Tự ý sử dụng thuốc chống say tàu xe có thể làm rối loạn chức năng gan, thận
Hiện đang vào mùa du lịch, nhiều người do sợ say xe nên đã tự ý mua thuốc chống say tàu xe để uống nhưng theo các bác sĩ không nên lạm dụng loại thuốc này.
Bác sĩ Trần Tất Đạt chia sẻ trên báo Sức Khỏe & Đời sống rằng, say tàu xe thường gặp nhất ở trẻ em từ 3 – 12 tuổi (lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ tiền đình ốc tai). Với người trưởng thành, phụ nữ hay gặp hơn nam giới. Triệu chứng say tàu xe thường diễn ra theo chiều hướng leo thang. Bắt đầu bằng cảm giác khó chịu trong người, dễ ngủ gật, buồn nôn. Cảm giác chóng mặt, buồn nôn càng lúc càng dữ dội hơn, kèm theo toát mồ hôi, tiết nước bọt và kết cục thường là bị nôn mửa, đôi khi lạnh toàn thân.
Thực tế, say tàu xe chỉ là một triệu chứng nhất thời, thường chấm dứt khi chuyến hành trình kết thúc và không để lại di chứng lâu dài với sức khỏe. Tuy nhiên những người mắc chứng say tàu xe thường tự ý ra các tiệm thuốc tây mua thuốc uống để hạn chế các triệu chứng say mà không biết rằng việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Tránh lạm dụng thuốc chống say xe vì dễ gặp tác dụng phụ
Chị Nguyễn Thị Bích Ly (trú tại phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Mỗi dịp hè Ly thường đi du lịch với gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, chị Ly bị say xe rất nặng nên mỗi lần chuẩn bị lên xe thường ra tiệm thuốc mua và uống thuốc chống say xe.
Chị Ly chia sẻ thêm: “Nhiều khi em cũng thắc mắc, lo lắng những tác dụng phụ khi uống thuốc vì mỗi lần mua là lại thấy tiệm thuốc bán cho một loại khác nhau, nhưng vì say xe nên trước mắt em cứ uống cho đỡ mệt đã”.
Tương tự như chị Ly, chị Hoàng Thị Thu Hiền (trú tại xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: Các con của chị đứa nào cũng bị say xe nên mỗi lần về quê nội ở Quảng Nam, chơi chị thường mua thuốc hoặc miếng dán chống say xe cho các con dùng. Có lần, bé Minh con chị mới 8 tuổi sau khi dùng miếng dán chống say xe đã có biểu hiện chóng mặt, hoảng loạn, tim đập nhanh, khó thở. Chị nhanh chóng đưa con vào bệnh viện thì các bác sĩ cho biết: bé bị tác dụng phụ về mặt thần kinh của thuốc chống say xe.
Liên quan tới loại thuốc chống say xe, ông Nguyễn Đình Diệm, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết trên báo VTV, hiện nay, thị trường dược phẩm có nhiều loại thuốc chống say tàu xe với nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng dùng được các loại thuốc này. Bởi ngoài tác dụng chống say tàu xe các loại thuốc này còn có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ, mất định hướng, nhìn mờ, táo bón, rối loạn tâm thần; ít gặp hơn là lú lẫn, khó tiểu…
Trong đó, có những loại thuốc không sử dụng cho trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú. Có những loại thuốc chống say tàu xe chuyển hóa qua gan, thận nên phải thận trọng khi dùng cho người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già. Riêng những người hay bị say tàu xe lại có tiền sử bệnh tim mạch, tiêu hóa nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Nhiều loại thuốc say tàu xe được khuyến cáo không nên lạm dụng vì có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Do đó, tốt nhất để tránh các tác dụng phụ, ngoài phương án chọn thuốc tây thì những người hay say tàu xe có thể lựa chọn thảo dược để chống say tàu xe an toàn như tinh dầu, trà gừng, kẹo gừng. Bên cạnh đó, khi đi xe nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng, mát, khi xe di chuyển nên nhìn phong cảnh trước mặt, không nên nhìn sang hai bên, không đọc sách báo, xem điện thoại…
Video đang HOT
An Dương
Theo vietQ
Bỏ túi ngay những loại thuốc "không thể không mang" trong mỗi chuyến đi chơi xa
Nếu bạn đang "pack đồ" để chuẩn bị cho chuyến du lịch dài hơi của mình trong dịp nghỉ lễ này thì đừng quên mang theo một số loại thuốc "cứu nguy" trong mọi tình huống sau đây nhé!
