Tựa game cần gần… 70 triệu mới mua hết DLC
Train Simulator 2016 – phiên bản mới nhất của dòng game mô phỏng có tổng cộng 230 bản DLC tất cả.
Trước kia để bổ sung nội dung cho một tựa game có sẵn, các nhà làm game thường dùng khái niệm “ bản mở rộng” (expansion). Nhưng lớp game thủ ngày nay chắc hẳn cảm thấy quen thuộc hơn với thuật ngữ “DLC” – viết tắt của “downloadable content” hay “nội dung có thể tải về được”. Về bản chất chúng không khác gì nhau, tuy nhiên DLC thường có dung lượng nhỏ, đa dạng và không nhất thiết phải liên quan tới cốt truyện hay gameplay của trò chơi, ví dụ như các DLC bổ sung trang phục cho nhân vật.
Chính vì vậy, nhiều hãng phát triển bắt đầu lạm dụng DLC như một hình thức thu lợi nhuận bằng cách phát hành càng nhiều càng tốt thay vì chăm chút cho sản phẩm chính. Thậm chí đã có trường hợp game phát hành cùng với cả DLC ngay trên đĩa, nhưng người chơi buộc phải bỏ thêm tiền mới mở khóa được phần nội dung ẩn đó.
DLC thường có giá dao động trong khoảng 10 đến 20 USD tùy thuộc vào khối lượng nội dung, còn cao hơn mức đó sẽ rơi vào tầm cỡ một bản mở rộng (expansion). Về số lượng, những tựa game bán hàng tá trang phục cho nhân vật dưới dạng DLC trong vòng đời của mình sẽ cho ra mắt khoảng vài chục DLC là nhiều nhất.
Những tựa game phát hành nhiều DLC thường bị cộng đồng game thủ nhìn vào với ánh mắt kì thị, nhưng vẫn tồn tại trường hợp ngoại lệ khi một sản phẩm đi kèm không chỉ hàng chục mà lên tới cả trăm bản DLC mà vẫn được đông đảo fan hâm mộ vui vẻ chấp nhận. Chúng ta đang nói tới dòng game mô phỏng tàu hỏa Train Simulator.
Tìm kiếm cái tên Train Simulator 2016 trên Steam, các bạn sẽ thấy nó bao gồm tổng cộng 230 gói DLC tất cả, mỗi trong số chúng còn có giá không hề rẻ chút nào khi rơi vào khoảng từ 20-40 USD. Thử đưa toàn bộ 230 DLC vào giỏ hàng với khuyến mải giảm giá đến 40%, người chơi vẫn phải bỏ ra khoản tiền chóng mặt là hơn 3000 USD (tương đương 67 triệu VND).
Video đang HOT
Danh sách DLC dài tới 3 trang của Train Simulator 2016 trên Steam.
Tại sao một tựa game có vẻ tham lam như vậy lại không hề bị cộng đồng game thủ tẩy chay? Thực chất toàn bộ số DLC này đã được phát hành trải dài xuyên suốt series Train Simulator chứ không chỉ dành riêng cho phiên bản 2016. Là một tựa game mô phỏng tàu hỏa rất chi tiết với đủ mẫu mã từ tàu chạy than cho tới siêu tốc đệm từ trường, mỗi DLC phía trên chứa một mẫu nhất định với khối lượng nội dung khá lớn, lý do mà hãng phát triển không thể đưa tất cả chúng vào trong game. Dù sao thì đối với người chơi thông thường thì nhiều khả năng những mẫu tàu mặc định là đã đủ để “nghịch ngợm” thoải mái.
Ngoài ra, Train Simulator không hề phát hành một phiên bản game mới hàng năm như cái tên của nó gợi ý mà thực chất, hãng Dovetail Games chỉ cập nhật chỉnh sửa lỗi, thêm vào một số tính năng mới trước khi đổi tên trò chơi thành 2015, 2016… mà thôi. Như vậy xem ra Train Simulator còn đỡ tốn kém hơn Call of Duty rất nhiều đấy chứ?
