Từ xếp hạng của OECD, Việt Nam cần làm gì?
(GDVN) – Những ý kiến độc giả quan tâm tới vấn đề giáo dục nhân sự kiện giáo dục phổ thông Việt Nam xếp “hạng sang” trên thế giới bày tỏ với nhiều lí do khác nhau.
LTS: Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Nền giáo dục các nước không thể so sánh được, vì quá khác biệt”của tác giả Liên Hương, ngay hôm sau tác giả có nhận được nhiều ý kiến trao đổi.
Trong các ý kiến bày tỏ sự chia sẻ với tác giả, đáng chú ý có ý kiến của GS. Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam và ông Trương Gia Bình – Chủ tịch tập đoàn FPT.
Sau khi đọc bài “Nền giáo dục các nước không thể so sánh được, vì quá khác biệt”, GS. Trần Hồng Quân bày tỏ đồng quan điểm và hoan nghênh một ý kiến đóng góp bổ ích cho sự nghiệp giáo dục.
Trong khi đó, ông Trương Gia Bình lại cho rằng, toán học dường như đã được xem là môn học “vua” ở Việt Nam, được xem là nguồn cốt lõi để phát triển nhân lực. Vậy chúng ta cần làm gì để sức mạnh cốt lõi này làm cho dân giàu, nước mạnh?
Bên cạnh đó, hai ý kiến thẳng thắn đến từ các bạn trẻ cũng có góc nhìn lạ về bài viết trên. Để rõ hơn những quan điểm này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu các ý kiến trao đổi giữa bạn đọc và tác giả Liên Hương.
Ông Trương Gia Bình: Làm gì để dân giàu nước mạnh?
Video đang HOT
Sử dụng kết quả này cho phát triển. Chắc không cần kết quả xếp hạng, chúng ta cũng tin rằng học sinh Việt Nam khá toán và khoa gọc ở trình độ phổ thông. Đây là kết quả hiếm hoi ngay hôm nay Việt Nam đứng cao trên thế giới.
Bộ óc điện tử của nước Mỹ Green Span – Cực chủ tịch FED, đã khẩn thiết kêu họi cần học toán. Nước Mỹ cũng muốn và không làm được.
Có lẽ thầy Tạ Quang Bửu đã đưa toán thành môn học “vua” ở Việt Nam, phải chăng toán là năng lực cốt lõi của nguồn nhân lực Việt Nam? Vậy ta làm gì để sử dụng sức mạnh cốt lõi này cho dân giàu, nước mạnh?
Định hướng nguồn nhân lực và công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin. Thế giới đang đổi thay nhanh chóng với công nghệ mạng di động – dữ liệu lớn – điện toán đám mây, bảo mật và internet, đang thiếu trầm trọng hàng chục triệu kỹ sư trong lĩnh vực này, và tương lai còn thiếu trầm trọng hơn nhiều.
Nếu cả giáo dục và xã hội hướng các bạn trẻ Việt Nam vào lĩnh vực này thì khó tưởng tượng được tiền đồ đất nước.
Lo lắng cho giáo dục đại học
Quan điểm qua góc nhìn của độc giả Trần Mỹ Hạnh – Đại học Y Hà nội cho biết: Tôi được dự một Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện của Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Đích thân Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì. Số người tham dự khoảng 60 người và không bỏ về dù là ngày nghỉ.
Thực tế giáo dục Việt Nam đang đứng ở vị trí nào chắc hẳn nhiều người biết. Ảnh minh họa Xuân Trung
Thứ trưởng là người về sau cùng vì phải trả lời, đàm đạo với những cây cổ thụ của ngành giáo dục. Em thấy rất mừng và đã học được rất nhiều mà những nhà giáo dục nghề Y Việt Nam đang phải bỏ ra rất nhiều tiền đi tìm hiểu. Mô hình, chương trình đổi mới giáo dục phổ thông của Việt Nam sắp tới sẽ khắc phục được sự khác biệt mà chị tác giả nới ở bài trước.
Sẽ có những môn học nghe rất lạ như: Nghiên cứu khoa học kinh tế, học tập trải nghiệm sáng tạo, cuộc sống quanh ta, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội… Năm 2017 sẽ bắt đầu áp dụng chương này. Tôi thấy khởi đầu như vậy là rất tốt và hy vọng thành quả của học sinh phổ thông của Việt Nam còn tiến xa hơn nữa.
Tuy vậy, điều tôi lo lắng lại chính là giáo dục đại học. Gần đây mới thấy một số sinh viên đại học năm cuối của ta với khả năng tiếng Anh tốt và gia đình có điều kiện đã được hỗ trợ một phần kinh phí đi sang trao đổi chương trình mùa hè với một số nước.
Các em này lúc đi hào hứng, phấn khởi bao nhiêu lúc về lại cuống quýt bấy nhiêu vì bỏ mất hẳn một môn nào đó. Chưa kể các thầy cô Việt Nam không biết các tôi sang đấy học được năng lực gì? Chương trình như thế nào?
Ngược lại, sinh viên nước ngoài sang Việt Nam rất nhiều vì trong chương trình họ cũng có những học phần thâm nhập thực tế toàn cầu. Tuy nhiên khi sang đây, họ chỉ Hello- visiting study- và đi hạ long. Qua bằng chứng này, có thể thấy tính hội nhập và khoảng cách của giáo dục Việt Nam chính ở giáo dục đại học.
Đầu vào Đại học Y của chúng tôi toàn học sinh xuất sắc 27-28 điểm 3 môn, nhưng sinh viên Y Việt Nam nói riêng, và sinh viên đại học của Việt Nam nói chung khi đi cùng một chặng đường 3-4 năm đã bị bỏ lại một quãng khá xa so với các nước.
Vậy lý do tại sao? Có 1 Giáo sư người Nhật đã từng nói với các lãnh đạo ngành Y là muốn có học sinh giỏi thì phải có Thầy giỏi. Tuy nhiên, để có một thầy thuốc giỏi đã khó, đòi hỏi ông thầy đấy biết thế nào là dạy học dựa trên năng lực lại càng khó.
Người Bác sĩ trong thế kỉ XXI của Việt Nam có cần được giáo dục và trưởng thành từ một chương trình đổi mới hay không? Nếu bắt họ học suốt đời và coi đầu ra là phục vụ vùng sâu,vùng xa là nghĩa vụ như nước ngoài thì có được sự đồng ý của xã hội không? Chắc nhiều người biết Việt Nam là một trong số ít nước không phải thi chứng chỉ hành nghề mà vẫn đc cấp chứng chỉ hành nghề.
Môn toán chỉ là nền để dẫn tới các môn phục vụ cuộc
Một độc giả trao đổi thẳng thắn với tác giả Liên Hương: Tôi cũng đồng ý với là nền toán học cũng như chương trình giảng dạy toán phổ thông của Việt Nam rất tốt so với các nước khác. Nhưng toán chỉ là nền để dẫn tới các môn phục vụ cuộc sống như tin học, tự động , cơ khí…
Theo giaoduc.net