Trước khi bắt đầu một chuyến du lịch nào đó, chúng ta sẽ phải list ra rất nhiều thứ để mang theo. Trong đó, có một số loại thuốc luôn cần phải có trong vali du lịch của bạn. Nếu phân vân chưa nhớ ra nên mang theo loại thuốc nào thì hãy check ngay một list thuốc cần phải mang theo khi đi du lịch sau đây.
Thuốc chống say tàu xe
Một trong những loại thuốc "không thể không mang" vào mỗi dịp du lịch chính là thuốc chống say tàu xe. Bởi say xe luôn là triệu chứng khiến bạn lo lắng, bất an trong mỗi chuyến du lịch. Nguyên nhân thường là do hệ thần kinh của bạn yếu, không thể cân bằng được khi di chuyển trên các phương tiện khác nhau.
*Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống say tàu xe:
- Uống thuốc trước khi khởi hành từ 30 - 45 phút để thuốc ngấm vào cơ thể và phát huy tác dụng tốt nhất.
- Không dùng thuốc khi uống đồ có cồn.
- Trước ngày khởi hành nên thư giãn tinh thần, tránh để căng thẳng, lo âu lấn át thần kinh.
- Nên ăn nhẹ một chút trước khi lên xe, tránh để cơ thể quá đói hoặc quá no.
- Chọn ngồi những hàng ghế đầu, phía trên để giảm bớt tình trạng xóc.
Thuốc giảm đau, cảm cúm
Khi di chuyển tới những vùng đất mới, việc thay đổi môi trường, khí hậu cũng có thể khiến bạn xuất hiện tình trạng đau đầu, cảm cúm... Để tránh làm ảnh hưởng tới cuộc vui cùng người thân, bạn nên mang sẵn những vỉ thuốc giảm đau và cảm cúm trong vali.
*Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau, cảm cúm:
- Không uống thuốc khi đói bụng, tốt nhất nên uống sau khi ăn khoảng 10 - 15 phút.
- Đọc kỹ liều lượng chỉ định trên bao bì thuốc, không uống quá liều quy định.
Thuốc chống dị ứng
Ở mỗi nơi bạn đặt chân tới đều sẽ có những món ăn mới lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên, cơ thể bạn cũng có thể phản ứng dị ứng với một số loại hải sản hay những thành phần nguyên liệu trong một số món ăn. Vì vậy, nếu gặp phải triệu chứng dị ứng, nổi mẩn ngứa trên da thì chắc chắn sẽ cần lắm những viên thuốc chống dị ứng để cứu nguy lúc này.
*Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng:
- Chỉ dùng đúng liều lượng được quy định trên bao bì thuốc, tránh uống quá liều.
- Không dùng thuốc cho những người có tiền sử mắc bệnh tim.
Thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa
Ngộ độc thức ăn và rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những triệu chứng thường gặp mỗi khi đi du lịch. Bởi khi tới những nơi khác nhau, sẽ thật khó để bỏ qua các món đặc sản hấp dẫn tại đây. Chính tâm lý này khiến bạn vô thức ăn uống mất kiểm soát, dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu... Nghiêm trọng hơn còn gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy... và ảnh hưởng tới tâm trạng khi đi chơi.
Ngoài uống thuốc theo liều lượng chỉ định trên bao bì thuốc, bạn cũng nên chú ý ăn thật nhiều rau xanh và trái cây trong mỗi chuyến đi để giúp cải thiện chức năng làm việc của hệ tiêu hóa.
Thuốc xịt chống muỗi, thuốc bôi côn trùng cắn
Với những nơi có không khí nóng ẩm, nhiều rừng rậm thì thường có rất nhiều muỗi đốt và côn trùng trú ẩn. Thế nên, bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình những chai thuốc xịt chống muỗi hay thuốc bôi côn trùng cắn để bảo vệ làn da của mình trong suốt chuyến đi. Điểm cộng cho những loại thuốc này là khi bôi hay xịt lên da sẽ thấm và khô ngay lập tức chứ không để lại cảm giác nhờn, bí.
Theo Helino
Những loại thực phẩm nên ăn khi say tàu, xe Say tàu, xe luôn là cảm giác rất khó chịu đối với nhiều người. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng của người bị say xe mỗi khi cần di chuyển bằng ôtô, tàu hỏa,... Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn khống chế được cơn say tàu, xe. Hãy sử dụng chúng để có một thể trạng tốt...