Theo Gamek
Những tựa game có bản mở rộng hay nhất lịch sử
Không ít những bản mở rộng với phong cách DLC đích thực nhưng được đánh giá rất cao, đôi khi vượt qua cả tựa game gốc
Việc ra mắt những bản DLC trong thời gian vừa qua đã trở thành trào lưu của nhiều tựa game đỉnh, giống như một dạng "vắt sữa" mà không muốn làm một tựa game hoàn toàn mới với lối chơi và phong cách y chang tựa game cũ. Những DLC sở hữu phần chơi mới, những bộ trang phục và item mới luôn khiến cho những fan cuồng phải háo hức thậm chí bỏ tiền tấn ra để sở hữu chúng.
Thế nhưng trước đó, đã có không ít những bản mở rộng với phong cáchDLC đích thực nhưng được đánh giá rất cao, đôi khi vượt qua cả tựa game gốc. Hãy cùng điểm lại 10 tựa game như vậy:
Dishonored: The Brigmore Witches
Bản cập nhật đầu tiên của tựa game hành động bí mật Dishonored mang tên The Knife of Dunwall đã sửa được không ít lỗi trong tựa game gốc, thế nhưng mãi đến bản DLC tiếp theo mang tên The Brogmore Witches, toàn bộ cốt truyện mới được hé lộ đầy đủ khi hai nhân vật chính Corvo Attano và sát thủ Daud cùng xuất hiện, tạo ra trải nghiệm vô cùng mỹ mãn cho game thủ thưởng thức.
Call of Duty: United Offensive
Là bản mở rộng của phiên bản Call of Duty đầu tiên, những trận đấu đầy bi tráng trong phiên bản United Offensive như Battle of the Bulge hay trận đánh Kursk đã khiến không ít người trở thành fan của dòng game bắn súng nổi tiếng nhất thế giới này.
XCOM: Enemy Within
Enemy Within có cách tiếp cận game thủ khác hoàn toàn so với phiên bản game gốc. Thay vì tạo ra những màn chơi mới, những nội dung hoàn toàn mới để níu chân game thủ, thì DLC này lại đưa người chơi quay trở lại chính tựa game gốc nhưng với sự hiện diện của rất nhiều những nội dung mới, những cốt truyện mới mà các fan của dòng game này rất háo hức khám phá.
Mass Effect 2: Lair of the Shadow Broker
Xét tới những tựa game với cốt truyện sâu sắc, thì bản DLC Lair of the Shadow Broker có sức hút nhất khi liên quan khá mật thiết tới cốt truyện chính tuyến của tựa game gốc. Nhờ có DLC story này mà đến Mass Effect 3, người chơi mới thật sự hiểu về nhân vật Liara T'Soni, một trong những người rất quan trọng trong cả dòng game.
The Chronicles of Riddick: Assault on Dark Athena
Cho đến thời điểm hiện tại, những tranh cãi vẫn tồn tại một cách gay gắt về việc liệu có nên coi Assault on Dark Athena là một tựa game độc lập hay chỉ đáng được coi là một DLC cốt truyện với chất lượng cao, được cộng đồng game thủ đánh giá tốt hay không.
Chuyển dịch từ Butcher's Bay nổi tiếng trong phần đầu của tựa game, giờ đây chàng thợ săn Riddick phải tìm đường thoát khỏi một con tàu toàn những tên lính đánh thuê, cùng những tên người máy đầy nguy hiểm dưới sự điều khiển của Thuyền trưởng Gale Revas.
Theo Gamek
Ngoại truyện Đế Chế có bản mở rộng đầu tiên sau 13 năm lặng tiếng Sau 13 năm kể từ ngày ra mắt, phiên bản ngoại truyền thần thoại của Đế Chế (AOE) lần đầu tiên có một bản mở rộng mới. Age of Mythology là tựa game chiến thuật thời gian thực mang yếu tố kỳ bí, thần thoại (Tiên truyện) do hãng phát triển Ensemble Studios thực hiện. Đây là một phụ bản trong series Age...