẹ học sinh vẫn hoạt động bình thường. Có hay không ban đại diện là sự tự nguyện, không nên thuộc nhóm đối tượng quản lý của Bộ Giáo dục.
"Trong bối cảnh xã hội phát triển về công nghệ thông tin hiện nay, sự liên lạc giữa gia đình và nhà trường rất thuận lợi, hội cha mẹ học sinh chỉ nên là tổ chức tự nguyện", bà Dung nói. Trong trường hợp bắt buộc phải có ban đại diện cha mẹ với cơ sở giáo dục thì cần xác định rõ, nếu không thành lập thì có bị xử lý gì hay không.
Bà Trịnh Anh Nguyên (hơn 10 năm làm trong hội phụ huynh) chia sẻ, ban đại diện có hay không là tùy thuộc trường công hay tư. Nên nếu thấy sự tích cực của ban sẽ góp sức xây dựng và ngược lại. "Tôi đồng ý là có nhiều điểm chưa tốt ở ban đại diện tại nhiều trường. Nếu ban không chuyên nghiệp, tôi không tham gia", bà Nguyên nói và góp ý ban đại diện cha mẹ học sinh cần được bồi dưỡng kỹ năng hoạt động, phát ngôn, ứng xử với phụ huynh.
Dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) cho rằng, cần giữ quy định ban đại diện trong dự thảo luật, bỏ sẽ không thể ban hành các văn bản dưới luật quy định cụ thể điều lệ hoạt động của tổ chức này.
Trong thực tế, ông Khương đánh giá cao vai trò ban đại diện cha mẹ học sinh. Để ban này hoạt động hiệu quả, hướng tới các mục tiêu tích cực cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đại diện phụ huynh, nhà trường.
Khác quan điểm với bà Tuyết Dung, PGS Phan Nhật Thanh (Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật TP HCM) nói không thể bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh, bởi nếu xã hội hóa giáo dục mà không có ban thì ai sẽ làm. Điều cần thiết là làm rõ vai trò của họ hơn để hỗ trợ mục tiêu này.
"Không thể quy chụp tất cả các ban đại diện lợi dụng quyền hạn để lạm thu. Ban này có vai trò lớn phối hợp với trường, tìm ra những cách thức để học sinh có môi trường học tập tốt hơn", ông nói.
Việc giữ hay bỏ hội phụ huynh trong trường phổ thông được dư luận đặc biệt quan tâm hồi đầu năm học 2017-2018, khi một phụ huynh gửi đơn lên chính quyền TP HCM và cơ quan quản lý giáo dục đề nghị "giải tán Ban đại diện cha mẹ học sinh".
Ông Nguyễn Hùng Khương phát biểu góp ý. Ảnh: Mạnh Tùng.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về quy định tự chủ và quản lý nhà nước. PGS Nguyễn Văn Vân (Đại học Luật TP HCM) nêu quan điểm, trái khái niệm tự chủ ở bậc đại học là tài chính, nhân sự - tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, ở bậc phổ thông cần có giới hạn.
Nói về khái niệm tự chủ trong giáo dục, các nước tiên tiến thường dùng từ "tự trị", xuất phát từ tư tưởng tự do học thuật. Trong khi đó, ở Việt Nam, tự chủ chỉ bó hẹp trong tài chính. "Chúng ta đang lấy tài chính làm trục chính để nói về tự chủ, có tiền là có quyền, rất là thực dụng", ông thẳng thắn.
Nếu ở bậc đại học, tự chủ tài chính là tự chủ tạo lập, sử dụng nguồn thu thì ở bậc phổ thông phải là sự tự chủ phân phối nguồn tài chính, không tạo lập. Trao quyền tạo lập nguồn thu cho trường - sẽ dễ xảy ra tình trạng lạm thu.
TS Phạm Thị Ly (Đại học Nguyễn Tất Thành) nhận xét, dự thảo Luật giáo dục hiện chứa đựng những điểm tích cực, tiến bộ, trong đó sự đa dạng, tôn trọng điều khác biệt, khuyến khích đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, chương trình phổ thông hiện nay nặng bởi các trường không có quyền thay đổi. Một mặt họ phải dạy đủ chương trình chung, mặt khác phải dạy các chương trình mà phụ huynh, xã hội cần.
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng góp ý cần bổ sung quy định để khẳng định Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác phải chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động và chất lượng giáo dục tại các cơ sở trực thuộc trong phạm vi được giao. Trên thực tế, các cơ sở giáo dục không thuộc Bộ Giáo dục thì bộ không kiểm soát được những nội dung như tổ chức, nhân sự, chất lượng giáo dục.
Một số đại biểu lại đề xuất cần thêm nội dung của UBND cấp tỉnh, huyện để cụ thể vai trò quản lý với các cơ sở giáo dục, phân cấp và chịu trách nhiệm cụ thể với đối tượng quản lý.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Học sinh trường ở Hà Nội uống nước nhiễm trực khuẩn mủ xanh: Hiệu trưởng nói gì? Trước sự việc nhiều phụ huynh trường Tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai, Hà Nội bức xúc khi con phải sử dụng nước uống không đảm bảo, hiệu trưởng nhà trường đã lên tiếng. Sáng 28/12, Bà Lê Thị Thêu, Hiệu trưởng trường Tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, đơn vị cung cấp nước Việt...