Từ vụ việc học sinh lớp 5 bị điện giật tử vong: Bài học cấp bách về an toàn thiết bị học tập
Giữa bộn bề những khó khăn đầu năm học liên quan đến công tác dạy và học trực tuyến thì thông tin về vụ việc học sinh H.H.D, SN 2011, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội bị tai nạn điện giật tử vong tại nhà riêng khiến các nhà quản lý, giáo viên và phụ huynh lặng đi vì thương xót.
Bài học về công tác phòng tránh tai nạn thương tích với trẻ em một lần nữa lại đặt ra trực diện và cấp bách với tất cả mọi người; trong đó có vấn đề an toàn thiết bị học tập.
Luôn trông chừng trẻ
Trong giai đoạn dạy và học trực tuyến, các thiết bị điện tử gồm: Máy tính, điện thoại thông minh, ti vi… thường xuyên được học sinh sử dụng với tần suất cao; trung bình vài tiếng/ngày. Tình huống hết pin, sạc pin, tắt/bật công tắc điện sẽ là thao tác được trẻ thực hiện với tần suất khá dày đặc. Tuy nhiên, kỹ năng sử dụng thiết bị đảm bảo an toàn thì không phải đứa trẻ nào cũng biết và cũng được chỉ dạy cẩn thận.
Qua khảo sát tại nhiều trường, nhất là trường thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội, tỷ lệ học sinh dùng điện thoại để học trực tuyến chiếm đa số, có trường đến 90% học sinh dùng điện thoại để học; trong số đó việc sử dụng điện thoại cũ, điện thoại giá rẻ, điện thoại đã chai pin khá phổ biến.
Học sinh sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) tần suất cao khi học trực tuyến
Thời khóa biểu của các trường, các cấp từ 3-5 tiết/ buổi hoặc 6-8 tiết/ngày; mỗi tiết 35-45 phút (tùy cấp) và chỉ được nghỉ 10 phút rồi lại nối tiết khác. Trong thời gian ấy, rất ít thiết bị có thể đảm bảo đủ pin hoạt động liên tục nên tình trạng phải sạc pin giữa giờ, vừa sạc pin vừa học là chuyện rất bình thường; đang xảy ra ở mỗi nhà, mỗi HS thuộc các trường học (trừ trường hợp dùng máy tính bàn).
Giờ học của trẻ được tổ chức trong giờ hành chính và vào các ngày thường nên bố mẹ, người lớn trong gia đình đi làm hoặc bận việc. Để yên tâm, các bố mẹ thường “huấn luyện” con về cách cắm sạc hoặc nhận biết dấu hiệu máy hết pin để con tự sạc; nhiều phụ huynh biết việc vừa sạc pin vừa sử dụng là nguy hiểm nhưng lại tặc lưỡi với suy nghĩ “chắc không sao” hoặc “máy hết pin thì buộc phải sạc để tiếp tục sử dụng”.
Vấn đề cũ nhưng cần nhìn nhận đúng
Theo Hiệu trưởng một trường Tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, qua vụ việc đau lòng xảy ra với học sinh H.H.D, có nhiều vấn đề cần nhìn nhận lại và được đặt ra cấp thiết, trong đó có 4 việc chính: An toàn thiết bị điện; an toàn hệ thống điện; trông chừng trẻ và tập huấn kỹ năng, kiến thức đảm bảo an toàn cho trẻ. Như vậy, cả 4 vấn đề trên đều cho thấy: Vai trò của người lớn; của gia đình và nhà trường là rất quan trọng. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, thiết bị để đảm bảo con sử dụng an toàn; bố trí thời gian, cách thức để trông chừng, quản lý trẻ; tập huấn cho trẻ các kỹ năng sử dụng thiết bị điện an toàn; đâu là giới hạn của việc được làm và không được làm… là những vấn đề được đặt ra và phải có biện pháp giải quyết.
An toàn thiết bị học tập, trong đó có thiết bị điện là kỹ năng phải tập huấn cho trẻ (ảnh minh họa)
Video đang HOT
An toàn thiết bị học tập, thiết bị điện là một phần trong công tác phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ em. Đây cũng là nội dung quan trọng được nhắc đi nhắc lại để các bên liên quan, trong đó có gia đình, nhà trường cần lưu ý để giáo dục, nhắc nhở và chung tay bảo vệ trẻ.
Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến, những tai nạn thương tích xảy ra trong hay ngoài nhà trường với học sinh đều hết sức đau lòng. Vụ việc thương tâm với HS H.H.D một lần nữa nhắc nhở mỗi gia đình, nhà trường cần lưu tâm trong việc phòng ngừa tai nạn thương tích, bảo vệ con trẻ.
“Trong thời gian học sinh và trẻ mầm non tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19, việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và học sinh cần có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ từ phía nhà trường và cha mẹ học sinh cũng như các người thân trong gia đình; đặc biệt là sự đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên từ giáo viên chủ nhiệm trong việc hướng dẫn, nhắc nhở học sinh các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra như điện giật, đuối nước, cháy nổ”- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh”.
Hiện trường vụ việc đau lòng
Về vụ việc của học sinh H.H.D, theo báo cáo của nhà trường, gia đình cho biết nạn nhân tử vong vào khoảng 7 giờ 30 phút tại nhà riêng. Thời gian đó mẹ con đi làm, bố chạy ra ngoài có việc riêng, ở nhà chỉ có hai anh em là H.H.D và em gái đang học lớp 3.
Theo lịch học hàng ngày của lớp H.H.D: Khoảng 7 giờ 50 phút các học sinh vào phòng học để điểm danh và 8 giờ bắt đầu tiết học đầu tiên (giáo viên chủ nhiệm báo cáo sĩ số với BGH nhà trường). Buổi sáng 10/9, do đường truyền mạng không ổn định nên cô giáo chủ nhiệm và một số học sinh không vào được phòng học đầu giờ sáng.
Sau khi hết tiết 2 môn Tin học, khoảng 9 giờ 15 phút, cô giáo chủ nhiệm vào phòng học nhưng không thấy H.H.D nên đã gọi điện cho phụ huynh và không liên lạc được.
Khoảng 11 giờ cùng ngày, có phụ huynh cùng lớp đã biết việc và báo với giáo viên chủ nhiệm rằng học sinh H.H.D. đã tử vong, người nhà đến phường báo tử. Phía nhà trường nhanh chóng nắm bắt, xác nhận thông tin và cử đại diện BGH, đại diện Hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm đến tham gia tang lễ, chia sẻ nỗi đau cùng gia đình nạn nhân.
Ngay sau khi nắm được thông tin về sự việc, thông qua Phòng GD&ĐT quận Đống Đa, Sở GD&ĐT đã gửi lời chia buồn tới gia đình học sinh bị tai nạn; đồng thời chỉ đạo ngành GD&ĐT Đống Đa và nhà trường thăm hỏi, chia buồn, hỗ trợ gia đình học sinh.
Nguyên nhân vụ việc đang được Cơ quan CSĐT, CA quận Thanh Xuân tích cực điều tra, làm rõ.
Bộ GD&ĐT sẽ ban hành văn bản hướng dẫn học trực tuyến an toàn
Bộ GD&ĐT cho hay, ngay sau khi có thông tin một học sinh ở Hà Nội bị điện giật tử vong khi đang ở nhà học trực tuyến, Bộ đã trao đổi với Sở GD&ĐT Hà Nội để nắm bắt sự việc. Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đây là sự việc rất đau buồn, đáng tiếc đối với gia đình em học sinh, với nhà trường và với ngành Giáo dục. Qua đây, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ, nhắc nhở, dạy cho các em học sinh một số kỹ năng cơ bản, đặc biệt là hướng dẫn và hỗ trợ học sinh tiểu học trong quá trình sử dụng các thiết bị học tập cũng như thiết bị trong gia đình, đảm bảo an toàn, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Về phía Bộ GD&ĐT, các đơn vị chức năng cũng đang khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn học tập trực tuyến an toàn tại nhà và mong các phụ huynh, thầy cô giáo cùng lưu ý triển khai.
Lùi thời gian bắt đầu năm học mới, được không?
Việc bắt đầu năm học mới khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, trang thiết bị học tập còn thiếu thốn, liệu có quá cập rập? Nên chăng cần lùi lại một thời gian nữa?
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, phương án dạy học trực tuyến được nhiều địa phương áp dụng. Tại TP.HCM, hôm nay (1-9), học sinh (HS) bậc THCS - THPT bắt đầu làm quen lớp. Ngày 6-9, HS sẽ bắt đầu năm học mới trên môi trường Internet.
Nhiều người đánh giá việc học trực tuyến khó có thể đạt hiệu quả, đặc biệt đối với HS lớp 1.
Việc học nên chậm lại, đặc biệt lớp 1, 2
"Nghĩ đến việc học trực tuyến sắp tới của con mà tôi thấy đau đầu" - chị Nguyễn Minh Tú (quận 12) rầu rĩ nói. Con chị năm nay vào lớp 1. Khi còn học lớp lá, bé phải nghỉ sớm vì dịch bệnh nên đến nay chưa có chút kỹ năng gì để chuẩn bị cho việc vào lớp 1. Vợ chồng chị là công nhân, không thể mua máy vi tính mà chỉ có thể cho con học qua điện thoại của cha mẹ, như thế rất hại mắt của bé.
"Tôi mong ngành giáo dục nên có giải pháp phù hợp hơn cho lớp 1. Con tôi giờ vào lớp 1 học trực tiếp còn khó, huống gì học qua điện thoại. Tại sao không lùi thêm 1-2 tháng nữa cho các bé tiểu học, nhất là lớp 1 và kết thúc năm học muộn hơn. Các bé chưa từng biết nề nếp, chưa biết ngồi trong lớp học như thế nào thì làm sao để bé học qua máy vi tính được" - chị Tú lo lắng.
Để chuẩn bị việc học trực tuyến cho hai con, lớp 2 và lớp 9, chị Phan Thị Hòa (TP Thủ Đức) cố gắng mua thêm một điện thoại và một máy vi tính.
Thừa nhận việc học trực tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng theo chị Hòa, TP không nên lùi thời gian bắt đầu năm học vì HS đã nghỉ quá nhiều. Việc học trực tuyến sẽ không hiệu quả như trực tiếp nên cần sự đồng hành của phụ huynh với thầy cô.
"Con tôi học, tôi phải giám sát chặt chẽ nếu không bé sẽ chơi game. Học trực tuyến rất khó nên cần xem lại việc bố trí lịch học cũng như thời lượng. Đối với tiểu học nên rút gọn các môn, chỉ chú trọng vào môn chính. Còn lớp 1, tốt nhất nên lùi thời gian nhập học, khi nào cuộc sống tạm trở lại bình thường hãy cho các con đến trường vì đây là lứa tuổi rất quan trọng, đòi hỏi phải rèn nề nếp, cầm tay chỉ việc" - chị Hòa nói thêm.
Học sinh tiểu học học online trong thời gian nghỉ học do dịch COVID-19, năm học 2020-2021. Ảnh: NQ
Mọi người cần thời gian chuẩn bị
"Phụ huynh, giáo viên, HS cần thêm thời gian chuẩn bị để bắt đầu năm học mới. Vì thế, tôi nghĩ nên lùi thời điểm bắt đầu năm học thêm một tháng nữa" - thầy B, giáo viên một trường THCS trên địa bàn quận 1, bày tỏ.
Thời điểm này, TP.HCM đang thực hiện giãn cách nghiêm ngặt, việc di chuyển rất khó khăn. Phụ huynh muốn mua sắm sách giáo khoa, trang thiết bị để phục vụ việc học cho con cũng không được. Mọi thứ để bắt đầu năm học mới đều rất ngổn ngang và bất cập.
Thầy B cho biết thêm, không chỉ phụ huynh, HS, giáo viên cũng cần có thời gian để sẵn sàng cho năm học mới. Trong thời điểm này nếu máy vi tính bị hư thì giáo viên làm sao có thể xử lý để dạy trực tuyến cho HS được. Bên cạnh đó, nhiều thầy cô chưa rành về công nghệ, họ cần có thêm thời gian để tập huấn.
"Bản thân tôi cũng là một F0 vừa mới bình phục. Nghĩ đến khoảng thời gian qua, tôi thấy thật khủng khiếp nhưng may mắn tôi chỉ bị nhẹ. Mẹ tôi cũng là F0 và giờ đang dần bình phục nên tôi mới có tâm trí lo cho công việc. Nếu mẹ tôi có chuyện gì chắc tôi cũng không có tinh thần để chuẩn bị giảng dạy. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, đâu phải ai cũng ổn như tôi lúc này" - thầy B nói thêm.
"Tôi gọi điện thoại cho một phụ huynh hỏi về việc học trực tuyến cho con, đầu dây bên kia là tiếng khóc nức nở, chị nói: "Mẹ vừa mất nên chưa làm được". Có HS cả cha mẹ phải đi cách ly, một mình em tự lo mọi việc và chăm sóc mình. Có em thì cha mẹ là cán bộ phường nên suốt ngày lo chống dịch. Những hoàn cảnh như vậy sao các em có thể tự tin tiếp thu bài vở, sao phụ huynh có thể để ý đến việc học của con. Vì thế, lùi việc học là cần thiết để tất cả mọi người có sự chuẩn bị, có tâm thế để bắt đầu năm học mới" - thầy B bày tỏ.
Đồng quan điểm, hiệu trưởng một trường tiểu học tại huyện Củ Chi cũng cho biết đây là câu hỏi chị nhận được rất nhiều từ phụ huynh trong những ngày qua. Họ gọi điện thoại thắc mắc sao sở không lùi thời gian năm học vì trong tình hình hiện nay ít gia đình nào có thể lo việc học cho con một cách chu toàn.
Vị này chia sẻ phụ huynh của trường đa phần là người lao động nghèo, họ chủ yếu sống trong các khu trọ. Dịch bệnh không có việc làm, họ chủ yếu chờ địa phương, mạnh thường quân hỗ trợ thực phẩm để sống qua ngày thì lấy đâu tâm trí lo việc học cho con. Chưa kể học trên môi trường Internet cần phải có thiết bị, có mạng. Nhưng với tình hình hiện nay, phụ huynh làm gì có tiền để mua những thứ đó.
"Theo tôi, nên lùi thời điểm bắt đầu năm học đến đầu tháng 10 hoặc hơn nữa. Khi dịch được kiểm soát hơn, phụ huynh sẽ có tinh thần để hỗ trợ nhà trường trong vấn đề học trực tuyến. Dạy trực tuyến muốn có hiệu quả chính là nhờ sự đồng hành của phụ huynh trong việc đốc thúc con học" - vị này nói thêm.
Địa phương có thể lùi thời điểm bắt đầu năm học nếu dịch bệnh phức tạp
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tiếp tục có công điện gửi chủ tịch UBND tỉnh, TP về việc tổ chức khai giảng và chuẩn bị năm học mới trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo Sở GD&ĐT sẵn sàng các phương án tổ chức dạy học, tăng cường các biện pháp chống dịch trong trường học.
Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực. Làm sao để HS ở khu vực đang giãn cách được hòa chung vào không khí khai giảng của địa phương và cả nước.
Đối với địa phương có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chủ tịch UBND tỉnh quyết định lùi thời điểm bắt đầu năm học mới cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát; dành thời gian trước mắt để tập trung chống dịch, động viên giáo viên vừa tham gia chống dịch theo sự phân công vừa chuẩn bị thật tốt để triển khai năm học mới khi điều kiện cho phép.
Tìm cách để học sinh vùng khó có đủ thiết bị học tập Thời điểm này, bên cạnh việc chuẩn bị tốt kế hoạch khai giảng và học trực tuyến đầu năm học mới, thầy cô giáo ở các trường thuộc xã vùng khó tại Hà Nội đang tích cực rà soát thiết bị học tập của những học sinh (HS) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những mong tìm giải pháp tốt nhất để...